Hôm nay,  

Cổ Tích và Truyền Kỳ

31/01/201700:01:00(Xem: 3856)
Thưa quí Bạn đọc, trong những ngày đầu Xuân Đinh Dậu, xin được gởi đến quí Bạn đọc về chuyện “Cổ Tích và Truyền Kỳ” và đôi bài kế tiếp là “Cổ Tích và Truyền Kỳ thời Hùng Vương”  để hài hòa với không khí ngày đầu xuân. Sau đấy, sẽ đăng “Trang Sử Việt” vào thứ Ba và thứ Sáu như thường lệ. 
Trân trọng - NLY
____________
 
 CỔ TÍCH VÀ TRUYỀN KỲ
 
Những chuyện cổ tích và truyền kỳ của Việt Nam, nếu viết riêng một cuốn sách vẫn chưa đủ. Trong khuôn khổ khái quát, tôi chỉ biên soạn các sự tích thiết yếu mà thôi.
 
 I- Tam Hoàng: Tam Hoàng là 3 vị lỗi lạc thời cổ đại ở Á Đông, với sự lỗi lạc của các ngài, nên người Tàu đã nói rằng các ngài là tổ tiên của họ. Nhưng chúng ta đều biết Lạc Việt, khi xưa sống bên bờ sông Dương Tử. Sau này bị người Hán (Tàu) hung hãn lấn chiếm. Thời xa xưa ấy, Việt tộc đã biết làm nông nghiệp lúa nước. Tại tỉnh Hà Nam ngày nay, các nhà khảo cổ khai quật tìm thấy những vỏ rùa có khắc văn tự (chữ) trên đồ đá mài, như: Rìu, búa, dao, chày... và dụng cụ quay tơ bằng đá, tức là thời ấy Việt tộc đã biết dệt vải, làm ra tơ lụa. Còn tìm thấy Việt tộc vào thời xưa đã biết làm đồ gốm sứ và đồ đồng: Nồi đồng, đầu mũi tên bằng đồng... Nhà khảo cổ học Anderson đã viết: “Thời đại các di vật ấy cách đây 5.000 năm, đấy là nền văn minh Đông Á của Việt tộc”. Vùng đất nơi bờ sông Dương Tử, thuở xưa là của Việt tộc, nhìn vào mốc thời gian ấy, các vị Tam Hoàng là thủy tổ của người Việt thì đúng hơn là của người Tàu.
 
 1- Vua Phục Hy (4480-4365 TCN), tương truyền thân mẫu của ngài là bà Hoa Tư, song sinh ra ngài và Đức Nữ Oa, cả hai anh em dáng dấp rất kỳ lạ, “thân rồng đầu người”. Ngài để lại một sự nghiệp to lớn được lưu truyền như sau:
 a- Sáng tạo văn tự: Có lẽ là chữ “Khoa Đẩu” của Việt tộc (vì lúc ấy chữ Hán chưa có), trong bản dịch Kinh thư của Thẩm Quỳnh đã ghi: “Cung Vương đến nước Lỗ, dỡ nhà cũ của Khổng Tử, cất lại lớn hơn để tiện cúng tế. Thấy sách dấu trong vách, viết bằng lối chữ Khoa đẩu. Khổng An Quốc đem sách ấy dâng cho vua Hán (149-140 TCN). Vua bảo dịch ra lối chữ lệ. Gồm có 30 thiên, gọi là cổ văn Thượng thư” (tức là chữ Khoa Đẩu mà người Hán ngày nay gọi là chữ Đại triện". (Người viết sẽ trình bày về chữ Khoa Đẩu của Việt tộc khi có dịp).
 b- Sáng tạo ra lịch thời tiết: Trong cuốn “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn, nói về sách “Xuân Thu Nội Thị” đã viết: “Vua Phục Hy đặt ra 8 tiết, vạch ra hào ứng về thời tiết, khí hậu, ngài còn đặt ra 8 quẻ, mỗi quẻ 3 vạch tượng trưng cho 24 khí tiết". 
  c- Sáng tạo dịch học: Truyền sử kể rằng, ngài dùng 55 điểm trên mình con Long mã hiện lên ở sông Hoàng Hà tạo ra Hà Đồ. Vua Đại Vũ dùng 45 điểm trên lưng Rùa thần hiện lên ở sông Lạc tạo ra Lạc Thư. (Người viết sẽ trình bày về Tử vi, phong thuỷ  khi có dịp).
 d- Phục Hy còn chế tác một loại nhạc cụ, gọi là Cầm và sáng tác nhạc khúc, làm phong phú đời sống tinh thần cho người đời. Ngài còn dạy người ta khoan gỗ lấy lửa, đun chín thức ăn, con người bắt đầu không còn ăn uống bằng đồ sống sít nữa. Phục Hy khi xưa ở vùng Hoài Dương, Hà Nam, Tế Ninh, Khúc Phụ, Sơn Đông. Ngày nay ở Tế Ninh còn có lăng của ngài. Hằng năm vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, dân gian từ các nơi tề tựu về đây, cúng tế vị thủy tổ có công phát minh nhiều thứ hữu dụng cho đời sống con người.
 
 2- Đức Nữ Oa: Bà là em gái của Phục Hy, là “Đệ Nhị Hoàng”, là người từng luyện đá ngũ sắc để vá trời. Truyền sử ghi rằng Bà Nữ Oa dùng bùn ướt nắn thành người ta. Một ngày kia, có một trận bão lớn gây cho bầu trời bị sập một lỗ hổng lớn, nước như thác đổ, dân chúng bị trôi chết rất nhiều. Bà bưng một tảng đá to bay đến nơi lỗ hổng để trám lại nhưng nước đổ quá mạnh, Bà Nữ Oa bị dội ngược trở lại. 
Bà đi lượm rất nhiều đá ngũ sắc, chất đống bên lỗ hổng cao như núi. Rồi cắt rất nhiều cây lau đem phủ lên đá ngũ sắc, trui đốt đến 9 ngày đêm. Sau đó Bà nhanh nhẹn đem những hòn đá có sẵn bên lỗ hổng, liên tục lấp lỗ hổng trong 7 ngày đêm, cuối cùng lỗ hổng lớn cũng lấp lại được. Vị Nữ thần dũng cảm đã trừ được một tai nạn to lớn để cứu dân chúng. Từ đó dân chúng bắt đầu xây dựng cuộc sống thanh bình, đàn ông thì cày cuốc làm ruộng rẫy; đàn bà thì may vá, dệt vải, và tất cả được sống trong sự yên bình. 

 
 3- Vua Thần Nông (3220-3080 TCN): Ngài là Đệ Tam Hoàng, còn gọi là Viêm Đế (tổ tiên Việt tộc). Theo truyền thuyết, vua Thần Nông là người đã dạy dân chúng làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch điền (lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi thu hoạch mùa màng) hoặc lễ Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), nên dân gian gọi ngài là Ngũ Cốc Tiên Đế và có câu: “Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc” nghĩa là: Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc. Ngài đã dạy dân cách dùng thuốc Nam để trị bệnh. 
     Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư của Ngô Sĩ Liên, phần lời tựa ghi: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam-Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”. Theo Đế Vương thế kỷ và Sử Ký-Bổ Tam Hoàng bản kỷ thì Thần Nông thị giữ ngôi đế gồm có 9 đời: Viêm Đế, Đế Lâm Khôi, Đế Minh, Đế  Trực, Đế Nghi, Đế Lai, Đế Khắc, Đế Du Võng.
 
 4- Hoàng Đế (2698-2599 TCN): Hoàng Đế tên thật là Công Tôn Hiên Viên là lãnh tụ Hoa tộc. Truyền thuyết thời Hoàng Đế đã phát minh: Làm nhà, đóng xe, thuyền, chế kim chỉ nam, làm lịch, y thuật... nên có người liệt Hoàng Đế vào Tam Hoàng. Tương truyền, Hoàng Đế có một sử quan tên là Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ Hán cổ. Tuy nhiên, có tài liệu đã ghi rõ ràng rằng Hoàng Đế hợp với Viêm Đế đánh bại Xuy Vưu, rồi Hoàng Đế lại tiêu diệt Viêm Đế là lãnh tụ của Viêm tộc (tức Việt tộc), độc chiếm sáu tỉnh lưu vực sông Hoàng Hà rồi lập ra nước Tàu. Hiên Viên đã phỏng theo sinh hoạt của Viêm tộc (Việt tộc) để tổ chức xã hội Hoa tộc, vì Hoa tộc lúc đấy là một bộ lạc bán khai, du mục, gốc Turk lai Mông Cổ ở phương Bắc vào xâm chiếm đất Trung Nguyên, với văn hoá truyền khẩu (chưa có chữ viết). Kẻ chiến thắng chiếm đoạt tài sản của kẻ chiến bại, như bắt dân Viêm tộc làm nô lệ, chiếm đất nước và văn hoá trong đấy có chữ “Khoa Đẩu là chữ Việt cổ” rồi biến cải chữ Khoa Đẩu ra chữ Hán?!.
 
   5- Ngũ Đế (Tiếp thời Tam Hoàng), gồm có: 
 - Đế Cốc (? - 2453). - Đế Chí (? - 2365). 
 - Đế Nghiêu (2337- 2258 TCN), tên là Phóng Huân, là anh em khác mẹ với Đế Chí, ông thuộc bộ tộc Đào Đường nên còn gọi là Đường Nghiêu. Theo truyền sử, sau khi Đế Cốc mất, Đế Chí lên ngôi, Đế Chí không có tài trị nước. Nên Phóng Huân lên thay tức Đế Nghiêu. Đế Nghiêu là một vua đạo đức, ông truyền ngôi cho Thuấn, không truyền ngôi cho con trai là Đan Chu, đời sau xem là tấm gương tốt của việc chọn người tài đức. 
 - Đế Thuấn (2258-2205TCN), tên là Diêu Trọng Hoá hay Hữu Ngu Thị. Thuấn nổi tiếng là người hiền đức. Mẹ mất sớm, cha là Cổ Tẩu lấy vợ khác và sinh ra Tượng. Ông bị cha, mẹ ghẻ và Tượng hành hạ, Thuấn vẫn giữ hiếu thuận. Tiếng tốt đồn xa, vua Nghiêu gả cho Thuấn hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh. Khi vua Nghiêu già yếu, không nhường ngôi cho con trai mà nhường ngôi cho Thuấn (53 tuổi)?!.
 - Đế Vũ (2205-2198 TCN), tên là Tỉ Văn Mệnh, thường gọi là Hạ Vũ hay Đại Vũ, là vua đầu tiên của nhà Hạ. Theo truyền thuyết, vua Thuấn sai Cổn đi trị thuỷ, Cổn không làm được nên bị xử tội chết. Thuấn lại dùng con Cổn là Vũ trị thuỷ, Vũ trị thuỷ thành công. Nhờ có công, vua Thuấn không truyền ngôi cho con mình là Thương Quân mà truyền ngôi cho Vũ.
 
Sử sách đã ghi rằng: “Kinh Dương Vương kết hôn với con gái vua Thần Long, miền Động Đình Hồ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi lấy đế hiệu là Lạc Long Quân”. Nhìn chung, truyền thuyết đã ghi: “Việt tộc là hậu duệ của Lạc Long Quân, nên Việt tộc chính thống là dòng giống Rồng. Phục Hy là thủy tổ giống rồng và cũng là tổ tiên của Lạc Long Quân. Từ đó, thấy rõ ràng Tam Hoàng là tổ tiên của Lạc Việt vậy”.    
 
Nguyễn Lộc Yên


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.