Hôm nay,  

Apple Không Cho Các Nhà Tái Chế Lấy Lại Linh Kiện Cũ

25/04/201700:00:00(Xem: 2662)

blank
blankKhoảng cuối tháng 04/2017, Apple công bố Báo cáo Trách nhiệm Môi trường, một nỗ lực hàng năm của hãng nhằm chứng minh cho công chúng rằng Apple là một công ty tiến bộ, thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, sau đó, Apple đang cố gắng tìm cách kéo dài tuổi thọ sản phẩm của hãng. Kế hoạch mới của Apple là chế tạo các thiết bị iPhone và máy tính hoàn toàn từ vật liệu tái chế, thông qua việc ép ngành công nghiệp tái chế phải tự cải tiến chính mình. Theo trang Motherboard tìm hiểu được từ quyền Tự do Thông tin (Freedom of Information) cho thấy, những hành động hiện nay của Apple đang ngăn cản bước tiến của ngành tái chế.

Cụ thể, Apple đang ngăn cản phương thức làm việc tốt nhất mà ngành tái chế có thể làm: thay vì để thu hồi nguyên chiếc điện thoại hoặc máy tính từ bãi phế thải, công ty ép các xưởng tái chế nghiền vụn iPhone và MacBook ra để chúng không còn có khả năng sửa nữa. Apple muốn biến những đồ điện tử cũ thành những mảnh kim loại vụn và kính vỡ.

John Yeider, người phụ trách chương trình tái chế của Apple, trích trong “Báo cáo về Chương trình Hoàn trả”, được nộp lên Ban kiểm soát Chất lượng Môi trường Michigan hồi năm 2013: “Vật liệu được tháo gỡ ra bằng tay và bằng máy sẽ được nghiền vụ ra thành những mảnh kim loại, nhựa và kính có kích cỡ nhỏ. Toàn bộ ổ cứng bị nghiền vụ ra thành những mảnh nhỏ. Những mảnh nhỏ sau đó được phân loại theo thành phần của chúng. Sau đó, vật liệu được bán lại và dùng trong việc sản xuất sản phẩm mới. Không tái chế. Không thu nhặt linh kiện cũ. Không bán lại”.

Apple là một nhà sản xuất chứ không phải là một công ty tái chế thiết bị. Dù robot tái chế của hãng có vẻ khá hào nhoáng, nhưng chúng chỉ có thể tháo gỡ được 2.4 triệu thiết bị điện thoại mỗi năm – con số quá nhỏ so với số 215.3 triệu iPhone được bán ra vào năm 2016. Đa số thiết bị không về được với Apple, và hãng cũng sẽ không xử lý được hết con số 200 triệu máy.

Dù vậy, Apple vẫn có trách nhiệm tái chế hàng nghìn tấn đồ điện tử mỗi năm do luật “trách nhiệm nhà sản xuất” của từng bang nước Mỹ yêu cầu: mỗi năm, các công ty điện tử phải tái chế lượng rác thải điện tử dựa trên lượng thiết bị bán ra trong bang.

Những tài liệu liên quan tới việc tái chế mà Motherboard thu thập được xác nhận rằng: hầu như toàn bộ hoạt động tái chế của Apple dựa vào bên thứ ba; các sản phẩm của Apple chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động tái chế của toàn bộ công ty; Apple có một thỏa thuận “bắt buộc phải nghiền nát sản phẩm” với những xưởng tái chế, ngăn chặn việc lấy lại các linh kiện điện tử của họ từ đống phế liệu.


Dưới quyền kiểm soát của Apple, hãng sẽ có toàn quyền quyết định với mọi rác thải công nghệ mà xưởng tái chế thu được. Apple đưa ra quyết định phá hủy mọi thứ thu được, kể cả những thiết bị vẫn có thể sửa được, tân trang được và bán lại được. Nên Apple không chỉ ngăn cản sản phẩm của hãng bị tận dụng lại, mà còn đảm bảo rằng mọi thứ sẽ đều bị nghiền nát ra thành từng mảnh.

Báo cáo tái chế từ bang Illinois trong năm 2013 cho thấy phần lớn những thiết bị thuộc chương trình tái chế của Apple gồm có TV, máy in, đầu DVD, máy tính và màn hình. Do đồ điện tử nặng, việc tái chế được tổng kết lại với số kg của từng thiết bị chứ không phân loại theo từng hãng.

Còn trong tài liệu mà Apple nộp lên Ban Chất lượng Môi trường Bắc Carolina vào tháng 09/2016 cho thấy chính sách “phải phá hủy mọi thứ” vẫn không đổi trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, việc tái chế iPhone và MacBook không tối ưu. Ổ cứng của MacBook có thể được thay thế dễ dàng. Việc tái chế các sản phẩm của Apple sử dụng những công cụ phá hủy dữ liệu công nghiệp, nhưng việc bảo mật dữ liệu hoàn toàn có thể thông qua các phương pháp nhẹ nhàng hơn, không cần tới việc phá vụn chiếc điện thoại hoặc máy tính.

Kyle Wiens, CEO của iFixtit nhận định rằng việc tái chế điện thoại chỉ là giải pháp cuối cùng, vì những kim loại đất hiếm trong đồ điện tử sẽ mất đi hoàn toàn nếu phá hủy toàn bộ thiết bị. Việc sửa chữa và tái sử dụng sẽ kéo dài thời gian sử dụng của những vật liệu nằm bên trong chiếc điện thoại.

John Bumstead, người chuyên tân trang sản phẩm, bán những chiếc MacBook được ghép lại từ những thành phần bỏ đi từ những chiếc máy tính cũ, chia sẻ: “Vứt bỏ sản phẩm Apple cũ là một quyết định tài chính sai lầm. Một sản phẩm cũ vẫn đáng giá vài trăm USD và người sử dụng sản phẩm biết rõ điều đó”.

Dù CEO của xưởng tái chế ECS tỏ thái độ không đồng tình với chính sách của Apple, nhưng đây là yêu cầu mấu chốt từ một số nhà sản xuất. Họ coi trọng nhãn hiệu và yếu tố bảo mật trong sản phẩm của mình hơn là việc tái chế đồ điện tử. Apple vẫn đang khẳng định rằng họ là một công ty thân thiện với môi trường, mong muốn cách mạng hóa ngành công nghiệp tái chế, nhưng những gì Apple đang làm có vẻ như lại đang kìm hãm sự phát triển của ngành tái chế.

Theo: Nguoivietphone.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.