Hôm nay,  

Chủ Nghĩa Ronald Reagan Và Việt Nam

11/06/200400:00:00(Xem: 6179)
Đảng CSVN vẫn tin Chủ nghĩa Tư bản sẽ bị tan rã trước Chủ nghĩa Xã hội !
Hoa Thịnh Đốn.- Cộng sản Việt Nam là một trong số ít nước không có phản ứng mang tính quốc gia đối với sự qua đời ngày 5-6-2004 của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Roald Reagan. Lê Dũng, Phát ngôn viên Bộ Ngọai giao chỉ nói vắn tắt: " Chúng tôi xin chia buồn với gia đình cựu Tổng thống Ronald Reagan và với nhân dân Mỹ."
Tại sao lại có bằng ấy chữ "
Bởi vì Tổng thống Reagan, như lời Đức Giáo hoàng Phao lô Đệ II nói sau khi được tin ông Reagan qua đời: "Tổng thống Reagan đã giúp làm sụp đổ chủ nghĩa Cộng sản ở Âu Châu."
Sự sụp đổ bất ngờ ấy, bắt đầu từ Ba Lan tháng 6 năm 1989, đã lan sang đế quốc Nga Xô và các nước chư hầu để kết thúc vào tháng 1 năm 1991, không chỉ ảnh hưởng đến Châu Âu mà toàn thế giới.
Các nước Cộng sản còn lại gồm Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba bắt đầu sống trong lo sợ sau cuộc sụp đổ này. Chiến tranh lạnh giữa hai thế giới Tự do và Cộng sản kéo dài suốt 40 năm cũng đã chấm dứt từ năm 1991 khi chính quyền Cộng sản Nga phải khăn gói ra đi khỏi Điện Cẩm Linh sau 70 năm cai trị sắt máu.

ẢNH HƯỞNG CỦA REAGAN
Ảnh hưởng đầu tiên sau cuộc cách mạng nhân dân ở Ba Lan là cuộc nổi dậy của nhân dân và sinh viên Trung Hoa thuộc Phong trào Dân chủ ở Công trường Tiananmen, Bắc Kinh năm 1989.
Cuộc nổi dậy đã bị Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ Trung Hoa vào thời ấy đem quân đàn áp đẫm máu. Chế độ Cộng sản Trung Hoa không sụp đổ nhưng đảng và nhà nước đã phải thay đổi đường lối lãnh đạo. Chính sách mở cửa buôn bán với nước ngoài và mời gọi ngoại quốc đầu tư để "tư bản hóa" những mạch kinh tế lớn đã thay đổi bộ mặt "giấu kín" trong nhiều thập kỷ của nước này. Đời sống của nhân dân Trung Hoa bắt đầu được nâng cao qua chế độ sản xuất tự chủ mới. Nhờ vậy mà ngày nay Trung Hoa đã trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới.
Việt Nam cũng đã làm theo để tồn tại. Tuy chủ trương Đổi Mới đã được Đại hội đảng CSVN lần thứ VI, trong giai đọan chuyển quyền từ Trường Chinh sang Nguyễn Văn Linh, chấp thuận từ năm 1986, chỉ tiến mau hơn và mạnh lên từ khi chế độ Cộng sản ở Nga Xô và Đông Âu hoàn toàn sụp đổ.
Khi Đại hội Đảng lần thứ VII diễn ra đưa Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh năm 1991 thì nền kinh tế kiệt quệ của Việt Nam bắt đầu nếm mùi chua cay. Nguồn viện trợ kinh tế và quân sự khổng lồ của Nga và của các nước Cộng sản Đông Âu trong 30 năm chiến tranh đã bị cắt đứt.
Tổng thống Reagan đã chứng minh với thế giới rằng ông đánh bại Cộng sản mà không tốn một viên đạn, nhưng cũng nhờ ông Reagan mà các nước theo chủ nghĩa này mới nhận ra họ đang đi theo một đường lối không thực dụng , vô nhân đạo, độc tài và chà đạp nhân phẩm.
Bốn nước Cộng sản còn lại gồm Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cu Ba vẫn tự tin chủ nghĩa Cộng sản chỉ "tạm thời" thoái lui vì khuyết điểm cai trị của các đảng Cộng sản ở Nga và Đông Âu chứ không phải do chủ nghĩa.
Một mặt họ vẫn duy trì chế độ độc tài để cai trị, nhưng họ đã thất bại trong mưu toan lập lại thế giới Cộng sản trong một phiên họp ở Bắc Kinh với lãnh tụ Đặng Tiểu Bình ngay sau khi đảng Cộng sản Nga mất quyền lãnh đạo thế giới Cộng sản.
Sau cuộc họp này, Việt Nam bắt chước Trung Hoa thay đổi đường lối để tồn tại. Nền kinh tế chuyên chế và chỉ huy bắt đầu được "dân chủ hoá" để tiến đến hợp tác và hội nhập cởi mở với các nước trong khu vực nhằm tạo sự ổn định và thịnh vượng chung ở Đông nam Á Châu.
Sự thay đổi bắt buộc này đã làm cho đảng Cộng sản Việt Nam mất nhiều độc quyền kinh tế và dần dà phải nới rộng cả về mặt cai trị để chấp nhận ý kiến phê bình và chống đối chính sách của nhân dân.
Đây là hậu quả "nhãn tiền" của "chủ nghĩa" Reagan đối với hai chính phủ Trung Hoa và Việt Nam. Hai đảng Cộng sản đã phải thay đổi đường lối lãnh đạo từ khi thế giới cộng sản tan rã nên đối với Tổng thống Reagan, các nước Cộng sản nói chung và Việt Nam nói riêng lúc nào cũng tiềm ẩn "mối hận thù " sâu kín trong lòng.


Và mặc dù Việt nam và Hoa Kỳ đã có quan hệ ngọai giao từ năm 1995 nhưng không bao giờ đảng Cộng sản Việt Nam bớt đề phòng "chủ nghĩa Reagan" trong mỗi lời ăn tiếng nói. Những nhóm chữ "diễn biến hoà bình" và "những thế lực thù địch" đã được Hà Nội thay cho ba chữ "đế quốc mới" mỗi khi ám chỉ đến Mỹ.
REAGAN VÀ THẾ GIỚI
Nhưng đối với nhân dân các nước được Tổng thống Reagan giải phóng khỏi ách thống trị mà ông gọi là "của Đế quốc tàn bạo Nga Xô (The Devil Emprie)" thì người ta đã coi ông là vị cứu tinh.
Ngay cả cựu Tổng thống của Xô Viết, ông Mikhail Gorbachev, người đã phải chống đỡ "cơn bão tự do" của Ronald Reagan thổi vào Liên Xô cũng phải ca ngợi ông Reagan là vị Tổng thống vĩ đại (Ronald Reagan was a great president).
Bởi vì Tổng thống Reagan là nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đầu tiên đạt được những thoả hiệp với Nga Sô về kiểm soát vũ khí nguyên tử, đặc biệt thỏa hiệp mà ông đã ký vào năm 1987 nhằm giải trừ vũ khí có gắn đạn nguyên tử tầm bắn ngắn và trung bình của Nga lúc ấy đang nhắm vào Âu Châu.
Lịch sử cũng không thể nào quên được ảnh hưởng lớn lao của bài diễn văn truyền thanh về Hoa Kỳ mà ông Reagan đã đọc vào tháng 6-1987 tại bức tường Bá Linh, ngăn đôi nước Đức.
Ông Reagan nói : "Không người Mỹ nào khi nhìn thấy tận mắt những bức tường, những tảng xi măng, những trạm gác, những ngọn tháp có gắn súng liên thanh, những con chó săn chạy quanh và những hàng rào kẽm gai lại có thể coi thường quyền tư do của mình vì đó cũng chính là quyền sống của cả nhân loại và vì thế mà tại sao tôi đứng ở đây, tôi kêu gọi nhà lãnh đạo Xô Viết, ông Gorbachev, hãy gửi cho thế giới một tín hiệu cởi mở mới bằng cách phá sập bức tường này xuống." (.....I urge the Soviet leader, Mr. Gorbachev, to send a new signal of openness to the world by tearing down that wall.)
Câu nói lịch sử mãnh liệt này của Tổng thống Reagan, vào thời gian đang có cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tự do của nhân dân Ba Lan và Công đoàn Đoàn kết chống chính phủ quân phiệt Cộng sản, đã được coi như ngòi thuốc nổ vang dội trời Âu và làm lung lay sào huyệt thế giới Cộng sản ở Nga Xô.
Đối với nước Mỹ, 8 năm cầm quyền của ông Reagan đã khôi phục không những nền kinh tế mà cả danh dự của một cường quốc hùng mạnh trên thế giới. Ông Reagan đã lấy lại niềm hãnh diện và tự tin cho nhân dân Mỹ sau các biến cố gây chia rẽ nghiêm trọng nội bộ vì h65au quả của cuộc chiến Việt Nam, vụ tai tiếng nghe lén của Tổng thống Cộng hoà Richard Nixon trong vụ Watergate đã buộc ông phải từ chức và cuộc thảm bại của Tổng thống Dân chủ Jimmy Carter trong vụ con tin ở Iran, sau cuộc cách mạng thắng lợi của phe Hồi giáo ở nước này năm 1979.
Nhưng đối với Cộng sản Việt Nam thì tất cả những thất bại của Mỹ, dù bất kỳ ở đâu cũng là hậu quả của Chủ nghĩa Tư bản bóc lột nhân dân lao động trên thế giới do Mỹ đứng đầu.
Những cuộc biểu tình chống các kỳ hội nghị củaNgân hàng Thế giới (World Bank) hay của Qũy tiền tệ Thế giới (Interntional Money Fund) đều được Việt Nam coi là thất bại của chính sách bá chủ, kỳ thị của Chủ nghĩa Tư bản đối với các nước nghèo do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Dưới mắt Hà Nội thì trước sau gì Chủ nghĩa Tư bản, vì không xoá được những bất công xã hội, sẽ phải khuất phục và tan rã trước Chủ nghĩa Xã hội do Cộng sản thế giới lãnh đạo.
Chính thái độ "nhìn không qua mũi" này của Cộng sản Việt Nam mà hậu quả đánh bại Cộng sản của "chủ nghĩa Ronald Reagan" luôn luôn được coi là mối đe dọa đang treo trên đầu Hà Nội.
Đây cũng chính là lý do tại sao báo chí và nhà nước CSVN chỉ loan tin sơ sài về sự ra đi của cựu Tổng thống Reagan, một nhà lãnh đạo tài ba không chỉ của riêng nước Mỹ ở hậu bán Thế kỷ 20. -/-
Phạm Trần (5-04)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.