Hôm nay,  

Tuần 4 của ông Trump – nhiều bế tắc và thất bại

21/02/201700:02:00(Xem: 8541)

Tuần 4 của ông Trump – nhiều bế tắc và thất bại
20/12/2017

Các cuộc biểu tình vẫn nổ ra khắp nước, đặc biệt dưới khẩu hiệu « Not My President Day » đúng ngày lễ President Day để chống lại những đường lối và tư cách hành xử bất xứng của tân Tổng thống Donald Trump

 Image: Marchers in New York

Cuộc biểu tình 'Not My Presidents Day' ngày 20/2/2017 tại New York City. Alba Vigaray / EPA
 

30 ngày đầu tiên tại nhiệm, ông Trump tiếp tục làm dậy sóng dư luận với nhiều hoạt động và phát biểu gây tranh cãi cũng như quan ngại nhất lịch sử Hoa Kỳ. Chỉ có những người ủng hộ ông (theo thăm dò hiện ở mức thấp chưa từng thấy là 40% chấp nhận, 55% không chấp nhận do cơ quan Gallup Poll thực hiện) tiếp tục thần tượng ông như một người khác thường và vĩ đại, còn đại đa số coi ông Trump là một chọn lựa sai lầm và nguy hiểm. Có những giới chức nổi tiếng đã không ngần ngại ví ông như một trường hợp bệnh tâm thần, nhưng một luồng suy nghĩ thứ ba lại cảnh giác là mọi sự « điên đảo » ông Trump tạo ra đều có chủ đích để phá vỡ truyền thống, định chế và thứ tự hiện hành, hầu nắm quyền kiểm soát theo ý của riêng mình.
 

1.Về chính sách : ông Trum chưa đưa ra được một chính sách nào cụ thể, về mọi phương diện, mà chỉ có những sắc lệnh được ban hành, tổng cộng 25 executive orders (EO), trong số có 12 là EO, còn lại là bản ghi nhớ (memoranda), và tuyên ngôn (proclamation). So sánh với cùng thời kỳ, TT Obama chỉ ký có 6 sắc lệnh trong 30 ngày đầu tiên.
 

Tệ nhất là sắc lệnh cấm di trú từ 7 quốc gia Hồi giáo của TT Trump (ký ngày 27/1/2017), đã bị chống đối dữ dội từ người dân đến các tòa án. Sắc lệnh này đã bị Tòa Kháng án khu vực 9 cấm thực hiện trên toàn quốc (ngày 9/2/2017).

Trong cuộc họp báo ngày 16/2, ông Trump tuyên bố vẫn tiếp tục kháng án, đồng thời sẽ đưa ra một sắc lệnh mới trong tuần tới. Tuy nhiên, trên thực tế thì các luật sư của ông Trump đã phải xin với tòa Kháng án (ngày 16/2/2017) cho hủy sắc lệnh cũ để đưa ra một sắc lệnh mới hợp pháp hơn, và sẽ bị tòa kiểm duyệt theo đúng pháp luật. Tòa Kháng án đã chấp nhận cho ông Trump hủy sắc lệnh cũ.
 

Điều tệ thứ hai : ông Trump đã gia tăng biện pháp ruồng bắt người di dân không có giấy tờ hợp pháp, tạo một không khí khủng bố trong cộng đồng người Mễ và Châu Mỹ La Tinh. Đã có nhiều đợt biểu tình khắp nước trong suốt những tuần qua để chống ông Trump, từ nhiều triệu người khắp thế giới sau ngày ông nhậm chức 20/1/2017 (Women’s March), cho tới những cuộc biểu tình chống di dân và chống sắc lệnh di trú mà dư luận cho là chống Hồi giáo.
 

Điểm tệ thứ ba : là các chính sách đối ngoại của ông Trump không rõ ràng, thay đổi lập trường lung tung như đối với Trung Quốc, Do Thái; các dòng tweet mang tính đột xuất với những thông điệp bất nhất, đã làm mất uy tín của Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Song song, ông Trump còn có những cuộc điện đàm « gây hấn » với đồng minh Úc, Mễ, tạo hoang mang và bất mãn khi bênh vực Putin và chống NATO.
 

2. Về nhân sự: bế tắc và thiếu hụt trầm trọng, khiến có người ví Tòa Bạch ốc giống như « căn nhà ma. »

Trong số 696 giới chức chính phủ cao cấp cần tuyển, có hơn 650 vị trí vẫn còn trống. Hiện chỉ có 12 vị trí cao cấp trong chính phủ của TT Trump đã nhậm chức, so với 18 người thời TT George W. Bush, và 40 người thời TT Barack Obama ở vị trí cao cấp đã được tuyển cùng thời điểm. Tổng số người mới cần tuyển là 4100 vị trí.

Vì thiếu người trầm trọng, Tòa Bạch ốc cũng như nhiều cơ quan khác, như Bộ Quốc phòng, đã phải lưu giữ lại các nhân viên của chính phủ Obama. Các vị trí quan trọng còn thiếu hụt bao gồm mọi lãnh vực, từ ngoại giao tới ngân sách quân đội và quốc phòng, cơ quan vũ khí nguyên tử, tình báo và phản tình báo, văn phòng liên hệ với giới truyền thông, các vị trí phó trong Bộ Quốc phòng và An ninh quốc gia.

Sau khi cựu Tướng Michael Flynn bị buộc phải từ nhiệm (13/2/2017) vì tội nói dối do liên lạc với đại sứ nga về lệnh cấm vận của Tổng thống Obama vào ngày 29/12/2016, hai ứng viên được TT Trump mời tham chính thay thế ông Flynn đã lần lượt từ chối khiến vấn đề an ninh quốc gia trở nên đáng quan ngại. (Tin cập nhật nhất cho biết, ông Trump đã mời được cựu Thiếu tướng H.R. McMaster, một người được sự ủng hộ và kính trọng rộng rãi, thay thế ông Flynn).

Ngoài việc tuyển chọn nhân sự chậm chạp, hai yếu tố quan trọng nữa của bộ máy chính quyền Trump là sự tranh giành quyền lực và chống đối gay gắt giữa các nhân sự không hợp nhau, hiện tượng phe phái và sự vận hành thiếu chuyên nghiệp của những thành phần cao cấp - chưa hề tham gia guồng máy chính quyền, hoặc khả năng quá giới hạn nhưng được tuyển chọn vì giầu có hoặc quen biết, nhất là đ4 ủng hộ ông Trump trong lúc tranh cử.
 

Ứng viên Bộ trưởng Lao động Andy Puzder rút lui vì tội bạo hành trong gia đình

Ông Puzder là CEO của công ty CKE có chuỗi tiệm ăn nhanh Carl’s Jr. và Hardee’s, bị chỉ trích về những vi phạm luật lao động, chống lại quyền lợi của người lao động như chống tăng lương tối thiểu, muốn dùng người máy để thay thế nhân công, tác giả các quảng cáo gợi cảm khi ăn hamburger, sử dụng di dân lậu ... Nhưng giọt nước làm tràn ly chính là tội bạo hành trong gia đình khi một cuốn video thu hình người vợ cũ của ông kể lại chuyện bà bị chồng đánh tơi tả. Câu chuyện bạo hành cách đây 27 năm đưọc kể lại và thu hình trong chương trình truyền hình nổi tiếng "The Oprah Winfrey Show". Dù bà vợ cũ của ông Puzder đã rút lại lời tố cáo, có lẽ là vì sợ hãi, nhưng đã được hệ thống Oprah Winfrey Network cho phép các ủy ban của Thượng viện xem trước khi đánh giá ứng viên Puzder. Cuộn video không lưu hành trong quần chúng. Tuy nhiên, một phụ nữ trong show truyền hình này đã có một cuộn riêng và công bố ra ngày 15/2. Trước áp lực dư luận, và có nhiều thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa không muốn bỏ phiếu cho ông, ứng viên Puzder đã tự động rút lui.

Theo số liệu hồ sơ gây quỹ, ông Puzder là một trong những nhà tài trợ chính cho chiến dịch tranh cử của ông Trump vào giai đoạn đầu tiên, đóng góp 150.000USD. Ông còn giữ chức đồng chủ tịch của nhóm tài chính California và tổ chức gây quỹ cho ông Trump
 

3. Những thách thức quân sự trên thế giới

Dư luận cho rằng những phát biểu “lớn lối”, thiếu hiểu biết cũng như mang tính rằn mặt của ông Trump đã khiến một số quốc gia độc tài có động thái “thử thách” đối với ông Trump.
 

Thách thức từ Nga: Ngày 10/2/2017, máy bay chiến đấu Nga đã áp sát tàu khu trục Mỹ trên Biển Đen và không bật đèn hiệu,  gây nguy hiểm cho tàu Mỹ cũng như quan ngại cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Tiếp theo hành động gây tranh cãi này, một tàu tình báo của Hải quân Nga ngày 15/2 đã tiếp cận một căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ chỉ cách ven biển Connecticut 30 dặm.

Theo nguồn tin, tàu có khả năng nghe lén các bức điện hoặc tín hiệu điện từ, cũng như có thể thăm dò, đo đạc khả năng của các sonar của tàu ngầm Mỹ. Tuy Pentagon thông báo không quan tâm về sự xuất hiện của con tàu, nhưng họ vẫn theo dõi kỹ các hoạt động của tàu này.  
 

Bắc Hàn: Sáng ngày 12/02/2017, Bắc Hàn đã bắn một hỏa tiễn tầm trung về hướng Nhật Bản, đúng vào lúc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang gặp gỡ TT Trump tại Hoa Kỳ. Ông Trump đã chỉ lên tiếng gián tiếp là tiếp tục ủng hộ Nhật Bản, mà không hề cảnh cáo Bắc Hàn đã vi phạm lệnh cấm của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc, như đã từng lên tiếng cảnh cáo Iran hồi đầu tháng 2.

Trong khi đó, dư luận chỉ trích mạnh mẽ việc ông Trump đã bàn chuyện quốc sự liên quan tới vụ bắn hỏa tiễn của Bắc Hàn trong lúc đang dự yến tiệc tại khu nghỉ mát Mar-A-Largo của ông tại Florida, ngay giữa phòng ăn công cộng của khu này.

Thái độ coi thường an ninh quốc gia của ông Trump, cũng như đã ra lệnh về cuộc hành quân chết người tại Yemen bên bàn ăn tối ngày 30/1/2017 nói lên sự cẩu thả và nguy hiểm vì hớ hênh trong vấn đề bảo mật, dù ông đã luôn lớn tiếng chê trách bà Hillary Clinton về việc dùng email cá nhân cho công việc của Bộ Ngoại giao. Tin tức từ Tòa Bạch Ốc rò rỉ ra ngoài cũng cho biết ông vẫn đòi dùng điện thoại cá nhân cho chuyện riêng tư, thay vì phải dùng loại dành riêng cho tổng thống như các vị tiền nhiệm.

Hầu như bất kỳ điều gì ông cáo buộc bà Clinton một cách nặng nề trong lúc tranh cử như vụ Benghazi, vụ email và diễn thuyết có trả tiền tại Goldman Sachs, cho là bà cẩu thả và tham nhũng, thì ông đều làm y hệt nhưng ở mức độ siêu đẳng, trắng trợn và nặng nề hơn gấp nhiều lần.

  
4. Các phụ tá của ông Trump đã liên lạc với Nga từ thời tranh cử

Tờ New York Times ngày 14/2/2017 cho biết có ít nhất 4 giới chức cao cấp và thân cận của ông Trump trong chiến dịch tranh cử đã nhiều lần liên lạc với tình báo Nga trong năm 2016, trước cuộc bầu cử tổng thống.

Đảng Dân chủ đã gia tăng áp suất đòi phải có một ủy ban độc lập điều tra mối liên hệ giữa ông Trump và Nga, đặc biệt qua các nhân vật thân tín của ông. Tuy đảng Cộng hòa vẫn chống lại đề nghị này, các tiếng nói cam kết điều tra tận gốc mối quan hệ Trump – Nga càng ngày càng tăng, và ông Flynn sẽ phải điều trần trước quốc hội. Tin tức mới cũng cho biết ông Flynn đã nói dối với cơ quan FBI vào tháng Giêng, trước khi cựu Quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp Sally Yates thông báo với Tòa Bạch Ốc về cuộc gọi của ông Flynn với đại sứ Nga.
 

Flynn - vị tướng thân Nga?

Cũng như ông Trump, ông Flynn ủng hộ quan hệ gần gũi hơn với Nga. Ông từng được trả một khoản tiền để tham dự và có bài phát biểu trong lễ kỷ niệm đài truyền hình đối ngoại tuyên truyền RT của Kremlin, tại Moscow năm 2015. Trong buổi lễ, Flynn ngồi kế Tổng thống Putin.

Image result for photo flynn at rt party

Ông Flynn đang nghe điện thoại tại bàn tiệc của RT 2015, ngồi kế Putin
 

Khi được hỏi vì sao ông lại làm việc mật thiết với RT, ông Flynn nói rằng ông thấy RT không khác gì các hãng tin CNN hay MSNBC của Mỹ. Điều này cũng tương tự như ông Trump khi được Fox News hỏi ông (ngày 5/2/2017) nghĩ thế nào về kẻ giết người Putin, ông đã trả lời là nước Mỹ cũng không khá gì hơn. Quan điểm lệch lạc này của hai người cho thấy tại sao họ rất thân nhau, và nói lên tình trạng nguy hiểm khi quốc gia dẫn đầu thế giới tự do là Hoa Kỳ bị cáo già Putin, cựu giám đốc KGB của Nga, ảnh hưởng và thao túng.
 
Bằng chứng mối liên hệ giữa cố vấn ủy ban tranh cử của Tổng thống Trump và tình báo Nga

Các dữ liệu ghi âm điện thoại cho thấy các thành viên trong ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump thực sự có liên lạc với tình báo Nga.

blank

Một trong những cố vấn trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump bị nghe lén là ông Paul Manafort
 

Theo một số giới chức Mỹ đương nhiệm và mãn nhiệm, các cuộc gọi được theo dõi và ghi âm cho thấy các thành viên của chiến dịch tranh cử tổng thống 2016 của ông Trump cùng với các cộng sự khác của ông đã thường xuyên liên lạc với giới chức tình báo cấp cao của Nga trong khoảng thời gian trước khi diễn ra cuộc bầu cử.

Ba quan chức nói rằng các cơ quan tình báo đã bắt đầu theo dõi các vụ liên lạc vào cùng thời điểm mà họ phát hiện bằng chứng về việc Nga đang tìm cách thao túng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bằng cách xâm nhập hệ thống máy tính của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ. Mối quan ngại của tình báo Mỹ, đưa đến các cuộc theo dõi và thu âm, một phần đến từ những những lời lẽ tán dương Tổng thống Nga Vladimir Putin của ông Trump trong thời gian tranh cử.

Một trong những cố vấn chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Trump bị nghe lén là ông Paul Manafort, từng là người đứng đầu chiến dịch của ông Trump vài tháng năm 2016 và từng là một nhà tư vấn chính trị cho Nga và Ukraine. Tuy nhiên, ông Manafort đã phủ nhận những cáo buộc của giới chức Mỹ về việc ông có liên quan đến chính phủ Nga cũng như bất kỳ vấn đề nào khác đang được điều tra.

Vào mùa hè năm ngoái, ông Trump còn công khai hy vọng tình báo Nga và Wikileaks đánh cắp được các thư điện tử của ứng cử viên Hillary Clinton.
 

5. Bê bối dồn dập, nội các Trump chao đảo

Chỉ trong vòng 3 tuần, nội bộ chính quyền Trump đang vấp phải hàng loạt phép thử khắc nghiệt, khác xa truyền hình thực tế ‘The Apprentice’ (người học việc), và ngày càng giống bản ‘Survivor’ (người sống sót) hơn.
 

Những màn kịch gay cấn thường nhật đó liệu có đẩy mức độ hỗn loạn lên cao, khiến tổng thống thích thú và hài lòng vì thích hợp với bản chất của ông, hay sẽ tạo ra sự tê liệt cho guồng máy chính quyền? thì đây là thắc mắc mà mọi người dân Mỹ, kể cả thế giới, đều đang hồi hộp chờ đợi xem lúc nào thì tai họa sẽ giáng xuống hay chiến tranh sẽ bùng nổ, dù là chiến tranh mậu dịch.

Ngoài vụ ông Flynn vừa phải từ nhiệm về tội nói dối và liên lạc với đại sứ Nga, còn có việc liên quan tới Cố vấn cao cấp Kellyanne Conway và Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Sean Spicer. Theo tin rò rỉ, Conway và Spicer đang trang giành quyền lực, và đều nổi tiếng về việc đưa ra những dữ kiện giả để bênh vực sếp lớn của mình.  

Bà Kellyanne Conway đang gây dựng đội ngũ nhân viên của riêng bà, với ý đồ tạo dựng nhiều ảnh hưởng hơn nữa – ngay cả khi bà đã bị khiển trách vì giúp quảng bá sản phẩm của Ivanka Trump trên đài Fox News. Nhân viên chính phủ như bà bị cấm công khai quảng cáo cho bất kỳ thương vụ nào. Hiện bà Conway đã bị cáo buộc vi phạm các nguyên tắc đạo đức.

Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc, ông Sean Spicer, trở thành chủ đề trong các câu chuyện châm biếm tràn lan, khiến cho ông Trump nổi đóa, nhất là khi vai trò của ông Spicer lại do một tài tử nữ diễn xuất trong show truyền hình nổi tiếng “Saturday Night Live.”

Ông Spicer hiện đang một mình đảm trách cả hai vị trí, thư ký báo chí và giám đốc truyền thông, sau khi Jason Miller bị ra khỏi vị trí giám đốc truyền thông trong giai đoạn chuyển giao quyền lực.

Các thành viên của Tòa Bạch Ốc thức dậy vào mỗi sáng, đọc vội các đoạn tin đăng tải trên Twitter của Tổng thống Trump, và chật vật điều chỉnh chính sách cho phù hợp với các tin nhắn này. Những gì ông Trump trao đổi với lãnh đạo nước ngoài qua điện thoại hầu hết đều giữ kín, do đó họ không nắm vững được chính sách của sếp mình. 

Nhiều người bàn thảo việc đổi mật mã và các trang xã hội với đồng nghiệp, sau khi nghe các cố vấn cấp cao của ông Trump cân nhắc về một chương trình ‘đe dọa nội bộ’, có thể dẫn tới việc giám sát các điện thoại di động và thư điện tử để tránh bị rò rỉ thông tin.

Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) gồm hàng trăm công chức có nhiệm vụ cố vấn cho tổng thống về chính sách chống khủng bố, an ninh, đánh chặn hỏa tiễn và các vấn đề chiến tranh, hòa bình khác.

“Cho tới giờ Hội đồng An ninh Quốc gia đang hoạt động rất khác thường” – Dân biểu Adam B. Schiff,  tiểu bang California, đảng viên cấp cao của đảng Dân chủ tại Ủy ban Tình báo Hạ viện, nhận định.

Phó cố vấn An ninh quốc gia K.T. McFarland nói rằng bà hiểu sự nghiệp của các nhân viên đều đang lao đao.

“Không chỉ bởi đây là chính quyền mới, mà còn là một đảng phái khác, và Donald Trump được những người muốn thay đổi hiện trạng bầu nên” – bà McFarland nói, cho biết thêm về cảm giác ‘khiếp đảm rụng rời trước các sự thay đổi’, vì ‘phần lớn nội các đều chưa từng làm việc trong chính phủ’.

Số đông nhân viên của Hội đồng An ninh Quốc gia từ chính phủ Obama không muốn làm việc cho ông Trump đã trở về cơ quan gốc hay đã xin từ nhiệm, để lại lỗ hổng quá lớn trong bộ máy hiện hành. Những người còn lại khó chịu bởi tư duy phe phái công khai.

Các nhân viên trong hội đồng NSC do ông Flynn tuyển chọn, phần nhiều xuất thân từ quân đội, và thường trình bày các ý tưởng liên quan tới sáng kiến về quân sự hơn là về ngoại giao.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis tìm hiểu việc Hải quân Mỹ có nên chặn và lục soát tàu Iran để tìm vũ khí có thể được cung cấp cho phiến quân Houthi ở Yemen. Sự can thiệp này cũng phù hợp với chỉ thị cứng rắn và bày tỏ sức mạnh quân sự của ông Trump, và càng được củng cố hơn trong các cuộc gặp với ông Mattis và Ngoại trưởng Rex W. Tillerson.

Nhưng con tàu này lại đang ở vùng lãnh hải quốc tế trên Biển Ảrập, và ông Mattis buộc phải gạt chiến dịch sang một bên.

Giới chức Tòa Bạch Ốc thì nói lý do là bởi thông tin về chiến dịch bị rò rỉ, nhưng một số khác lại lo ngại về cơ sở pháp lý theo luật quốc tế, và rằng liệu chiến dịch này tiến hành, thì hành động quân sự vụng bề tại Yemen của chính quyền mới liệu có dẫn tới một cuộc đụng độ với Hải quân Iran hay không.

Hệ thống điều hành và thông tin của nội các Trump cũng bất thường. Một quan chức cấp cao của Ngũ Giác Đài than thở l àông chỉ biết đến một dự thảo sắc lệnh về việc đối đãi với tù nhân thông qua những tin đồn không chính thức và rò rỉ trên các đài truyền thông.

Một số giới chức từng cho rằng sự thiếu trình tự trong hệ thống văn bản tại NSC, mà trách nhiệm sau cùng thuộc về ông Flynn, giải thích lý do tại sao ông James Mattis, bộ trưởng quốc phòng và Mike Pompeo, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), không bao giờ nhìn thấy một số sắc lệnh hành pháp của Trump trước khi chúng được công bố. Một sắc lệnh đã phải được sửa đổi sau khi công bố, để trấn an ông Pompeo rằng ông có một chỗ ngồi thường xuyên trong NSC.

Tuy nhiên, ông Flynn còn tạo ra thêm nhiều rắc rối. Các phụ tá nói ông cảm thấy bất an với việc không còn được tiếp cận không giới hạn với ông Trump như hồi tranh cử, và hội đồng đang bị phủ bóng bởi chiến lược gia trưởng Stephen K. Bannon, người chủ trương “Da trắng cực đoan”, kỳ thị Do Thái, quan niệm việc Mỹ đụng độ với hai địch thủ - Trung Quốc và Iran – là không thể tránh khỏi.

Ông Flynn rất ngạc nhiên khi biết rằng Bộ Ngoại giao và Quốc hội đóng vai trò chủ chốt trong việc bán vũ khí cho nước ngoài và chuyển giao công nghệ. Do vậy, ông Trump không thể đơn giản yêu cầu Ngũ Giác Đài gửi thêm vũ khí tới Ảrập Saudi, hoặc chuyển giao các gói vũ khí lớn hơn cho Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất.

Trong thời gian tại nhiệm ngắn ngủi 24 ngày, ông Flynn chưa quen với việc triệu tập Vệ binh Quốc gia trong tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như thảm họa tự nhiên, hay bom bẩn phát nổ ở một thành phố của Mỹ.

Tướng Michael Flynn cũng đã từng có quá khứ gây tranh cãi. Ông  bị chính quyền Obama sa thải khỏi vị trí lãnh đạo Cục Tình báo Quốc phòng do quản lý kém. Tuy nhiên, có tin cho hay sự thực là vì quan điểm cực đoan chống Hồi giáo của ông xung đột với TT Obama.

Đội ngũ của Trump phát hoảng vì hành xử của 'Sếp'

Theo tờ Washington Post, ông Trump đã gọi điện thoại tới ông Flynn lúc 3g sáng ngày 8/2/2017 để hỏi xem tiền đô la mạnh hay yếu có lợi hơn cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Ông Flynn đã trả lời là không biết, và đề nghị ông Trump nên hỏi một kinh tế gia về chuyện này. Câu trả lời, được biết là, đã không làm ông Trump hài lòng.

Câu chuyện cho thấy một vị Tổng tư lệnh "bốc đồng" và nhanh chóng đổ lỗi khi mọi thứ không được như ý.

Theo Huffington Post, hành xử nóng nảy của Trump đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho những tin đồn và thông tin rò rỉ tuôn ra từ chính các cơ quan hành pháp dưới quyền ông, thậm chí từ Tòa Bạch Ốc bởi các giới chức phát hoảng vì hành xử của chính "Sếp" lớn.

"Tôi đã ở đây 26 năm. Tôi chưa từng thấy điều gì như vậy. Tôi thực sự không nghĩ đây là một vị tổng thống bình thường về tâm thần", Eliot Cohen - một giới chức cao cấp của Bộ Ngoại giao thời TT George W. Bush và là một thành viên Hội đồng An ninh quốc gia -  bình luận.

Một phụ tá Tòa Bạch Ốc giấu tên tiết lộ với Huffington Post rằng Tổng thống không thích đọc các văn bản dài, tốt nhất là chỉ gói gọn trong một trang giấy, và ông rất thích họa đồ đi kèm.

Ngay cả những chuyện nhỏ nhặt cũng có thể khiến ông Trump vui thích hoặc bực tức. Tổng thống Mỹ từng nói với báo NY Times rằng ông rất mê hệ thống điện thoại bên trong Tòa Bạch Ốc. Ông cũng đã than phiền là khăn tắm trên phi cơ Air Force 1 không đủ mềm.
 

6. Cuộc họp báo “không tiền khoáng hậu của TT Trump

Image result for image trump so tired cartoon time magazine

Ngày 17/2/2017, ông Trump đã có một cuộc họp báo bị nhiều chỉ trích vì những điểm sau đây:
 

a/Tiếp tục tuyên chiến với các cơ quan truyền thông dòng chính, gọi họ là “fake news, là những người thiếu thành thật nhất thế giới”. Trong khi chính ông Trump là người liên tục đưa ra tin giả, dữ kiện giả suốt từ lúc bắt đầu tranh cử cho tới nay, từ con số người đến tham dự lễ nhậm chức lớn chưa từng có – hơn hẳn TT Obama, tới con số khổng lồ 3-5 triệu cử tri bất hợp pháp.
 

b/Buộc tội những nhân viên Tòa Bạch Ốc và cơ quan tình báo đã rò rỉ thông tin là những kẻ xấu, tội lỗi, cần bị trừng trị, và dọa sẽ phanh phui, trừng phạt những người này. Câu nói bị chế nhạo nặng nề của ông là: “tin rò rỉ là thật, nhưng tin tức về các rò rỉ này là tin giả.”
 

c/Tiếp tục phô trương thành tích “tưởng tượng” của ông là đã thắng số phiếu đại cử tri cao nhất, landslide hay thắng lớn so với đối thủ, tiếp tục chê bai, chỉ trích bà Clinton.
 

d/Tấn công các vị chánh án đã ngăn chặn sắc lệnh di trú bị chống đối nặng nề của ông. Lớn tiếng đòi tranh tụng pháp lý về sắc lệnh này, nhưng trên thực tế thì xin tòa cho phép hủy để đưa ra một sắc lệnh khác hợp pháp và hợp hiến.
 

e/Không đưa ra được thông điệp gì mới, hay chính sách gì cụ thể, mà chỉ dành nhiều thì giờ để nói lên trút ra sự phẫn nộ đối với dư luận, đổ tội cho truyền thông, nghĩ rằng mình đã làm được vô số chuyện hay, hơn hẳn những người tiền nhiệm, nhưng lại bị chỉ trích chống đối nặng nề.
 

f/Tránh trả lời chi tiết hoặc trực tiếp về mối liên hệ của ông với Nga, cho rằng các sự việc ông liên quan tới Putin và Nga chỉ là kế hoạch lừa đảo do các đối thủ thua cuộc dựng ra. Ông khẳng định chối bỏ không hề có sự liên lạc nào giữa ông, cũng như các nhân vật thân tín của ông, với tình báo và giới chức Nga. Trong khi trên thực tế, đang có nhiều cuộc điều tra của cả Thượng viện lẫn Hạ viện Hoa Kỳ về vấn đề này. Ngày 19/2/2017, Quốc hội đã ra lệnh cấm tất cả các nhân viên trong nội các cũng như ủy ban ứng cử của ông Trump tiêu hủy tài liệu liên quan tới sự việc này.
 

g/Đưa ra những cáo buộc không bằng chứng hoặc sai sự thật như cho rằng ông đã nhận được một đất nước và thế giới nát bét (ngược hẳn với các dữ kiện thực tế về thành quả kinh tế của TT Obama, thành quả của Obamacare, và thành quả giảm tội phạm trên toàn quốc); Ông nói dối là guồng máy điều hành của ông như “một bộ máy trơn tru, chạy nhuần nhuyễn” dù các lủng củng, thất bại, điều tiếng xảy ra như cơm bữa.

Trong buổi tụ họp với hằng ngàn cử tri ủng hộ mình tại Florida ngày 18/2/2017, ông Trump lại tuyên bố sai sự thật về Thụy Điển là đã thu nhận nhiều di dân Hồi giáo, khiến sự việc (khó lường) đã xảy ra tối qua tại Sweden. Lời tuyên bố không căn cứ của ông đã khiến cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của nước này phải gởi tweet ra, với câu móc “không biết ông ta đã hút thuốc gì?”, vì chẳng có sự việc gì trầm trọng đã xảy ra tại Thụy Điển, một quốc gia nhân bản đã nhận nhiều người tị nạn.
 

Ứng xử của ông đã bị chỉ trích là thiếu tư chất của một vị tổng thống, kém đạo đức, thiếu vắng sự tử tế và lịch sự, không mang thông điệp đoàn kết và trấn an cần thiết mà chỉ tạo thêm sự chia rẽ, hoang mang, lo sợ, hận thù và ghét bỏ. Ngôn ngữ ông dùng chỉ như trẻ em lớp ba, và cách hành xử cũng trẻ con không kém.
 

Buổi họp báo mà các chuyên gia bình phẩm là “chưa hề có trong 228 năm lịch sử Hoa Kỳ,” đã để lại nhiều ngao ngán cho các giới chức chính quyền và dư luận nói chung, trừ những người cương quyết ủng hộ ông Trump. Cũng chính vì cuộc họp báo này mà Phó Đô đốc Hải quân Robert Harward đã quyết định từ chối không tham chính khi được ông Trump mời trách nhiệm vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia.

Chủ tịch gốc Việt cùng 9 thành viên trong Hội Đồng Cố Vấn Mỹ Gốc Á Và Dân Đảo Thái Bình Dương từ chức

blank
Hội Đồng Cố Vấn Về Người Mỹ Gốc Á Và Dân Đảo Thái Bình Dương (Ảnh: WHIAAPI)

 

Để phản đối các chính sách của Tổng thống Donald Trump, 10 thành viên của Hội Đồng Cố Vấn Về Người Mỹ Gốc Á Và Dân Đảo Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc (WHIAAPI), đã đồng loạt từ chức, trong đó có vị chủ tịch hội đồng gốc Việt, Bác Sĩ Tùng Nguyễn.

Bác sĩ Tùng, người vừa từ chức hôm Thứ Tư 15/02, nói với báo mạng AsAmNews rằng, các thành viên hội đồng thấy không thể ảnh hưởng đến bất cứ chính sách nào của chính phủ. Họ cho rằng chỉ có những quan điểm phù hợp với chính quyền mới được lắng nghe.

Trước khi các thành viên của WHIAAPI từ chức, họ đã gửi cho Tổng thống Trump một bức thư ngày 13 tháng 1, liên quan đến các mục tiêu và nguyên tắc của hội đồng, nhưng không hề nhận được hồi đáp.

Hội đồng gồm 20 thành viên. Sáu thành viên đã từ chức ngay trong ngày 20 tháng 1, tức Lễ Nhậm Chức của ông Trump. Nay hội đồng chỉ còn lại bốn thành viên.

Thư từ chức hôm Thứ Tư 15/02 viết rằng, họ phản đối việc Tổng thống Trump mô tả người di dân, người tị nạn, người da màu, người theo nhiều tín ngưỡng khác nhau là không đáng tin cậy, đe dọa và gây tốn kém cho đất nước.

Hội đồng này được thành lập theo một sắc lệnh hành pháp năm 1999 của Tổng thống Bill Clinton. Các vị tổng thống kế nhiệm là George W. Bush và Barack Obama đã liên tiếp gia hạn sắc lệnh đó dưới thời của mình. Huy Lam / SBTN

 


Ý kiến bạn đọc
22/02/201707:26:08
Khách
Căn cứ vào sự thật trên đây và còn nhiều nữa nhưng không đủ chỗ đề cập, có thể nói toàn bài không có chút giá trị về tin tức cũng như quan điểm, hay chút tư tưởng naò có giá trị cả. Vay mượn tin vịt một chìều, ý kiến cá nhân chủ quan, võ đoán, hàm hồ. Đặc biệt điều đáng tiếc nhất là của SBTN. Để giữ uy tín SBTN cần xét lại có nên tiếp tục mướn không? Tiếc ! Đáng tiếc!
22/02/201707:22:32
Khách
TRÁCH CHI VIỆT NAM ĐÃ MẤT!!! CÓ LOẠI TRUYỀN THÔNG THẾ NÀY THÌ CÒN GÌ LÀ ĐẤT NƯỚC!!! Một mai nếu VN tự do, rồi cũng sẽ mất với loại truyền thong này. DC thất bại là PHẢI LẮM, PHẢI LẮM!
CÓ BỐ LÁO KHÔNG?
Không cầnlà Fan của ai cả. Fan của sự thật thôi.
Tất cả đều là LÁO !!! Vì không đủ chỗ để nói nhiều, chỉ một điểm này đủ rõ là tác giả đã quá thiên kiến, một chiều. KHINH THƯỜNG ĐỘC GIẢ. Rất tiếc lại là người làm việc cho một đài SBTN!!!
Trích: “Buổi họp báo mà các chuyên gia bình phẩm là “chưa hề có trong 228 năm lịch sử Hoa Kỳ,” đã để lại nhiều ngao ngán cho các giới chức chính quyền và dư luận nói chung, trừ những người cương quyết ủng hộ ông Trump. Cũng chính vì cuộc họp báo này mà Phó Đô đốc Hải quân Robert Harward đã quyết định từ chối không tham chính khi được ông Trump mời trách nhiệm vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia. “ Hết trích.
Đúng là cuộc họp báo dài hơn 1 tiếng đồng hồ. Loại tả khuynh, cơ quan tuyên truyền lâu nay đã quen thì thấy ngán. Tất cả câu hỏi được trả lời. Có hai loại truyền thong lương thiện và không lương thiện. Chỉ có TT này mới chỉ thẳng mặt loại không lương thiện (dishonest). Tác giả là một:
Tại sao có thể nói tác giả bố láo? Ngay cả truyền thong phe ta DC cũng không nói như tác giả. Tác giả lấy bằng chứng nào mà HỒ ĐỒ rằng “CŨNG CHÍNH VÌ CUỘC HỌP BÁO NÀY….”
ĐÂY, HÃY XEM CÓ BỐ LÁO KHÔNG:
CBS: Có hai nguồn theo sát tình hình xác nhận rằng Haward đòi hỏi có dội ngũ riêng, và Nhà Trắng từ chối: “Two sources close to the situation confirm Harward demanded his own team, and the White House resisted.”
http://www.cbsnews.com/news/robert-harward-turns-down-national-security-adviser-job/
CNN: Haward nói “Khi về hưu, tôi có dịp nói đến tài chánh và gia đình có thể sẽ là thách thức cho nhiệm vụ này” . “Cũng như mọi thành viên phục vụ đã biết, và sống, công việc này cần 24 giờ mổi ngày, 7 ngày trong tuần tập trung và cam kết là việc chu đáo. Hiện tại tôi không thể cam kết được. Suy nghĩ và cầu nguyện của tôi dành cho những ai gánh vác nặng nề và chịu trách nhiệm coi sóc những vấn đề thuộc an ninh quốc gia của chúng ta. Cầu ơn trên ban phúc cho đất nước vĩ đại của chúng ta.
("Since retiring, I have the opportunity to address financial and family issues that would have been challenging in this position," Harward said in a statement. "Like all service members understand, and live, this job requires 24 hours a day, 7 days a week focus and commitment to do it right. I currently could not make that commitment. My thoughts and prayers are with those that carry such heavy burdens and responsibility for taking care of our country's national security concerns. God bless this great country of ours.")
http://www.cnn.com/2017/02/16/politics/harward-says-no-to-national-security-adviser-role/
WASHINGTON TIME “quyết định thuộc gia đình” và khó khăn về tài chánh còn dính líu đến Lockheed Martin
(Harward declined the job, saying his decision was due to “family considerations” and difficulties in overcoming financial entanglements with defense contractor Lockheed Martin. He has served as CEO of Lockheed in the United Arab Emirates since 2014.)
http://www.washingtontimes.com/news/2017/feb/16/vice-admiral-robert-harward-turns-down-trumps-nati

Còn việc bổ nhiệm nôi các bị thối lui là chuyện thường TẠI SAO tác giả lại BÔI BÁC, xuyên tạc một cách BỈ ỔI, không ngượng miệng vậy:
XEM ĐÂY: Clinton nhiều nhất 5 người, Bush 2 người, Obama 3 người, Trump 1 người. Những người bị rớt thường là do hồ sơ cá nhân )

CLINTON 5 ứng viên bị rớt. Zoë Baird (Attorney General) (1993), Kimba Wood (Attorney General) (1993), Bobby Ray Inman (Defense 1993), Bobby Ray Inman (Defense 1993) Anthony Lake (Director of Central Intelligence 1996), Hershel W. Gober (Veterans Affairs 1997)
BUSH: 2 ứng viên bị rớt: Linda Chavez (Labor 2001), Bernard Kerik (Homeland Security 2004)
OBAMA 3 ứng viên bị rớt: Tom Daschle (Health and Human Services 2008), Bill Richardson (Commerce 2008), Judd Gregg (Commerce 2009)
TRUMP: 1 ứng viên bị rớt: Andrew Puzder (Labor 2017)
(Tiếp>>)
22/02/201707:03:52
Khách
Here I am dude.
22/02/201706:24:15
Khách
Cơn ác mộng Trump đang bắt đầu tàn phá Đất nước này. Gã trọc phú keo kiệt từng xu thì đừng có nói mà thương ai . Chắc thường mấy tay người Mỹ gốc vàng này nhà ta chắc mà mơ Tưởng hảo huyền
22/02/201705:44:40
Khách
Tội nghiệp cho dân Mỹ , bầu lên một người bất tài và vô đạo Đức. Vậy mà đân Mỹ cứ tưởng Trump là vị cứu tinh.
22/02/201703:22:57
Khách
Kể từ thời chiến tranh Việt Nam , chưa bao gio82 Hoa Kỳ rách nát như bây giờ. Tên giết người , kẻ độc tài Putin bố láo không coi Hoa Kỳ ra gì cả. Các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ vốn chia sẻ trách nhiệm nay không biết ngày mai sẽ ra sao. Chỉ có tin tốt là sản phẫm của cô Trump bán ra mạnh ở Trung Quốc sau khi họ tháo dỡ lệnh cấm.
21/02/201721:12:54
Khách
Where is Mr Trump fan ?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.