Hôm nay,  

Văn Hóa VN Chôn Lối Sống CS

05/05/201700:00:00(Xem: 5520)

Việt Nam là một quốc gia dân tộc có 4.000 năm lịch sử, có nền văn hoá nhân bản, dân tộc, khai phóng, đã thành một nền văn minh hội đủ mọi phạm trù của một nền văn hoá quốc gia. CS chỉ là một chủ nghĩa chánh trị do một số người vọng ngoại du nhập từ Tây Phương vào, đã cướp chánh quyền ngoài Bắc VN khoảng 63 năm, trong Nam khoảng 42 năm. Đã áp đặt chế độ độc tài CS đảng trị toàn diện thống trị, muốn cào bằng văn hoá của người Việt Quốc Gia và mong thay thế với lối sống CS.

Nhưng sau 42 năm CS gồm thâu được cả nước, người ta thấy chánh sách phản văn hoá của CS thất bại thê thảm và qui luật tiến hoá của văn hoá bất chiến tự nhiên thành. Văn hoá người Việt Quốc Gia tuy bị trị nhưng nhờ cao hơn, chân thiện mỹ hơn đã khoả lấp lối sống của CS, theo định luật của khoa học thực nghiệm, luật bình thông nhau, cao sẽ tràn lấp thấp.

Như đã biết sau khi CS chiếm được chánh quyền ngoài Bắc, cũng như trong Nam, CS Bắc Việt đều ra sức cào bằng văn hoá của người Việt Quốc gia. Nhưng dĩ nhiên và tất yếu phải thất bại. Người Việt Quốc gia sống theo văn hoá Việt đã thành hình cả mấy ngàn năm thì CS sanh sau đẻ muộn ở Âu châu sau VN gần 40 thế kỷ thì làm sao có thể cào bằng được. Nhưng người CS say sưa chiến thắng làm đủ trò trống ruồi bu, kiến đậu, gọi dân quân là “Nguỵ”. CS tịch thu, đốt sách, đóng cửa báo tư nhân, cấm ca nhạc vàng. CS loan truyền từ CS “hồ hởi, phấn khởi, nhất trí, đồng tình” giống chữ Hán và cách nói nhanh xí xô xí xào như TC. CS đổi địa danh như Saigon thành HCM, Biên Hoà thành Đồng nai, Vĩnh Long thành Cửu long, Phong dinh thành Hậu giang.

Nhưng CS Hà nội càng ngày càng thất bại vì đi ngược với định luật của văn hoá, đi ngược qui luật xã hội học. Văn hoá nào cao sẽ tràn lấp văn hoá thấp. Văn hoá VN là văn hoá của người Việt Quốc gia có bề dài lịch sử 4.000 năm tức 40 thế kỷ do cả ngàn thế hệ kiện toàn, phát triển thì làm gì CSVN chỉ chưa tới một thế kỷ tuổi, lại du nhập từ Tây Phương có thể thay đổi thay thế văn hoá VN được. Rõ ràng nhứt văn minh Trung hoa lâu đời, sâu rộng hơn lối sống của người Mãn Châu là quân nhà Thanh xâm chiếm, thống trị Trung Hoa, nhưng giai cấp thống trị nhà Thanh bị Hán hoá từ triều cương, đến chữ viết, lề thói ẩm thực của người Trung hoa bị trị. Nhà Thanh chỉ còn giữ cái đuôi sam của mình mà thôi sau suốt cả trăm năm cai trị Trung Hoa.

Sau gần 42 năm CS thống trị cả nước người ta thấy lối sống của CS non hơn, thấp hơn. Còn văn hoá VN có tính nhân bản, dân tộc, khai phóng đã trở thành văn hoá, văn hiến, văn minh VN khoả lấp lối sống CS dù nhà cầm quyền CS dùng quyền lực độc tài thống trị nhiều lần cào bằng để thay vào đó lối sống CS.

Văn hoá có nhiều phạm trù, nhiều thành tố, từ văn hoá vật thể như ẩm thực, kiến trúc đến văn hoá tinh thần như chữ viết, lễ hội. Trong phạm vi bài này chỉ xin phân tích hai phạm trù mà người Việt, báo chí trong ngoài nước thường đề cập.

Một về món phở. Trong đề mục lớn lao và quan trọng Quốc Hận Việt Nam, VOA, tiếng nói chánh thức của chánh phủ Mỹ vẫn có đi một bài về liên quan đến một phạm trù văn hoá ẩm thực VN. Đó là món phở trước và sau 30-04-1975. Đây là một món ăn tuy là món phụ, ăn chơi, nhưng rất khác biệt giữa thời kỳ của Việt Quốc gia và Việt CS. Đó là món Phở Sài Gòn xưa thời Việt Nam Cộng Hoà khác với Phở Hà nội thời Việt Nam Cộng sản. Bài “Phở Saigon” trên VOA ngày 20-04- 2017 viết, “ Từ một món theo dòng di cư, rồi thăng trầm suốt thời gian khốn khó sau năm 1975, đến nay phở hương vị Sài Gòn thật sự là món gợi nhớ thương của bất kỳ ai từng có dịp thưởng thức ẩm thực Sài Gòn.

“Sau 42 năm, giờ đây Sài Gòn có hai dòng phở chính: phở Bắc di cư vào Sài Gòn thập niên 50 và phở Bắc xuôi Nam theo chân những người cộng sản… Những quán phở truyền thống Bắc di cư hay Sài Gòn là phở ngọt tự nhiên từ xương hầm, chứ không từ bột ngọt như dòng phở quốc doanh từ Hà Nội vào, như lời chị Thúy.”

“Người ta nói rằng phở Sài Gòn phóng khoáng hào sảng như tính cách người miền Nam khi thực khách nhẩn nha ngắt lá húng quế, có khi cả rau om, ngò gai. Có khách còn cho cả giá trụng, đầu hành trụng vào tô phở, thêm chút nước béo vàng ngậy nữa.”

Đọc tin này trên VOA, người Việt ty nạn CS sau 30-4 nhớ. Đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam đem món phở Bắc vào Saigon biến nó thành món ăn sáng, trưa, tối như món hủ tiếu. Còn đồng bào Miền Nam di tản qua các quốc gia tiền tiến Âu, Mỹ, Úc đã biến món phở của người Việt quốc gia thành món quốc tế. Chữ phở của VN đã biến thành chữ pho của tiếng Anh là tiếng nhiều dân tộc dùng nhứt. Nhưng món pho phổ thông với quốc tế cũng là gốc Saigon, tức nước súp nấu bằng xương, chớ không bỏ bột ngọt mà người ở xứ CS Bắc Việt gọi là “mì chính” là gia vị các nước văn minh không xài nữa, ăn nhiều sẽ bị dị ứng cứng môi dân Âu Mỹ gọi là triệu chứng Trung Hoa.

Thứ hai, những từ CS như “hồ hơi, phấn khơi,” v.v... do CS Bắc Việt đem vào đã thành tử ngữ. Người Việt trong nước, kể cả người CS gốc Miền Nam cũng tránh không xài. Trái lại tiếng Việt của nền văn hoá VN quốc gia, văn minh VN ngày càng phát triển trong cũng như ngoài nước vì tính nhân bản, dân tộc, khai phóng của nó.

Văn hoá theo định nghĩa là những giá trị, chuẩn mực tinh thần hay vật chất mà một tập thể người, lớn nhứt là dân tộc chấp nhận và tuân theo. Văn hoá cũng có nghĩa bình dân là lối sống được nhiều người chấp nhận. Do vậy văn hoá có nghĩa tích cực chớ không có nghĩa tiêu cực. Văn hoá hàm súc chân thiện mỹ. Ngược lại là vô, phi, hay phản văn hoá tức là xấu. Nên những chữ như “văn hóa mắng chửi”, “văn hoá bún mắng, cháo chửi”, mà trong nước xài là chữ dùng sai. Phải nói thói xấu, tệ trạng mắng chưởi để người ta tránh đi hay tẩy chay những người “mới giàu” mở quán lấy tên Tây Lotteria mà dốt văn hoá mẹ đẻ của mình ngay tại Hà nội hay những người có đầu óc vô văn hoá Việt kỳ thị Nam Bắc, ngạo giọng địa phương của người Nam, Bắc hay Trung.

Trái lại, năm nào người Việt Hải ngoại cũng có tổ chức thi hoa hậu Áo Dài, đấu Võ Việt, diễn hành văn hóa Tết, lễ Hội Vua Hùng dựng nước, rước đất thiêng, giỗ vua Quang Trung, lễ tết cổ truyền, v.v... ngay trong lòng văn minh Tây phương, Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc Châu. Lễ lộc gì cũng chào cờ nền vàng ba sọc đỏ, tưởng niệm anh linh tử sĩ, thành một nghi thức.

Thư tịch Việt Nam thêm một bộ môn về văn hoá, văn học người Việt Hải ngoại. Khó mà kể hết những tác phẩm viết về người Việt Hải ngoại đã phát hành. Và còn dài dài nhiều những tác phẩm về loại ấy nữa. Nhiều đại học Mỹ, nhiều cơ quan chánh phủ và phi chánh phủ đã cấp quỹ tài trợ những dự án nhân dạng về người Mỹ gốc Việt. Viện bảo tàng Tiểu bang Cali, Viện Bảo Tàng Simithsonian chuyên về nghệ thuật Nhân Loại đang hình thành phòng trưng bày về người Mỹ gốc Việt. Việt Báo “Viết Về Nước Mỹ” và hầu như tất cả báo chí, sách vở tiếng Việt đều có và đã đề cập đến cuộc hành trình đầy gian khổ nhưng đầy vinh quang này. Và còn dài dài nữa… chưa cạn ý.

Trong nước sách vở xuất bản trước 1975 được đồng bào trân trọng và xuất hiện trên thị trường, một số được nhà cầm quyền cho phép.

Nhạc vàng CS tịch thu, cấm đoán xuất hiện tại nhà đồng bào, vị trí vui chơi, và tràn đầy trên không gian Tin Học. Ca nhạc sĩ trước 30-4-75 có người về nước trình diễn, giá vé rất cao, khách chật rạp./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.