Hôm nay,  

Tư Bản TQ Bơm Tiền Mua Nhiều Hãng VN

27/04/201700:00:00(Xem: 3706)
HANOI -- Nhiều công ty Trung Quốc bơm tiền lặng lẽ thâu tóm nhiều công ty Việt.

Báo Vietnam Finance cho biết tình hình như trên qua bản tin “Bóng dáng ông chủ Trung Quốc sau các dự án, doanh nghiệp Việt”...

Bên cạnh việc đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang âm thầm thâu tóm các doanh nghiệp Việt và nhiều dự án bất động sản lớn.

Bản tin kể về dự án trên đảo Đại Phước - giáp ranh Sài Gòn – Đồng Nai, dự án Khu đô thị Đại Phước Lotus do VinaCapital làm chủ đầu tư, vừa được bán phần lớn cổ phần cho China Fortune Land Development (CFLD), Tập đoàn xây dựng và kinh doanh bất động sản của TQ.

Cụ thể, hai quỹ đầu tư do VinaCapital quản lý là VOF cùng VNL đã bán toàn bộ cổ phần tại Đại Phước Lotus - một dự án phát triển nhà ở và khu dân cư tại Đồng Nai cho CFLD. Thương vụ này mang về cho VOF khoản doanh thu thuần 16,5 triệu USD (374 tỷ đồng). Trong khi đó, với tỷ lệ sở hữu cao hơn, phía VNL thu về 48,8 triệu USD (1.105 tỷ đồng).

Dự án Đại Phước Lotus có diện tích 198,5ha được VNL mua vào năm 2007 bao gồm 6 khu vực phát triển, hiện dự án đang giai đoạn đầu xây dựng và kinh doanh tại 1 khu.

Đại Phước Lotus nằm ở vị trí đắc địa, thuận lợi giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy, liền kề sông Đồng Nai, tiếp giáp quận 2 và quận 9 TP.SG, cách trung tâm TP.SG khoảng 16km, cách sân bay quốc tế Long Thành khoảng 16hm và gần các tuyến giao thông quan trọng gồm Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51A, Cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Báo Vietnam Finance nói rằng như vậy, dự án Đại Phước Lotus đã chính thức về tay ông chủ người Trung Quốc sau 10 năm VinaCapital quản lý. Đáng chú ý, theo thông tin từ StoxPlus, VinaCapital - công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam từng được Tập đoàn SW Kingsway Capital của tỷ phú Hồng Kông Jonathan Choi (chủ sở hữu tòa nhà Sunwah, quận 1, TP.SG) mua lại 10% vốn cổ phần với mức giá khoảng 19 triệu USD.

Ngành thức ăn chăn nuôi... các công ty TQ cũng ra tay: Thâu tóm C.P Việt Nam cũng là một trong những thương vụ quan ngại. Công ty mẹ CPG ở Thái Lan đã nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ ở CP Việt Nam (71%) cho công ty con - Công ty Pokphand (CPP) trụ sở ở Hong Kong. Thương vụ chuyển nhượng trị giá 609 triệu USD công bố vào năm 2011.


71% cổ phần C.P Việt Nam thuộc về Công ty Pokphand (CPP) - nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Trung Quốc.

Sự chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong nội bộ một tập đoàn là điều thường thấy trong kinh doanh. Tuy nhiên, CPP hoạt động ở thị trường Trung Quốc và chiếm thị phần nhất định ở thị trường này. Đáng lo ngại hơn, khi Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hàng năm Việt Nam phải nhập 50% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.

Ngành cà phê cũng thế.

Một thương vụ thâu tóm khác của nhà đầu tư Trung Quốc cũng nhận được nhiều quan tâm đó là tháng 12/2013, Vinacafe Biên Hòa (mã chứng khoán: VCF) đã bán 62 triệu cổ phiếu, chiếm khoảng 23,3% vốn điều lệ công ty cho quỹ Gaoling Fund LP - một quỹ của nhà đầu tư kín tiếng Trung Quốc. Ngày 25/12/2013, Gaoling trở thành cổ đông lớn của Vinacafe Biên Hòa và duy trì nắm giữ từ đó tới nay.

Sau khi Tổng công ty Cà phê Việt Nam "sang tay" toàn bộ vốn góp cho Masan Beverage cuối năm 2015, Vinacafe chỉ còn hai cổ đông lớn là Masan Beverage (60,16% vốn) và Gaoling Fund LP (23,3%). Quỹ Gaoling Fund bắt đầu trở thành cổ đông lớn của Vinacafe sau khi mua 6,2 triệu cổ phiếu và duy trì nắm giữ từ cuối năm 2013 tới nay.

Gaoling Fund có trụ sở tại "thiên đường thuế" Cayman Islands, đây cũng là nơi mà các công ty quản lý quỹ như VinaCapital, Mekong Capital đặt trụ sở.

Quỹ đầu tư Trung Quốc - Gaoling trở thành cổ đông lớn của Vinacafe.

Cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng từ phía lãnh đạo Vinacafe về quyết định bán cho quỹ Gaoling Fund một tỷ lệ lớn như vậy hay Vinacafe có lo ngại về sự hiện diện của quỹ này sẽ ảnh hưởng hoặc tiến gần đến kiểm soát Vinacafe. Chỉ biết lãnh đạo công ty vẫn khẳng định rằng Vinacafe "mãi mãi là của người Việt".

Và một số trường hợp tương tự. Khi phần lớn kinh tế Việt Nam trở thành tài sản trong tay các ông chủ Trung Quốc... viễn ảnh lệ thuộc thấy rõ là khó thoát được.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.