Hôm nay,  

Báo Động Mekong Cạn Dòng

20/03/201700:00:00(Xem: 2480)
PHNOM PENH, Cam Bốt -- Một cuộc hội thảo tại Cam Bốt đã đưa ra lời báo động mới: Giới khoa học kêu gọi tiết kiệm nước cho nông dân sông Mekong.

Bản tin TTXVN cho biết “Hãy tiết kiệm nước nông nghiệp cho nông dân sông Mekong” là chủ đề và cũng là khuyến cáo của các nhà khoa học nêu ra tại cuộc hội thảo quốc tế ngày 16/3, do trường Đại học Cần Thơ và Học viện Hoàng gia Campuchia phối hợp tổ chức tại thủ đô Phnom Penh.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh giới chuyên gia đang có nhiều lo ngại về những biến đổi bất thường của nguồn nước sông Mekong, gây ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và kế sinh nhai của hàng triệu người dân hạ nguồn sông Mekong, đặc biệt là Campuchia và Việt Nam.

Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Cần Thơ (Việt Nam), Học viện Hoàng gia Campuchia, Đại học Nông nghiệp Hoàng gia (Campuchia), Viện Kỹ thuật châu Á (AIT, Thái Lan), Đại học Hironori Arai-Chiba (Nhật Bản), Trung tâm Nông nghiệp Đại học bang Louisiana (Mỹ) và một số nhà khoa học khác đến từ Đức, Đan Mạch.

Tại hội thảo, các nhà khoa học khẳng định khu vực châu thổ sông Mekong đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho các quốc gia tiểu vùng sông Mekong và thế giới. Nguồn nước sông Mekong đóng vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định đối với nền nông nghiệp của khu vực này.

Tại Việt Nam, vùng châu thổ sông Mekong cung cấp hơn 50% lượng gạo và lương thực, 65% tổng sản phẩm cá và hơn 70% sản lượng hoa quả phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, nhiều năm nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là sự tác động của các quốc gia phía thượng nguồn như việc xây dựng các đập thủy điện, đã khiến hạ nguồn sông Mekong cạn kiệt, ô nhiễm, nguồn thủy sản suy giảm, đe dọa cuộc sống của hàng chục triệu người dân.

Vùng châu thổ sông Mekong ở Việt Nam là một trong 3 vùng châu thổ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới. Việc thiếu nước ngọt đã gây xâm nhập mặn ở các vùng ven biển Thái Lan, Việt Nam và Campuchia, làm giảm lượng nước hồ Tonle Sap ở Campuchia, gây ra sự xáo trộn lớn trong môi trường sinh thái của thủy sản và ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của cả Campuchia và Việt Nam.

TTXVN ghi lời tiến sỹ Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng về nguồn nước sông Mekong, cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế, cần có tiếng nói kêu gọi tiết kiệm nước cho nông nghiệp, phục vụ nhu cầu gia tăng từ công nghiệp và đô thị, cũng như bảo đảm tính bền vững của môi trường.

Trong khi đó, một bản tin từ báo Thanh Niên đăng trên Bauxite VN cho biết Sông Mê Kông kêu cứu: Phù sa không về, ĐBSCL lâm nguy.

Bản tin ghi lời các chuyên gia dự báo có đến 95% lượng phù sa sông Mê Kông sẽ bị chặn bởi các đập thủy điện, làm tăng tốc quá trình phân rã ĐBSCL.

Theo giới chuyên gia trong nước lẫn quốc tế, lượng phù sa và các trầm tích khác đang sụt giảm nghiêm trọng ở lưu vực sông Mê Kông, nhất là ở vùng ĐBSCL. Không còn phù sa, đất đai bạc màu, đời sống người dân ngày càng khó khăn hơn.


Tuy nhiên, một nguy cơ còn đáng sợ hơn rất nhiều là ĐBSCL có thể bị nhấn chìm và biến mất nếu như tình trạng hiện tại vẫn tiếp diễn.

Số liệu từ Ủy hội Sông Mê Kông (MRC) cho thấy dòng sông cung cấp lượng phù sa lên đến 160 triệu tấn/năm ra khu vực cửa biển vào năm 1994 nhưng đến năm 2014 chỉ còn lại 75 triệu tấn/năm. Tuy chưa có số liệu những năm gần đây nhưng các nhà khoa học cảnh báo tốc độ sụt giảm có thể tính theo cấp số nhân do con người tác động vào nguồn nước ở thượng nguồn như xây đập thủy điện, nạo vét và bơm trữ nước.

Có tới 95% phù sa bị chặn.

Trả lời phỏng vấn Thanh Niên, chuyên gia phụ trách chương trình nước của Tổ chức Bảo tồn WWF Marc Goichot khẳng định ĐBSCL, vùng đồng bằng lớn thứ 3 trên thế giới, đang phải gồng mình hứng chịu nhiều tai họa từ hạn hán đến lũ lụt và xâm nhập mặn trong khi tình trạng ô nhiễm làm giảm chất lượng nước. “Điều này làm gia tăng áp lực lên phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn cũng như tạo động lực di cư đến các đô thị như TP.SG, khiến quản lý đô thị cũng gặp nhiều thách thức. Đồng thời, sự đa dạng sinh học vùng sông nước cũng bị đe dọa”, ông phân tích.

Theo tiến sĩ Dương Văn Ni tại Trường đại học Cần Thơ, các đập thượng nguồn đã làm giảm đáng kể lượng phù sa ở lưu vực sông Mê Kông trong những năm qua. “Khoảng 50% lượng phù sa từ thượng nguồn về phía Lào đã bị giảm. Nếu như nhiều đập tiếp tục xây thì lượng phù sa về VN không còn bao nhiêu. Ước lượng sẽ chỉ còn khoảng 5% lượng phù sa so với trước đây”, ông nhận định với Thanh Niên.

Tiến sĩ Ni cũng ước tính hiện nay lượng cát khô đã giảm 75% và dưới lòng sông hiện chỉ còn lượng cát đã được bồi đắp từ hàng năm trăm trước. “ĐBSCL không nhận lượng cát đáng kể nào do việc xây đập thủy điện và tình trạng khai thác ở thượng nguồn trong khoảng 8 năm gần đây”, ông cho biết.

Phù sa làm đất màu mỡ, cây trái và lúa phát triển tốt hơn, đồng thời người dân cũng sử dụng phân bón ít hơn. Tuy nhiên, những năm gần đây lượng phù sa rất ít, khiến cỏ dại, sâu bệnh tràn lan, chi phí sản xuất tăng cao rõ rệt. Bên cạnh đó, đồng bằng không còn phù sa bồi lấp đang bị xâm nhập mặn và sụt lún dần.

Bản tin báo Thanh Niên cũng ghi theo Văn phòng Chương trình Tây Nam bộ, trung bình mỗi năm ĐBSCL bị lún đến 2 cm và nặng nhất là khu vực tỉnh Cà Mau, trong khi tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng tại nhiều nơi. Nhiều chuyên gia cũng nhận định quá trình kiến tạo ĐBSCL đang bị đảo ngược do mất cân bằng phù sa, dẫn đến nguy cơ biến mất dần. Tác động của biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng và việc khai thác nước ngầm cũng góp phần làm tăng tốc quá trình này. Trong khi đó, tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn ngày càng nhiều ở ven sông và ven biển.

Theo ông Goichot, bản chất của ĐBSCL là các lớp trầm tích bồi đắp với sự tương tác của biển (sóng, thủy triều...) và nếu con người tác động thay đổi lực tương tác này thì sẽ đảo ngược quá trình bồi lấp, tức là “phá hủy” đồng bằng. Tình trạng khai thác cát ở thượng nguồn cũng là nguyên nhân làm sụt giảm bồi đắp trầm tích ở đồng bằng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.