Hôm nay,  

Quảng Nam: Hô Hát Bài Chòi Giữa Phố Thu Hút Du Khách

26/02/201700:00:00(Xem: 3520)
Xưa nay, bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân gian, từ câu thơ, câu hát, đến lối chơi, quan niệm về con bài. Nghệ thuật bài chòi gắn với đời sống cư dân ở mỗi vùng văn hóa, cho nên vùng Ngũ Quảng (gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức - Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) có lẽ là trung tâm của nghệ thuật bài chòi, sinh ra bài chòi. Riêng ở Quảng Nam, bài chòi lại nổi bật tính chất trò chơi dân gian mộc mạc với nhiều nét độc đáo, đặc trưng của con người bản xứ. Vài năm gần đây, không gian bài chòi đất Quảng ngày càng mở rộng hơn, theo báo Quảng Nam online.

Ông Võ Phùng - Giám đốc Trung tâm VH-TT Hội An cho biết, điểm nhấn đặc biệt để duy trì sức sống của bài chòi, đồng thời là kênh quảng bá nghệ thuật này tốt nhất, chính là gian trò chơi bài chòi giữa phố. Tạo một không gian mở, để bất cứ du khách nào cũng có thể tham gia trò chơi, là vô hình trung tạo nên mối nối kết để đưa bài chòi đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.

blank
Hô hát bài chòi bên bờ sông Hàn, Đà Nẵng.

Theo báo Quảng Nam, có thể nói từ thời điểm Nhà hát Nghệ thuật cổ truyền Hội An ra đời (thuộc Trung tâm VH-TT Hội An) là tháng 2.1996, bài chòi cũng theo đó lên “sàn diễn”. Du khách say sưa theo từng tiếng trống chiến, từng âm điệu lên xuống của lời hô hát. Cũng từ sự khơi mở liều lĩnh này, hội chơi bài chòi bắt đầu được để ý. Đến tháng 9.1998, khi sự kiện “Đêm phố cổ” - sản phẩm du lịch đặc trưng của Hội An ra đời, một không gian mới mẻ rộng mở cho trò chơi này, với lối hô hát đặc sắc được mang ra giữa phố, thu hút sự yêu mến từ nhiều người.


Gần đây hơn, vào tháng 9.2014, hội thi hô hát bài chòi lần đầu tiên với sự tham gia của 6 địa phương trên địa bàn. tại công viên Kazic (đường Trần Phú), TP. Hội An. Kế tiếp là CLB dân ca bài chòi, thuộc Trung tâm văn hóa TP. Đà Nặng, dựng rạp sát bên cầu Rồng, sông Hàn để phục vu du khách và dân bản xứ.

blank
Hô hát bài chòi bên bờ sông Hàn, Đà Nẵng.

Theo báo Quảng Nam, bài chòi tích hợp được nhiều âm giai, âm hưởng của dân ca Quảng Nam, đặc biệt là lối vừa hô bài chòi, vừa hát nói. “Rủ nhau đi đánh bài chòi/ Để con nó khóc đến lòi rún ra”, dân ca Quảng Nam thấm đậm trong ngôn ngữ bài chòi. “Rõ ràng, ta nghe giai điệu bài chòi ở đây thoáng đãng, văn hoa hơn so với bài chòi ở một số vùng trong khu vực miền Trung” - nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan chia sẻ.

Báo Quảng Nam dẫn lời cụ Phạm Thị Kha (80 tuổi, xã Tam Phước, Phú Ninh), cho biết cụ vẫn còn nhớ khá rõ những câu bài chòi cổ cách đây hơn 70 năm, lúc cụ theo gánh bài chòi mở hội xuân. Đến bây giờ, những câu ca cổ ấy vẫn còn đi theo nhiều hội bài chòi ở các nơi, như: “Một anh để em ra/ Hai anh để em ra/ Về em buôn em bán/ Trả nợ bánh tráng, trả nợ bánh xèo/ Còn dư trả nợ thịt heo/ Anh đừng lầm em nữa, kẻo mang nghèo vì em/ Con bài Nhì nghèo”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.