Hôm nay,  

Hoàng Hôn Trung Quốc

21/05/200500:00:00(Xem: 5053)
Khi thiên hạ nói đến "quang diện Trung Hoa" và Hoa Kỳ gây sức ép với Bắc Kinh mà lại bảo là "Hoàng hôn Trung Quốc"" Vấn đề chỉ là trí nhớ mà thôi.
Như vầng nguyệt, tâm lý con người cũng trồi sụt không đều, cứ hồ hởi sảng rồi lại hốt hoảng bậy. Hiện tượng ấy ứng dụng khá đúng vào phản ứng của dư luận Hoa Kỳ với Trung Quốc. Ba mươi năm sau khi Richard Nixon kết ước với Bắc Kinh, dân Mỹ hồ hởi khám phá ra Trung Quốc và buông bỏ Đài Loan. Hai mươi lăm năm sau khi Đặng Tiểu Bình cải cách kinh tế, họ lại e sợ sức bành trướng kinh tế rồi quân sự của các đấng con trời. Nhưng, nếu nhìn xa hơn một chu kỳ bầu cử tại Hoa Kỳ, hay một chu kỳ đầu tư tại Hoa lục, người ta có thể thấy ra những mối nguy đang chờ đợi con rồng đỏ này, là điều nhiều người Hà Nội vẫn chưa tin…
Chúng ta nghe nói đến phát nhàm là Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 9% trong 26 năm qua, nếu đà này tiếp tục thì kinh tế Hoa lục sẽ vượt Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong vài chục năm nữa. Trong điều kiện ấy, bảo rằng Trung Quốc có thể gặp khủng hoảng là điều khó tin, nhất là khi các tổ hợp đầu tư tài chánh tiếp tục trình bày viễn ảnh lạc quan về kinh tế Hoa lục.
Thực ra, phép lạ tăng trưởng của Trung Quốc không là phép lạ, mà cũng chẳng là duy nhất nếu người ta nhớ đến hai tiền lệ đã có là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Sau Nội chiến, Hoa Kỳ chọn chiến lược phát triển công nghiệp của miền Bắc chiến thắng và từ bỏ con đường trọng nông của miền Nam. Kể từ 1869 đến cuộc Tổng khủng hoảng 1929, Hoa Kỳ có 60 năm công nghiệp hóa và phát triển mạnh, vượt Đế quốc Anh thành bá chủ kinh tế toàn cầu. Nhưng trong sáu thập niên ấy, kinh tế Mỹ đã bị nhiều đợt suy trầm (1892, 1907, 1918) và một trận suy thoái biến ra Tổng khủng hoảng 1929-1933. Và dù gặp nhiều chông gai như vậy, ngày nay Hoa Kỳ vẫn là siêu cường kinh tế số một, với sản lượng bằng 20 đến 25% của thế giới và đóng góp tới 60% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trường hợp Nhật Bản cũng không khác. Sau Thế chiến II, Nhật có giai đoạn phát triển mạnh, từ 1956 đến 1989, với sản lượng tăng gấp bốn trong 17 năm đầu, còn mạnh hơn tốc độ tăng trưởng vào thời kỳ mở đầu công nghiệp hóa của Mỹ. Sau đó, Nhật cũng bị nhiều đợt suy trầm (1973, 1979) trước khi bị suy thoái vì vụ bể bóng đầu tư sau năm 1989. Ngày nay, Nhật vẫn chưa ra khỏi chu kỳ suy sụp ấy, với đợt suy trầm thứ năm trong vòng 14 năm. Nhưng, 20 năm trước, không ai nghĩ vậy. Lúc ấy, dư luận Mỹ đều nói đến ngày Nhật Bản sẽ qua mặt Hoa Kỳ thành bá chủ kinh tế toàn cầu. Lúc ấy, dư luận Mỹ được báo động về mối họa Phù tang, như ngày nay đang được báo động về mối nguy Tung Quốc.
Từ đầu năm 1979 - khi Đặng Tiểu Bình đề xướng cải cách - cho đến nay, sản lượng Hoa lục đã tăng gấp 10. "Phép lạ" Trung Quốc xuất phát từ một động lực là gia tăng đầu tư, gồm hai thành tố là 1) dân số trẻ và đông ở trong nước và 2) tư bản lẫn kiến năng dồi dào ở bên ngoài (khởi sự là của cộng đồng người Hoa ở hải ngoại nối tiếp là của các nhà đầu tư quốc tế). Phép lạ này cũng đã từng thấy tại Đông Á, và được ca ngợi trước khi Đông Á bị khủng hoảng nặng vào năm 1997.
Nếu vẽ ra tương lai bằng cách vạch một đường thẳng từ quá khứ thì với dân số bằng 20% dân số địa cầu và tốc độ tăng trưởng cao như trong một phần tư thế kỷ vừa qua, sản lượng kinh tế Trung Quốc (nay đang là 10% sản lượng thế giới tính theo tỷ giá hối đoái PPP) sẽ vượt Hoa Kỳ và kinh tế Hoa lục sẽ dẫn dầu thế giới. Tuy nhiên, tương lai không nhất thiết là đường thẳng và những gì đã từng xảy ra cho Hoa Kỳ hay Nhật Bản cũng có thể xảy ra cho Trung Quốc, mà với hậu quả khác: Trung Quốc không là Hoa Kỳ và Nhật Bản vì chưa có nền kinh tế thị trường đích thực và một chính quyền dân chủ để ứng phó linh động với suy trầm hay suy thoái mà không bị khủng hoảng chính trị.

Trong suốt mấy chục năm tăng trưởng ngoạn mục, cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản đều có những thời kỳ suy trầm hoặc suy thoái, hiện tượng ấy không thể không xảy ra cho Trung Quốc nên đường thẳng của tương lai vẫn sẽ gặp nhiều đoạn gãy, và có khi gãy gục.
Nhật Bản từng bị suy thoái sau vụ bể bóng đầu tư năm 1990, Trung Quốc cũng đang có trái bóng dầu tư không phải trên thị trường chứng khoán (vốn suy sụp liên tục từ bốn năm qua) mà trên thị trường địa ốc, thị trường Thượng Hải chẳng hạn đã tăng giá 60% kể từ 2002 đến nay. Khi trái bóng đầu tư bị bể tại Nhật, giá cổ phiếu và nhà đất rớt như cục gạch và hệ thống ngân hàng Nhật đã trải 10 năm khủng hoảng cho đến nay vẫn chưa chấn chỉnh được. Hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc còn mục nát hơn Nhật Bản và lại mắc nợ nhiều hơn nên khủng hoảng mà bùng nổ thi hậu quả sẽ trầm trọng hơn gấp bội. Đó là thuần về kinh tế.
Trong các địa hạt khác, xã hội Trung Quốc còn bị rất nhiều nhược điểm.
Mâu thuẫn và dị biệt giữa các tỉnh duyên hải miền Đông và các tỉnh nằm sâu trong lục địa ở miền Tây, khoảng cách lợi tức và bất công bị đào sâu vì kết quả tăng trưởng không được phân bố đồng đều, nạn tham nhũng tràn lan trong guồng máy nhà nước và xung đột hay đối nghịch thường xuyên giữa chính quyền trung ương và các cấp địa phương là loại vấn đề sinh tử sẽ thách đố khả năng ứng phó của chính quyền khi suy thoái bùng nổ. Đã vậy, một thành phần đông đảo của dân chúng không còn che giấu nỗi bất mãn trước các vấn đề kinh tế xã hội và sẵn sàng xuống đường biểu tình phản đối.
Bao trùm lên tất cả là mối nguy rất lớn cho môi sinh xuất phát từ chánh sách đầu tư lẫn tham vọng duy ý chí của một chính quyền độc tài và nhiều mặc cảm. Trong khi ấy, kế hoạch hạn chế dân số (mỗi hộ một con) lẫn nếp văn hóa trọng nam khinh nữ khiến Trung Quốc sẽ gặp nạn lão hóa dân số (tỷ lệ người già quá cao và tỷ kệ sản xuất quá thấp) và nạn trai thừa mà gái thiếu, và suy sụp trước khi nền kinh tế có thể đuổi kịp Hoa Kỳ trong nhiều thập niên tới.
Vì vậy, kinh tế Trung Quốc có thể gặp suy trầm hay suy thoái như mọi xứ khác, nhưng khác với các nước đã theo kinh tế thị trường và có chế độ dân chủ, Trung Quốc mà gặp khó khăn kinh tế thì động loạn xã hội sẽ bùng nổ, dẫn tới khủng hoảng chính trị trên thượng tầng.
Trong hoàn cảnh ấy, ta mới tự hỏi vì sao Hoa Kỳ lại có chiều hướng gây sức ép với Bắc Kinh, về mậu dịch, về xuất cảng hàng dệt may vào Mỹ hay về chế độ hối đoái cứng ngắc ngày nay" Một phần có thể là vì chính quyền Bush bị áp lực bảo hộ mậu dịch của Quốc hội, là điều ai cũng có thể thấy.
Nhưng, liệu chính quyền Bush có còn hậu ý nào khác chăng" Đương khi lãnh đạo Bắc Kinh đang vất vả ứng phó với nguy cơ hạ cánh nặng nề thì bị giáng thêm đòn chí tử về mậu dịch và hối đoái, như bị điểm huyệt vào đúng lúc động thủ. Giả thuyết ấy chưa hẳn là mơ hồ hay hàm hồ, nếu ta chứng kiến những gì đang xảy ra cho Liên bang Nga…
Hoàng hôn Trung Quốc vì vậy không hẳn là khó hiểu, và có thể thấy sau khi mặt trời lên tới cực đỉnh nhân Thế vận hội 2008 ở Bắc Kinh, là lúc dịch số Trung Quốc gọi là "quang diện Trung Hoa".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.