Hôm nay,  

Mỹ: Đàn Áp Còn Trầm Trọng; Csvn: Mỹ Kém Khách Quan

3/2/200500:00:00(View: 5275)
HÀ NỘI - Phát ngôn viên Lê Dũng của Bộ ngoại giao CSVN hôm thứ ba lên tiếng bác bỏ các đánh giá về tình hình nhân quyền tại VN trong báo cáo năm 2004 của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ mà Lê Dũng mô tả là không khách quan.
Báo Nhân Dân thuật lời Lê Dũng khẳng định rằng Hà Nội chủ trương xây dựng 1 nhà nước pháp quyền, thực hiện các mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
CSVN có tên trong danh sach các quốc gia cần quan tâm đặc biệt trong báo cáo nhân quyền 2004 của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Cũng báo Nhân Dân đưa tin Tổng Liên Hội hội thánh Tin Lành miền nam có ghi danh với nhà nước hôm thứ ba họp đại hội tại Saigon, quy tụ các đại biểu từ 34 tỉnh, thành phố miền nam.
Trong khi đó, thông tấn Hoa Kỳ VOA loan tin về nhân quyền của Việt Nam.
Theo thông lệ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vừa công bố phúc trình thường niên về thành tích nhân quyền của các nước trên thế giới trong năm 2004. Sau đây là một vài nét đại cương trong phần liên quan tới Việt Nam:
Theo phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thành tích nhân quyền của chính quyền Việt Nam hãy còn kém cỏi, và nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục có những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tài liệu này nói rằng chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục khước từ, không cho các công dân trong nước được quyền thay đổi chính phủ. Nhiều nguồn tin cho biết rằng các lực lượng an ninh đã bắn, bắt giữ, đánh đập và có trách nhiệm về sự mất tích của nhiều người trong năm qua. Ngoài ra có tin tố cáo công an Việt Nam đôi khi vẫn đánh đập các nghi can trong các vụ bắt bớ, giam cầm, và thẩm vấn. Một số công dân và du khách nước ngoài đã bị câu lưu, một số vụ bắt bớ vẫn xảy ra chỉ vì đương sự đã bày tỏ chính kiến hay quan điểm tôn giáo một cách ôn hòa.
Vẫn theo phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, các điều kiện trong các nhà giam tại Việt Nam trong năm qua rất khắc nghiệt, nhưng không đến nỗi quá đáng, xét mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Phúc trình về thành tích nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Mỹ còn tố cáo Việt Nam đã khước từ quyền của công dân được xét xử công bằng và nhanh chóng. Chính phủ Việt Nam cũng bị cáo buộc là vẫn tiếp tục cầm giữ các tù nhân chính trị và tôn giáo, hạn chế các quyền riêng tư của công dân, mặc dù Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng ghi nhận là khuynh hướng giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào cuộc sống hàng ngày của phần lớn công dân, vẫn tiếp tục.

Phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ nói rằng chính phủ Việt Nam hạn chế một cách đáng kể các quyền tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do hội họp và lập hội. Nhà nước Việt Nam tiếp tục chính sách bấy lâu nay, là không dung chấp hầu hết mọi hình thức bất đồng quan điểm công khai, và tăng cường các nỗ lực theo dõi cũng như kiểm soát việc dân chúng tiếp cận và sử dụng mạng lưới thông tin internet. Tuy nhiên, phúc trình ghi nhận rằng chính quyền Việt Nam đã cho phép một số giới chức dân cử và một số thường dân tham gia một số diễn đàn được chấp thuận, được nhiều quyền tự do hơn để bày tỏ ý kiến và lập hội. Các lực lượng an ninh Việt Nam tiếp tục thực thi các biện pháp hạn chế các cuộc tụ tập công khai và cấm du hành đến một số khu vực trong nước, đặc biệt đến vùng Tây Nguyên, và vùng Cao Tây Bắc.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng cáo buộc chính quyền Việt Nam hạn chế quyền tự do tôn giáo, đồng thời cấm hoạt động đối với các tổ chức tôn giáo không đăng ký với nhà nước.
Nhưng bên cạnh các điểm tiêu cực như vừa được đề cập đến, phúc trình về nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng ghi nhận một số điểm tích cực như sau:
Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục các nỗ lực nhằm củng cố các cơ chế qua đó các công dân được đưa kiến nghị lên chính phủ, tạo điều kiện cho các nạn nhân bị đối xử bất công được đòi bồi thường. Ngoài ra, chính quyền Việt Nam cũng đạt được những bước tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện sự minh bạch về mặt pháp lý, có lợi cho các hoạt động doanh thương. Nhưng chính quyền Việt Nam không cho phép các tổ chức bênh vực nhân quyền được hình thành và hoạt động.
Trong một nỗ lực nhằm đáp ứng những lời chỉ trích của thế giới về các vấn đề nhân quyền, điều tra những lời cáo buộc về các hành vi vi phạm và thực thi tốt hơn những quy định về bảo vệ quyền làm người, chính quyền Việt Nam đã thành lập một Ủy Ban thường trực liên bộ về các vấn đề nhân quyền.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người dân VN vì sống ở quê nhà khổ quá nên ai cũng muốn tìm đường đi ra nước ngoài để làm ăn kiếm tiền giúp bản thân và gia đình, vì vậy mới dễ làm mồi cho các cá nhân và tổ chức buôn người lợi dụng, như trường hợp ông Lâm Nguyên Bách ở tỉnh Phú Yên bị gạt đi di dân lậu qua Mỹ rồi phải quay về để tiền mất tật mang
Hôm 13 tháng 11 là ngày bắt đầu phiên xử Luật Sư Trần Vũ Hải tại Nha Trang, nhưng công an đã bao vây tại phiên tòa không cho ai vào dự kể cả phóng viên báo quốc doanh
Westminster (Bình Sa)- - Tối thứ Ba ngày 12 tháng 11 năm 2019, tại hội trường Thành Phố Westminster số 8200 Westminster Blvd CA.92683, Nhóm Westminster United do ông David Johnson, phát ngôn viên của nhóm đã tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa vận động cử tri tham gia ghi tên bãi nhiệm ba vị dân cử thành phố, bao gồm Thị trưởng Tạ Đức Trí, Phó thị trưởng Kimberly Hồ, và Nghị viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Hậu về ôm bà Hai nức nở thủ thỉ: - Con khổ quá mẹ, bác sĩ nói con vô sinh!
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Phật tử đến chùa đã quen dần với hình ảnh Đức Phật Di Lặc có sáu chú điệu (lục tặc: 6 tên giặc) chơi giỡn, thọc loét và ngoáy rún của ngài. Hình ảnh đã để lại một bài học chánh niệm tự tại rất dễ thương.
Ngày 09 tháng 11 năm 1989 – nhân dân Đức hai miền đã phá sập bức tường Bá Linh. Một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất nước Đức sau đó 11 tháng và một loạt cách mạng lật đổ chế độ CS độc tài các nước Đông Âu và Liên Xô.
Nền kinh tế Anh tăng trưởng yếu nhất gần 1 thập kỷ trong quý 3 vừa qua, khi những bấp bênh xung quanh vụ "ly dị" chưa có hồi kết giữa Anh với Liên minh Châu Âu (EU) – hay còn được gọi là Brexit - tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế.
MEXICO - TT Morales bị tố cáo gian lận bầu cử, bị quần chúng xuống đường biểu tình bao vây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.