Hôm nay,  

Sức Mạnh Của Chính Nghĩa

07/03/200500:00:00(Xem: 5908)
LTS: Trong những năm cuối của thế kỷ 20, và đầu thế kỷ 21, CSVN đã tận dụng tối đa sức mạnh tiền của, thế lực ngoại giao, cùng mạng lưới nằm vùng, và một số trí thức, chính trị gia thân cộng tại Úc, bí mật vận động thực hiện hàng loạt những âm mưu nhằm bất ngờ đưa chương trình tuyên truyền VTV-4 của CSVN vô đài truyền hình SBS. Sau nhiều năm tháng âm thầm cấu kết, bí mật hoạt động, cuối cùng, vào đầu tháng 10/2003, đài SBS đột ngột cho công bố quyết định, bắt đầu chiếu chương trình VTV-4 của CSVN kể từ ngày 6/10/2003. Quyết định này đã được Ban Giám Đốc SBS công bố mà không hề tham khảo với Ban Chấp Hành CĐNVTD/UC, mặc dù trước đó, Ban Giám Đốc SBS đã hứa sẽ thực hiện điều này trên giấy trắng mực đen. Sau đó, trong thời gian hai tháng đấu tranh làm rung chuyển cả thế giới, với sự lãnh đạo tài tình của BCHCĐNVTD /UC, với sự đoàn kết chặt chẽ của người Việt tự do tại Úc, cùng sự hậu thuẫn vô cùng to lớn của chính giới Úc, truyền thông báo chí Úc, nghiệp đoàn Úc,... cuối cùng, cộng đồng người Việt tự do tại Úc đã chiến thắng, và chương trình tuyên truyền VTV-4 của CSVN đã bị ban giám đốc SBS phải quyết định khâm liệm vĩnh viễn. Chiến thắng VTV-4 là một chiến thắng lịch sử, có tầm vóc quốc tế trên nhiều phương diện, mà cho đến nay, vì nhiều lý do, chúng ta vẫn chưa khai thác đầy đủ, nên nhiều âm mưu của CS vẫn chưa thể phanh phui; nhiều yếu tố bí mật dẫn tới chiến thắng vẫn chưa được đưa ra ánh sáng, nhiều bài học đấu tranh quan trọng vẫn chưa được rút tỉa... Để qúy độc giả có thể phần nào hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng lịch sử VTV-4 cách đây hơn một năm, sau đây SGT trân xin trọng giới thiệu tiếp bài viết "Sức Mạnh Chính Nghĩa" của BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch CĐNVTD/LBUC, trích từ cuốn "Sức Mạnh Đấu Tranh" do CĐNVTD/UC xuất bản, và hiện được bán tại các tiểu bang và lãnh thổ trên toàn nước Úc.

*

(Tiếp theo...)
Ruột tôi rối bời. Chỉ còn có 2 tuần lễ nữa là ngày biểu tình, là dịp để chứng minh sự phẫn nộ của người Việt đối với việc chiếu VTV4 trước công luận Úc, biết bao nhiêu việc cần phải làm, bao công tác cần sửa soạn, bao cuộc vận động chính giới, báo chí Úc phải thực hiện... Làm sao tôi có thể bỏ đi được"
Mấy ngày sau đó, trên tờ Dân Việt, Chủ bút Lưu Dân trong bài Quan Điểm của tờ báo, đã chia xẻ với tôi cái đau đớn của sự giằng xé giữa một bên là bổn phận đối với tập thể, một bên là tình huynh đệ, nghĩa gia đình. Có người bạn thông cảm được nỗi niềm riêng âu cũng là một an ủi. Sau này, gặp anh Lưu Dân trong một buổi sinh hoạt, tôi đã chân tình cảm ơn anh về những chia xẻ rất riêng tư đó. Một số rất đông các bạn bè và hội đoàn đoàn thể cũng điện thoại hỏi thăm hoặc đăng báo chia buồn khiến gia đình tôi rất cảm động. Vài tuần lễ sau đó, tôi hay tin mẹ của anh Hoàng Nam Trưởng đài 2VNR mất ở Việt Nam, và cũng chẳng biết làm gì hơn là điện thoại chia buồn. Tôi chắc chắn là anh cũng đã trải qua những giằng xé nội tâm có khi còn mạnh mẽ hơn tôi, vì anh cũng không về thọ tang mẹ được.

Những vận động với giới truyền thông

Gạt sang một bên nỗi buồn cá nhân, tôi lao vào việc vận động giới truyền thông Úc mà tôi đặt ưu tiên rất cao, vì hiểu rằng các cơ quan công quyền Úc đều rất sợ búa rìu truyền thông, và cách duy nhất để đem tin tức về cuộc tranh đấu chống VTV4 của CĐ người Việt đến cho cộng đồng Úc nói chung là qua truyền thông Úc. Cùng với chú Thạnh, hai anh em chia nhau fax cái Media Release của CĐ đến hàng trăm tờ báo, đài phát thanh và truyền hình Úc. Ngoài việc đó ra, tôi còn email một lá thư riêng đến cho khoảng một chục ký giả truyền thanh nổi tiếng, trong đó có Mike Carlton và Alan Jones, yêu cầu họ cho phép lên tiếng trình bày cuộc tranh đấu của CĐ người Việt trên làn sóng của đài họ.
Trong những văn thư cũng như trong cuộc nói chuyện với các ký giả, tôi luôn luôn xoáy mạnh vào 2 điểm mà tôi nghĩ sẽ có sức thuyết phục đối với họ. Thứ nhất là "Thời Sự" hoàn toàn nói tiếng Việt không có phụ đề Anh ngữ, đương nhiên đối tượng nhắm đến là khán giả gốc Việt. Nếu đại đa số người Việt đã lên tiếng phản đối không muốn xem "Thời Sự" thì việc SBS-TV tiếp tục chiếu chương trình này là phí phạm tiền đóng thuế của dân chúng Úc. Thứ hai là vấn đề trách nhiệm biên tập của SBS, một cơ quan truyền thông công cộng, không thể và không có quyền phát hình một chương trình tạo nhiều đau đớn, xáo trộn trong cộng đồng.
Chiến thuật vận động truyền thông này đã lôi kéo được nhiều ký giả nổi tiếng như Greg Sheridan (của tờ The Australian), Misha Ketchell (The Age), Andrew Bolt (Herald Sun), Stephen Smith (Sydney Morning Herald) viết những bài bình luận chỉ trích chủ trương thiên tả của SBS trên báo chí Úc vào đầu tháng 11. Các tờ báo địa phương ở vùng Fairfield, Bankstown, Hills District... cũng thường xuyên có những bài cập nhật tình hình của cuộc tranh đấu và phỏng vấn những người liên hệ. Tờ The Australian số ra ngày 12/11/ 2003 đã viết một bài "Quan Điểm", mạnh mẽ tấn công SBS-TV và đưa ra những lập luận vững chắc để phản bác lại những luận cứ bào chữa của SBS-TV. Tất cả những tiếng dội truyền thông đó đều có tác dụng mạnh mẽ, giúp một phần không nhỏ trong chiến thắng sau cùng của cuộc tranh đấu.
Vào ngày 16/10 John Stewart của chương trình Lateline thuộc đài truyền hình ABC mang một toán chuyên viên thu hình đến Cabramatta gặp tôi để phỏng vấn. Anh cũng yêu cầu tôi tìm cho anh vài người trong CD, một người thuộc giới trẻ và một cựu quân nhân bị ảnh hưởng bởi chương trình VTV4. Tôi đã giới thiệu cho John cô Hương Thảo, một sinh viên trẻ hoạt động tích cực và anh Phan Tuấn, một cựu sĩ quan pháo binh đã từng ở tù CS trong nhiều năm, giờ đây đang bị xáo trộn tâm thần vì chương trình Thời Sự đã khơi động lại những đau đớn tinh thần mà anh đã phải chịu khi còn ở VN. Cũng chính anh Tuấn này về sau đã được một tờ báo Úc địa phương (Fairfield Advance) tìm gặp và phỏng vấn, đăng một bài về hậu quả tâm thần do VTV4 gây ra trong CĐVN trên trang nhất, kèm theo tấm hình anh đang khóc, đã tạo nhiều xúc động trong cộng đồng Úc.
Qua chương trình Lateline, lần đầu tiên việc CĐ người Việt chống SBS-TV chiếu VTV4 được đưa lên màn ảnh truyền hình Úc. Ngày hôm sau 17/10, Liên Đoàn Các Hội Đồng Sắc Tộc (Federation of Ethnic Communities' Councils of Australia, viết tắt là FECCA) đã gửi cho SBS một lá thư phản đối việc SBS-TV cho chiếu VTV4. FECCA là một tổ chức có tính cách liên bang, và rất có uy tín đối với chính quyền và quốc hội Úc. Sự kiện FECCA lên tiếng chỉ trích SBS-TV, ra mặt ủng hộ lập trường của cộng đồng người Việt là một dấu hiệu tốt chứng tỏ là cuộc tranh đấu của chúng ta đã có tiếng vang, và đã lôi cuốn được sự biểu đồng tình từ các sắc tộc khác.

Sửa soạn cho cuộc biểu tình

Để sửa soạn dư luận và quảng bá rộng rãi về cuộc biểu tình, CĐ tổ chức 2 cuộc xuống đường, tại Bankstown vào Thứ Bảy 18/10 và tại Cabramatta ngày Chủ Nhật 26/10. Các anh chị em trẻ đã cùng với các hội đoàn đã tham gia hai cuộc xuống đường đó, phát truyền đơn và dùng máy phóng thanh kêu gọi cũng như lấy chữ ký vào các Kháng Thư, và đã được đồng bào đáp ứng nồng nhiệt, nhiều ngàn người đã ký tên phản đối trong hai ngày này.
Sáng sớm ngày 24/10, Mike Carlton của đài phát thanh 2GB đã phỏng vấn tôi qua đường dây trực thoại, và nhiều chục ngàn thính giả Úc đã nghe cuộc đối thoại giữa chúng tôi. Biết rằng đây là dịp bằng vàng để đưa cuộc tranh đấu của cộng đồng người Việt đến dư luận Úc, tôi cố trình bày ngắn gọn nhưng đầy đủ vấn đề VTV4 và những hậu quả nó đã gây ra trong CĐ, và những lý do tại sao chúng ta phải đấu tranh chống SBS-TV. Luận cứ chính mà tôi dùng để chứng minh sự sai trái của SBS-TV là việc phí phạm tiền đóng thuế của người dân Úc để giúp tuyên truyền cho một chế độ độc tài, là điều mà tôi nghĩ sẽ có sức thuyết phục mạnh đối với thính giả Úc. Mike Carlton rất tử tế và hết lòng ủng hộ cuộc tranh đấu của CĐ. Anh ta ba bốn lần thốt lên: "Tại sao SBS-TV lại có thể làm một việc vô lý như vậy"...". Mike cũng cho biết anh đã từng là một phóng viên chiến trường trẻ tại VN vào cuối thập niên 60, và nói rằng anh hoàn toàn hiểu được những xúc động của người Việt khi phải xem trên màn ảnh TV của SBS những hình ảnh gợi lại những đau thương mà nhiều người tị nạn Việt đã trải qua trong chiến tranh, trong các trại cải tạo CS và trong xã hội miền Nam trong những năm hậu chiến. Cuộc phỏng vấn trên 2GB dù ngắn, nhưng tôi cảm thấy phấn khởi vì đã có dịp quảng bá rộng rãi những dữ kiện cần phổ biến để kêu gọi thêm sự ủng hộ của cộng đồng Úc đối với cuộc tranh đấu của chúng ta.
Mấy ngày sau đó, chúng tôi bận bù đầu với công việc sửa soạn cho cuộc biểu tình: nào tiếp xúc xin phép Cảnh sát, nào gửi Media Release đi các cơ quan truyền thông Úc, nào liên lạc với các chính khách mời họ tham gia và phát biểu, nào in ấn truyền đơn, thực hiện biểu ngữ, placards...vv. BS Kiên cũng có sáng kiến vẽ nhiều hí họa châm biếm SBS-TV và nói lên sự phản đối của người Việt, được đưa lên website và vẽ trên nhiều placards cầm tay trong hôm biểu tình, rất được nhiều người tán thưởng. Điện thoại của tôi reo dường như bất tận, đầu óc làm việc liên tục từ sáng sớm đến tận khuya.
Tuy rất mệt mỏi và căng thẳng, nhưng mặt khác tôi cảm thấy phấn khởi vì rất nhiều hội đoàn cũng như đồng hương đã hăng hái dấn thân vào trận đánh này. Nhiều người tôi không hề biết như anh Chính, anh Hiệp, chị Hường...vv đã tự động đến tìm tôi, xung phong nhận lãnh công tác. Không những thế, tất cả các cơ quan truyền thông Việt ngữ đều tích cực nhập cuộc và hăng hái tiếp tay với CĐ trong việc cổ động và tổ chức cuộc biểu tình. Tất cả các báo Việt ngữ đều đăng hàng tuần Tâm Thư kêu gọi biểu tình của CĐ.
Đặc biệt các đài phát thanh tư nhân tại Sydney, ngoài việc thường xuyên phổ biến những tin tức cập nhật và cổ động đồng hương tham dự biểu tình trong tất cả các buổi phát thanh, còn tự động có những sáng kiến đóng góp riêng rất độc đáo và cụ thể. Đài Việt Nam Úc Châu của anh Nguyễn Đình Khánh thì nhận may hơn 3 ngàn lá cờ vàng ba sọc đỏ bằng lụa tốt, từ cỡ cầm tay cho đến những lá đại kỳ, để phát không cho người biểu tình. Đài Việt Nam Sydney của Đoàn Kim và Bảo Khánh thì đứng ra kêu gọi quyên góp trên đài để thuê 12 chiếc xe bus chở những đồng hương già yếu hoặc có con nhỏ từ Cabramatta, Bankstown và Marrickville đến trụ sở của SBS tại Artarmon. Đài 2VNR của Hoàng Nam thì có sáng kiến đặt in nhiều ngàn chiếc bong bóng bay màu vàng, trên đó có in lá cờ quốc gia và hàng chữ "No VC News on SBS-TV" màu đỏ, phân phát cho đoàn biểu tình. Những hiện tượng tự phát này khiến tôi cảm thấy ấm lòng và vững tin hơn vào chiến thắng sau cùng của CĐ người Việt.
CĐ cũng phải tổ chức nhiều buổi họp để phân công cho nhiều nhóm phụ trách những phần vụ khác nhau trong cuộc biểu tình. Chúng tôi đặt rất nặng phần an ninh, vì hai lý do chính: thứ nhất là nhiều đồng hương rất căm phẫn, có thể vì quá giận dữ mà bạo động, ném gạch đá vỡ cửa kính của SBS chẳng hạn; thứ hai là rất có thể sẽ có những phần tử phá hoại trà trộn vào đám đông, cố ý khích động và gây xáo trộn. Và bất cứ một hành động bạo động nào xẩy ra cũng sẽ làm nhơ chính nghĩa của cuộc biểu tình, tạo hình ảnh xấu, thiếu văn minh của cộng đồng người Việt dưới mắt truyền thông và xã hội Úc. Do đó, việc giữ gìn an ninh và hoạch định những biện pháp ngăn ngừa bạo động đã được Ban Tổ Chức bàn thảo rất kỹ. Các anh em trong Ban An Ninh (gồm các cựu quân nhân và thành viên của nhiều tổ chức chính trị) đều có mang máy walkie-talkie, chia ra một số mặc đồng phục để chứng tỏ sự hiện diện, một số mặc thường phục trà trộn trong đám đông để nghe ngóng và phát giác sớm những kẻ xấu. Ngay trong Lời Kêu Gọi Đồng Hương mà tôi đọc và thu vào CD nhờ các đài phát thanh phát ra nhiều lần trong những ngày trước cuộc biểu tình, và sau này khi nói chuyện với đám đông lúc mở đầu cuộc biểu tình, bao giờ tôi cũng nhấn mạnh vào điểm then chốt này và yêu cầu mọi đồng hương đều phải cảnh giác đề phòng kẻ xấu phá hoại, bảo vệ danh dự cho cộng đồng, và phải báo ngay cho các anh em trong Ban An ninh hoặc cảnh sát Úc khi thấy có kẻ mưu toan khích động bạo động.
Anh em cũng được dặn kỹ là phải kiểm soát tất cả những biểu ngữ và placards cầm tay dùng trong cuộc biểu tình để bảo đảm rằng nội dung của chúng là những câu đã được Ban Tổ Chức soạn thảo, ngăn ngừa tình trạng kẻ xấu có thể lợi dụng đưa vào những khẩu hiệu đi sai đường lối chung. Vì vùng Artarmon ở rất xa những khu động người Việt cư ngụ, phần lớn đồng hương không rành đường đến vùng này. Chúng tôi đã phổ biến trên các cơ quan truyền thông cách thức đi xe lửa đến ga St Leonards (ga xe lửa gần Artarmon nhất), và tổ chức một nhóm anh em rải người thường xuyên túc trực tại các trạm xe lửa trong ngày biểu tình để hướng dẫn đồng hương đến trụ sở SBS. Tôi cũng liên lạc với anh Hạnh, trước là nhân viên của một hãng xe bus, nhờ anh thuê dùm 2 chiếc xe bus chạy liên tục từ ga St Leonards đến trụ sở SBS để chở đồng bào. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.