Hôm nay,  

Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình/Kỷ Niệm/Chia Xẻ: Lacey, My Darling!...

25/03/201700:00:00(Xem: 3157)
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ

Kể Chuyện tình, Chuyện Gia Đình, Kỷ Niệm, Hồi Ức, Chia Xẻ… là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức …. của bạn, hay chia xẻ những bài viết hữu ích nói về tình yêu và đời sống gia đình cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình, bài viết của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chia xẻ, các chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài… Mời bạn viết hay sưu tầm và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình, chuyện gia đình, hay bài chia xẻ của bạn.

Tuần này là bài viết của tác giả Thành Trương. Cám ơn chú Thành Trương đã đóng góp nhiều bài viết hay cho trang Gia Đình Việt Báo.

Lacey, my darling!

TT Thành, WA

Tôi được biêt Lacey thân yêu của tôi từ đầu năm 1992 khi vừa mới đạt chân lên đất Mỹ này. Lacey đã nồng hậu tiếp đón tôi khi tôi chân ườt chân ráo bắt đầu lại cuộc đời ở tuổi hơn bốn mươi sau nhiều bị năm tù đày khổ sai trong trại cải tạo.

Nhờ sự giúp đỡ của một người bạn trẻ tốt bụng cùng ở trại tỵ nạn Galang tên Nh., tôi đã sớm được trở lại học đường tiếp tục theo đưổi ước mơ của mình thuở nào. Ngay từ đầu Lacey đã mở cho tôi nhiều cơ hội và dịp may để có dịp hòa nhập vào cộng đồng nơi mình đang ở. Tôi được thân nhân của Nh. cho ở tạm trong gia đình để chuẩn bị cho cuộc sống ra riêng sau này. Những tín hữu của tôi ở địa phận cũng đã tới viếng thăm và ủy lạo với tấm nồng hậu chân tình. Sáu tháng sau tôi ra share phòng với Nh. và người bạn trẻ cũng ở Galang cùng tên để tiếp tục vừa đi học vừa đi làm cỏ cuối tuần với Nh. Hai anh em, cùng đi học cùng trường và cuối tuần cùng đi làm cỏ để kiếm thêm tiền tiêu xài.

Ở trường học tôi được sụ thông cảm và trợ gíúp chân thành của các giáo sư trong chương trình. Đặc biệt là bà Carol, giáo sư vể môn nghệ thuật họa đã dành cho tôi nhiều cảm tình và vẫn kéo dài mối thâm tình này mãi cho đến ngày hôm nay. Điều làm cho chúng tôi đáng nhớ là Noel nào tôi cũng có quà của bà Carol cho cả hai tôi, không thiếu một năm nào. Trong số những nơi tôi đi làm cỏ vào cuối tuần trong nhiều năm có hai ông cụ bà trước kia là cô thầy về hưu đã xem tôi như người thân và liên lạc với tôi cho đến ngày ông bà mất. Trong số khách hàng ở Lacey còn có ông bà Elliot, “Người Mẹ Hoa Kỳ” của tôi, có lòng từ tâm cho tôi về ở chung để phụ chăm sóc việc nhà cho đến ngày ông bà ra đi vĩnh viển.

Khi làm việc trợ huấn ở trường dạy cho trẻ em ngưòi da đỏ tôi cũng được nâng đở và hổ trợ trong việc làm của ông và bà hiệu trưởng cùng các thầy cô đồng ngiệp. Năm hai ngàn khi vợ tội được bảo lảnh sang, thầy cô ở trường tổ chức riêng tiếp đón nồng hậu gây thạt nhiều xúc động cho hai cúng tôi. Cũng trong tinh thần thân ái tương trợ, các tín hữu của tôi cũng đã tổ chức tiệc đón mừng và tặng chúng tôi nhiền vật kỷ niệm và một thẻ tặng gift card ba trăm đồng. Chúng tôi đã dùng cái gift card này ra chợ Fred Myer mua cái TV hiệu Philips mà chúng tôi vẫn còn xài mãi cho đến ngày hôm nay.

Lần tôi bị nằm bệnh viện vì tuyến tiền liệt bị biến chứng, bà Melissa, một tin hữu khác, đã mua những vật dụng y khoa tôi cần. Bà đến thăm và biếu một trăm đồng tiền mặt. Lùi về hơn hơn hai mươi năm về trước, khi tôi mới vừa học xong hai năm thì bà Charlotte cũng người trong họ đạo đã tặng thưởng tôi một món tiền thật là lớn để chúc mừng.

Tôi có bạn cả Việt lẫn Mỹ.Những người bạn ở Lacey của tôi là những người chân thật mà tôi rất quí mến. Lúc tôi còn độc thân ở trong khu chung cư thì ở căn dưới có anh Khánh, cựu sĩ quan trợ y, xem tôi như người em. Hai anh em thường hoà đàn với nhau rất tương đắc không khác nào như Bá Nha và Tử Kỳ. Phải công nhận anh là tay mandolin hạng cừ. Lúc nào có món gì chị Khánh nấu ngon anh đều kêu tôi xuống mang về ăn. Khi tôi đi thi quốc tịch anh đi theo tôi để yểm trợ tinh thần. Chẳng may anh mất ngày chuẩn bị dọn vào căn nhà mới… Có người tôi gọi điện thoại chuyện trò mỗi ngày như anh Tâm. Có ngưòi tôi đến nhà chơi ăn cơm trưa vào cuối tuần như anh chị Thái trước kia và mới đây là anh chị Kiệt hay lâu hơn nữa về trưóc là anh chị Tiết, anh chị Được.

Trong khu xóm tôi ở có anh Th., cưụ sĩ quan Quân Cụ, và là người thợ sửa xe kỷ lưởng, tận tâm lúc nào cũng sẵn sàng gúp tôi khi xe bị bất cứ vấn đề gì. Anh còn giúp tôi sửa chửa lặt vặt trong và ngoài nhà, thật đúng như tinh thần “nhứt cận thân, nhì cận lân”. Khu tôi ở chỉ có hơn mười căn nhà, từ bên ngoài vào là nhà của ông bà cụ Joe và Betty. Ông Joe rất nhân hậu và tốt bụng lúc nào cũng sẵn sàng giúp đở mọi người trong khu xóm. Vào muà hè mấy năm trước khi ông bà còn khỏe, tôi thường ra ngồi nói chuyện với ông trước sân nhà. Lần tôi triển lãm tranh ở trường college có mời ông đi theo dự. Mới năm rồi khi tôi bị đi cấp cứu vì cái tuyến tiền liệt trở chứng thì ông đã cấp tốc chở tôi đi thẳng đến nhà thương khi vợ tôi chưa về kịp.

Bên trái nhà tôi là vợ chồng anh Gerry, một người ít nói, rất hiền lành, từ tốn và sẵn sàng giúp ở khi tôi việc nhờ. Hai vợ chồn có hai đứa con trai, đứa lớn đi làm xa, đứa nhỏ vừa mới lấy vợ và ra ở riêng. Nathan, anh con trai lớn, tóc để dài, khỏe mạnh và tướng đẹp như một dũng sĩ Hy lạp, tính tình rất cởi mở và thân thiện. Lần nào tôi phải di chuyển những vật nặng đều sang nhờ Nathan là anh nhanh nhẩu giúp không một chút phiền hà dù là đang bận. Câu nói đầy chân tình của Nathan làm tôi ghi nhớ mãi là: “Chú đã rất thân thiện với ba tôi nên tôi không nề hà việc gì khi chú cần.” Thật là còn gì quý hơn tình láng diềng đậm đà này phải không thưa các bạn.

Bên phải tôi là nhà của ông Duanne, nhân viên bưu điện đã về hưu. Bà vợ là giáo viên chết vì bịnh cách đây đã nhiều năm. Ông này tính tình khô khan,trông bề có vẽ khó khăn nhưng thực ra ông chỉ là một người sống theo nguyên tắc. Tuy không mấy thân thiện nhưng tôi và ông vẫn chào hỏi nhau mỗi khi thấy mặt. Tôi còn nhớ có lân căn nhà mé ngoài mặt đừơng có cái tủ bán sale, tôi đã thử nhờ ông đem xe truck ra chở dùm. Ông nhận lời ngay Hiện nay ông có bà bạn gái khác và hai người thường đi chơi xa và thường nhờ tôi trông chừng dùm nhà nếu có kẻ lạ bén mảng.

Cách nhà ông Duanne một căn là nhà của anh người Cam bốt làm chung chỗ với vợ tôi. Con anh ta làm cho hảng Boeing và bỏ tiền down ra mua cho vợ chồng và mấy đứa con nhỏ của anh ở. Anh này tính tình vui vẻ, xuề xoà và giao tiếp rất rộng trong cộng đồng người Cam bốt của anh. Mỗi khi có lễ lộc hay tiệc tùng là có tới hơn hai mươi chiếc xe của bạn bè tụ đến, tưng bừng ăn lể lạc. Có lần vì quá chín giớ đêm mà nhậu nhẹt om sòm làm căn nhà người Mỹ đối diện quá đổi bực mình dọa sẽ kêu cảnh sát tới cả đám mới chịu tan hàng! Nói chung thì anh ta rất hề hà, chịu nói đùa, tán gẫu những chuyện bù khú với tôi.

Ra khỏi con đưòng trong khu tôi ở quẹo trái chạy chừng mươi phút thì thì có “con đường mang tên em” Lacey thân yêu của tôi nằm trong “khung trời đại học” của trường Saint Martin University. Tôi luôn rẽ vào con đường quen thuộc xuyên qua khuôn viên của trường vừa ít xe lại có nhiều sinh viên tản bộ - làm tôi nhớ đến hình ảnh thời mình còn đeo ba lô đến trường - để đến thư viện là nơi mà tôi thường ghé qua để đọc sách và lên mạng để tìm tòi. Ở thư viện, tôi làm quen với nhân viên Việt và Mỹ và được họ giúp đở thật nhiều trong việc mở mang thêm kiến thức nhờ máy vi tính.

Sau khi đọc sách, trả lời emails xong, nếu là thứ bảy thì tôi chạy đến chợ thực phẩm Á Đông H.P. để lấy tờ Việt Báo và tờ Người Việt N.N. ở địa phương về đọc cuối tuần, nhứt là các bài viết cùa anh N.X. Nghĩa và trang Viết về Nước Mỹ. Nếu trời tốt, tôi khóa xe đi bộ đến chợ Fred Myer các đó chừng mươi phút để mua bánh mì Pháp và hạt oatmeal cùng các loại rau quả khác. Ở Lacey còn hai chợ của người Á châu nữa cũng được với những đăc sản mà đồng bào ở điạ phương này ưa thích. Đến trưa, có khi tôi lái xe đến nhà anh chị Thái, và mới đây, nhà anh chị Kiệt để ăn trưa, chuyện vản rồi về nhà. (Rất buồn là anh Kiệt bị bạo bịnh qua đời đã hơn một năm.)

Ở kế Lacey còn có chợ Nông Gia thuộc điạ phận của thủ phủ tiểu bang là Olympia, nằm cạnh bến du thuyền đậu. Đây là một thắng cảnh thu hút các du khách từ các tiểu bang khác đến với những sản phẫm tiểu thủ công nghệ, hải nông sản điạ phương và thức ăn của nhiều nước kể cả món mì xào gỏi cuốn Việt Nam. Chợ còn có nhạc sống đủ thể loại vào cuối tuần của mùa hè.

Lacey còn là nơi mà vào tháng sáu mỗi năm, cá salmons tụ tập, chen nhau bơi ngược dòng vào các sông rạch nơi mình đã sinh nở khi xưa trong vùng để đẻ trứng rồi chết rã xác khi làm xong nhiệm vụ truyền giống thiêng liêng.

Lacey hiền hoà và rất là giản dị. Ở nơi em không có những hào nhoáng và dập dồn của một đô thị xô bồ. Đúng theo câu nói “nhỏ như cái lỗ mũi”, em rất hợp với cuộc sống trọng cuộc sống an bình của người trên tuổi sáu mươi. Cho nên “dù cho đi đó đi đây” tôi vẫn nhớ và mong mau trở lại với người em thân yêu Lacey của mình mà trên hai mươi năm rồi tôi và em đã khắn khít với nhau như hình với bóng. Do vậy mà tôi muốn nói với Lacey thân yêu của mình là:

Dung thân ở cuối cuộc đời

Lây xì (Lacey) mở rộng vòng tay đón mình.

Thành Trương

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.