Hôm nay,  

Hoài Nghi Là Cần Thiết

19/02/200500:00:00(Xem: 4686)
Hai bài diễn văn nhậm chức và về tình trạng liên bang của TT Bush tại Mỹ trước đó và bài diễn văn của Ngoại Trưởng Condi Rice tại Paris gần đây, nghe êm như ru. Đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới, nơi nào đứng lên, Mỹ sẽ đứng bên cạnh.

Đối với các nước Âu Châu, để quá khứ ra sau hướng về tương lai phía trước, hợp tác làm một trang sử Âu- Mỹ mới. Đối với các nước Âu Châu cựu đồng minh Tây Phương lời ru ấy có thể dễ tin vì trong Chiến Tranh Lạnh, việc Tây Phương nói chung đối xử với các chế độ độc tài thường khác với lý tưởng dân chủ mà những nước này nói - rất chi là ngoại giao. Thực chất, nhơn danh chống CS, Tây Phương giải quyết vấn đề dựa trên quyền lợi Tây Phương nên thích "chánh quyền mạnh", độc tài dễ mua chuộc và dễ xài.
Nhưng đối với người dân của các nước bị độc tài thống trị -- từ Độc tài Cộng sản, đến độc tài quân phiệt, và vua quan -- nghe những lời ấu của TT Bush và Bà NT Rice chắc không khỏi dè dặt. Dè dặt không phải vì đa nghi, mà vì hoài nghi một cách khoa học vì lời nói và việc làm của các siêu cường Tây Phương í khi đi đôi với nhau. Việt Nam là nạn nhân điển hình của việc bởi tin mà mắc, bởi nghe nên lầm Pháp lẫn Mỹ.

Hoài nghi thứ nhứt nói kiểu mới nhưng làm kiểu cũ. Bà Ngoại Trưởng Rice của Mỹ nhấn mạnh tại Đại Học Khoa học Chánh Trị Pháp, rằng mở rộng dân chủ là một nhiệm vụ "cấp bách". Cấp bách là đúng, nhưng làm sao và ai làm. Tây Phương sử dụng võ lực hay tài lực để giúp người dân đứng lên lật đổ độc tài. Trả lời câu này, TT Bush nói rõ người dân của chế độ độc tài đứng lên thì Mỹ sẽ đứng bên cạnh. Nói khác chủ thể chủ động cuộc cách mạng dân chủ, chánh quyền Bush chủ trương là người dân trong cuộc. Chính điểm đó làm người dân sống trong các chế độ độc tài hoài nghi. Lời của TT Bush và NT Rice chỉ là cách nói khác của chánh sách ngăn chận, giữ " nguyên trạng" của Mỹ trong thời Chiến Tranh Lạnh. Âu Châu cũng có khác gì, cũng chỉ toàn dùng áp lực, điều kiện thường rất dè dặt, tế nhị, và ngoại giao thôi - hy vọng chuyển hóa được chế độ độc tài. Mà có chế độ độc tài nào chuyển hóa trong Chiến Tranh Lạnh đâu. CS tự hoại vì vấn đề nội bộ, kinh tế nhiều hơn do áp lực của Tây phương.

Hoài nghi thứ hai, lời nói không đi đôi với việc làm trong qua khứ. Trong Chiến Tranh Lạnh, Mỹ theo đường lối ủng hộ "chánh quyền mạnh" để be bờ độc tài CS. Còn nếu cùng lằm phải đương dầu với CS bằng võ lựcï, như ở Việt Nam, thì Mỹ rất thích và thường dùng tướng tá, lãnh tụ Mỹ dễ sai bảo nên không được dân ủng hộ. Và lắm khi trở thành kẻ thù của những người đấu tranh cho dân chủ. Pháp cũng thế thôi, không thua gì Mỹ, đã làm bao nhiêu nhà đấu tranh dân chủ buồn nản, bỏ vào túi hay đem xuống mồ những lý tưởng của cuộc Cách Mạng 1789.

Hoài nghi thứ tư, tánh giả đạo đức đối với dân tộc bị áp bức. Ngoại Trưởng Rice của Mỹ nói lấy dân chủ làm "nguyên tắc tổ chức của thế kỷ 21". TT Bush và Bà Rice nói rất nhiều về dân chủ, mà không đề cập đến Nhân quyền, trong cả ba bài diễn văn. Không thể có dân chủ nếu người dân không có nhân quyền. Nói dân chủ mà không đặt điều kiện nhân quyền với nhà cầm quyền là xây lâu đài trên bãi cát chùi vì nhà cầm quyền là thành phần vi phạm nhân quyền nhiều và thường nhứt. Nói đấu tranh cho dân chủ mà không nói đấu tranh nhân quyền là giả đạo đức, hay nói để ru ngủ thiên hạ mà thôi.

Hoài nghi thứ năm, công bằng phải hai vế, chánh trị và kinh tế. NT Rice nói " tự do" là "chìa khóa" của ổn định, phát triển, và công bằng. Còn Âu Châu cũng quan niệm bất công làm cho tự do không thể có được. Nhưng công bằng chánh trị mà không công bằng kinh tế chỉ là một thứ công bằng khập khiễng. Không thể có tự do, công bằng giữa một người dân nghèo rớt mồng tơi với một nhà giàu nức đố đổ vách. Trên bình diện quốc cũng thế, giữa mợt siêu cường kinh tế với một nước chậm tiến. Tự do thương mại ở mức độ nào đó là tạo bất công giữa nước giàu và nghèo, giữa các công ty siêu quốc gia và người dân mất việc vì hàng hóa của nước giàu tràn ngập thị trường nước nghèo giết chết kỹ nghệ nước nghèo và việc làm của nước giàu chảy máu ra nước ngoài công xá rẻ hơn, lợ õicho công ty siêu quốc gia, mà hại cho người lao động.

Sau cùng thực tế phũ phàng của cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền Việt Nam đã chứng minh. Đồng Đô la đầu tư và viện trợ của Tây Phương đã cứu sống cho chế độ CS Hà Nộ lẽ ra phải đột quị sau khi Đế quốc CS Liên xô và Đông Âu sụp đổ. Và hy vọng của Tây Phương -- ngụy biện thì đúng hơn - dùng bang giao và giao thương để chuyển hóa cơ cấu CS ít độc tài hơn, nới rộng dân chủ hơn, gần 10 năm kết quả chỉ là con số không đáng kể. Suốt 30 năm người Việt Hải Ngoại đã làm hết sức mình để quốc tế vận, mà Tây Phương có giúp gì được cho 80 triệu đồng loại đang sống trong chế độ độc tài vừa theo kiểu Mao Trạch Đông, vừa theo kiều Staline kết hợp-trừ những lời đầu môi chót lưỡi, những áp lực không làm rụng một sợi lông chân của CS Hà nội. Do vậy trước những lời hay ý đẹp về tự do, dân chủ của TT Bush và NT Rice nói trong ba bài diễn văn mở đầu nhiệm kỳ 2 của TT Bush, người dân bị độc tài áp bức trên thế giới nói chung - mà người dân Việt Nam là nạn nhân trầm trọng nhứt - xin dành quyền hòai nghi. Ngày 15 tháng Ba năm 2005, là ngày ân hạn chót Bộ ngoại Giao Mỹ xét xem CS Hà nội có bị chế tài vì đàn áp tôn giáo. Đó là dịp thử xem lời nói tự do, dân chủ, của TT Bush và Bà NT Rice, có đi đôi với việc làm về tự do, dân chủ đối với CS Hà nội đã đàn áp tự do tôn giáo hay không. Chờ xem...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.