Hôm nay,  

VN: Đường Không Vỉa Hè, Người Đi Bộ Phải Phạm Luật Giao Thông

16/04/201700:00:00(Xem: 4074)
Xưa nay, ở Sài Gòn bên cạnh các con đường có vỉa hè rộng rãi để người dân có thể đi bộ, đậu xe vẫn có những tuyến đường không có vỉa hè hoặc coi như không có vỉa hè vì phần diện tích này chỉ bằng một, hai ô gạch, theo Thanh Niên (TNO).

Có thể nêu ra ngay các tuyến đường "có cũng như không có vỉa hè", đó là: Ung Văn Khiêm (Q.Bình Thạnh), Trần Quang Diệu (Q.3), Đất Thánh (Q.Tân Bình), Trần Mai Ninh (Q.Tân Bình).v.v... Tại các tuyến đường này, nhiều nhà dân nằm sát mép đường, chủ nhà chỉ cần mở cửa đưa tay ra ngoài là có thể chạm được xe cộ đang lưu thông. Một số con đường khác thì có vỉa hè thật sự nhưng phần diện tích này chỉ có thể được tính bằng... một hoặc hai ô gạch.

TNO nêu trường hơp đường Ung Văn Khiêm (đoạn từ Điện Biên Phủ đến D1), hầu như những căn nhà tại đây đều có cửa tiếp giáp với mép đường. Thậm chí, có nhà vì quá chật chội nên khi đi đâu về đành để xe máy lấn ra ngoài lộ hoặc để luôn phía dưới lòng đường.

Bà Bùi Thị Lệ (54 tuổi, ngụ đường Ung Văn Khiêm) cho biết, cửa nhà bà cũng nằm sát lòng đường từ mấy chục năm nay. Để giải quyết vấn đề đậu xe, bà phải xây dựng phần nhà lùi sâu khoảng 6 m, vừa để kinh doanh buôn bán vừa để có nơi dựng xe trong nhà.

blank
Đường Trần Quang Diệu (Q.3) coi như không có vỉa hè vì phần diện tích này quá nhỏ, có chỗ cửa nhà người dân mở ra là chạm lề đường.

Để đón khách đến giao dịch, bà Lệ phải tạo khoảng trống khoảng hơn 2 m cho xe máy đậu. Tuy nhiên, những khi nhà có khách đông, bà phải tìm những nơi đối diện nhà để đậu xe hoặc mang đi gửi trong bãi xe gần nhà.

Còn tại các đường Đất Thánh (Q.Tân Bình), Trần Quang Diệu (Q.3) cũng coi như không có vỉa hè dành cho người đi bộ. Trước vài căn nhà cũng có được một phần vỉa hè nhỏ, còn một số nơi khác hoàn toàn không có.


"Không có vỉa hè cản trở quá, xe cộ người ta để không đủ, nói chi còn chỗ cho mình, đi như vầy xe chạy ngang va quệt té hoài. Nhiều cửa hàng khách đến không có chỗ cho người ta để xe. Gặp giờ cao điểm - nhất là chiều, công nhân đi làm về nhiều thì ở đây là không có đường để đi bộ", bà Nguyễn Thị Yến (ngụ P.13, Q.3) chia sẻ.

TNO nêu tiếp rằng tuyến đường Trần Mai Ninh (đoạn Trường Chinh chợ Bà Hoa, P.12, Q.Tân Bình) cũng bị tình trạng tương tự. Dọc tuyến đường này hầu hết đều không có vỉa hè, nhiều nhà dân tại đây có cửa ra vào dính liền với đường, chỉ cần mở cửa ra là thấy xe cộ chạy ngay trước mặt.

Theo đó, nhiều người đi bộ phải xuống lòng đường, liều mạng bước xen lẫn với nhiều loại xe cộ. Riêng vào các giờ cao điểm sáng và chiều, nhiều học sinh thường xuyên đi bộ trên tuyến đường này đến trường và về nhà. Thậm chí có lúc các em xếp thành hàng đi lại trong lúc xe lưu thông dày đặc.

Ông Lưu Văn Nga (ngụ P.12, Q.Tân Bình) cho biết, con đường này chính do người dân góp tiền xây dựng vào năm 1983. Và vì không có vỉa hè nên khi có việc đi lại, bà con phải xuống lòng đường đi cùng với xe cộ rất nguy hiểm.

Theo TNO, trước tình trạng này, người đi bộ không còn cách nào khác là phải đi dưới lòng đường mỗi khi qua đây - đồng nghĩa với việc họ buộc phải vi phạm luật giao thông. Cần biết lỗi đi bộ dưới lòng đường có mức phạt từ 60,000 đến 80.000 đồng, theo Nghị định số 46.

Được biết, theo báo cáo của UBND TP, số tuyến đường không có vỉa hè trên địa bàn thành phố Sài Gòn hiện nay là 2,598 với chiều dài là 2,074 km. Còn lại là số tuyến đường có vỉa hè là 2,271 với chiều dài 1,969 km.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.