Hôm nay,  

Cứng Rắn Ở Biển Đông

15/01/201700:00:00(Xem: 6469)

Nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ không tự do quậy phá trong khi Hoa Kỳ chuyển quyền lực sang cho chính phủ Donald Trump… Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao, khi bị ngăn trở ở Biển Đông? TQ sẽ làm gì khi Đài Loan hiện ra như một hải đảo ly khai, và như một quốc gia ngày càng xa lạ với quá khứ đất mẹ Hoa Lục (hãy hình dung, khi Phú Quốc tuyên bố độc lập ra khỏi Việt Nam), nhưng vẫn giành Biển Đông theo kiểu riêng? Nhưng với vòng vây Nhật Bản, Nam Hàn, Mã Lai, Indonesia, Việt Nam, Philippines, và các Hạm Đội Hoa Kỳ… Trung Quốc nơi Biển Đông sẽ làm gì? Có phải sẽ thò tay sang Bắc Hàn để thúc giục quậy phá?

Trước khi TT Obama bàn giao quyền lực cho Tổng Thống mới Trump, Obama cho hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hạm Đội 3 vào Biển Đông… Tuy hành động này làm TQ bực dọc, nhưng vẫn chưa thể bực dọc hơn đối với chuyện Trump nói điện thoại với Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 11/2016.

Hiện nay, dấu hiệu từ Mỹ rất rõ: Rex Tillerson - người được Donald Trump chỉ định vào chức ngoại trưởng – tuyên bố rằng TQ phải bị ngăn chận ở Biển Đông.

Bản tin RFI hôm 12/1/2017 nêu câu hỏi về Biển Đông: Ứng viên ngoại trưởng Mỹ “khai chiến” với Trung Quốc?

Bản tin ghi rằng trong cuộc điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ ngày hôm 11/01/2017, người được đề cử làm ngoại trưởng tới đây của nước Mỹ, Rex Tillerson, đã «khai chiến với Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông». Khi được hỏi về đối sách của ông trước các hành động hung hăng của Trung Quốc ở vùng biển mà Bắc Kinh đòi hầu như toàn bộ chủ quyền, ông Tillerson đã không ngần ngại cho rằng cần phải cấm không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp tại Biển Đông.

Phát biểu trước một ủy ban của Thượng Viện Mỹ, người có rất nhiều khả năng làm ngoại trưởng tới đây của Hoa Kỳ nói rõ như sau: «Chúng ta sẽ phải gửi đến Trung Quốc một tín hiệu rõ ràng rằng trước hết phải đình chỉ việc xây dựng các đảo, và thứ hai là không được phép tiếp cận những hòn đảo này».

Chúng ta nơi đây thử nhớ về chuyện trong quá khứ mấy năm qua: có phải TT Obama và Ngoại Trưởng John Kerry đã trao tặng Biển Đông cho Hoa Lục? Có phải cả dân tộc Philippines thấy rằng kết thân với Mỹ chỉ là vô ích khi bãi cạn Scarborough Shoal nơi Biển Đông của Philippines bị Hải quân Trung Quốc chiếm nhẹ nhàng, không một tiếng súng, và đó là một trong các lý do Manila chuyển trục, phải bỏ rơi Mỹ để làm hòa với TQ?

RFI nhắc rằng trong thời gian qua, Bắc Kinh đã khiến tình hình Biển Đông căng thẳng hẳn lên khi cho bồi đắp 7 thực thể mà họ chiếm giữ trong vùng quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo, bên trên có xây các cơ sở quân sự.

Đối với ông Tillerson, việc bồi đắp đảo nhân tạo tại Biển Đông, cũng như việc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên quần đảo Senkaku, dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, là những hành vi phi pháp vì đó là «xâm chiếm lãnh thổ hoặc giành quyền kiểm soát hoặc tuyên bố kiểm soát những vùng lãnh thổ không thuộc về Trung Quốc một cách hợp pháp».

Nhận xét của chuẩn ngoại trưởng Mỹ rất chính xác trong bối cảnh một tòa án quốc tế (Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye) – mà Bắc Kinh phủ nhận thẩm quyền – ngày 12/07/2016 đã phán quyết rằng yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Ông Tillerson không ngần ngại so sánh việc xây dựng các hòn đảo, rồi cho triển khai thiết bị quân sự trên đó, với hành vi của Nga xâm chiếm bán đảo Crimée của Ukraina.

RFI nhận định:

“Phải nói rằng đây là lần đầu tiên mà người được đề cử làm nhân vật lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ lại bộc lộ một cách rõ ràng, công khai những suy nghĩ của ông về Biển Đông như vậy, một quan điểm rất cứng rắn đối với Trung Quốc.

Ông Tillerson tuy nhiên không nói là Hoa Kỳ có thể có những biện pháp cụ thể nào nhằm buộc Trung Quốc đình chỉ việc xây dựng đảo hay cấm không cho tiếp cận các đảo này, nhưng trong hơn một năm gần đây, Hải Quân Mỹ đã nhiều lần cho chiến hạm tiến hành các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông.”

Tuy nhiên, có phải Biển Đông đã tuyệt vọng?

Vì RFI cũng kể rằng, khi trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Malcolm Davis, chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện Chính Sách Chiến Lược Úc ở Canberra (Úc) nhận xét: «Đây là một kiểu phát ngôn ngẫu hứng, giống như một tin ngắn tweeter, có nguy cơ đổ dầu vào lửa và có thể làm cho mọi sự xấu hẳn đi».

Theo chuyên gia này, «trừ phi là động binh chống lại Trung Quốc, thì người Mỹ không có cách nào khác để ngăn cản Trung Quốc» xây dựng và tiếp cận các đảo họ nắm giữ trên Biển Đông.

Dẫu sao thì ý kiến người được đề cử làm ngoại trưởng Mỹ cũng không khác với quan điểm hiếm hoi về Biển Đông từng được tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhắc lại gần đây, khi ông đả kích «các pháo đài» to lớn mà Trung Quốc cho xây dựng giữa Biển Đông.

Trước đó, vào tháng Ba 2016 khi còn vận động tranh cử, ông Trump từng chê trách chính quyền Obama mềm yếu trước các hành động xây pháo đài quân sự trên Biển Đông của Trung Quốc. Theo ông Trump, Bắc Kinh đã ngang nhiên làm như vậy, vì họ «không có sự tôn trọng đối với tổng thống Mỹ và không có sự tôn trọng đối với nước Mỹ».

Điểm đáng ghi nhận là vào chiều nay, 24 tiếng đồng hồ sau phát biểu kiên quyết của ông Tillerson, Trung Quốc vẫn giữ im lặng, trái với lệ thường là ăn miếng trả miếng ngay lập tức mỗi khi bị công kích.

Riêng về phía Đài Loan, hài lòng với tân chính phủ Hoa Kỳ thấy rõ.

Đài phát thanh RTI từ Đài Bắc ghi nhận định của Bộ Ngoại giao Đài Loan: theo lời chứng của Rex Tillerson, ông Trump không thay đổi chính sách đối với Đài Loan.

Ông Rex Tillerson, người được đề cử Ngoại trưởng Mỹ điều trần trước Ủy ban Ngoại giao của Thượng viện, ông đã đề xuất Luật quan hệ về Đài Loan cùng với lời hứa của “6 điều bảo đảm”, đồng thời nhấn mạnh Đài Loan hiểu được phía Mỹ sẽ chấp hành lời cam kết là sự kiện quan trọng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Vương Bội Linh nhằm về sự việc này trả lời rằng, Đài Loan đã chú ý tới lời phát ngôn của ông Tillerson, Bộ Ngoại giao nhận xét, từ nội dung phát biểu của ông Tillerson cho thấy chính phủ Trump sắp sửa lên cầm quyền, đều hiểu được mối quan hệ Đài Loan – Hoa Kỳ giữ tầm quan trọng trong việc mang lại hòa bình, ổn định cho châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.

Bà Vương Bội Linh cho biết: “Mối quan hệ Đài Loan – Hoa Kỳ giữ một tầm quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ, trong lời chứng của ông cũng cho biết sẽ tiếp tục giữ đúng lời cam kết bảo vệ an ninh của Mỹ đối với Đài Loan, Bộ Ngoại giao tỏ ra hoan nghênh và cảm ơn về lời chứng của ông.”

Bà Vương Bội Linh chỉ ra, từ lời chứng của ông Tillerson để biết được, chính phủ Trump sắp lên cầm quyền đưa ra những cách nhận xét về các vấn đề có liên quan so với trước kia không có thay đổi.

Nhưng cú khều Bắc Hàn sẽ xa tới đâu? Và TQ sẽ dàn dựng tới mức độ nào?

Nhật báo Chosun Ilbo của Nam Hàn ghi nhận rằng kho nguyên liệu nguyên tử plutonium của Bắc Hàn tăng tới mức báo động: khoảng 60 kilogram, đủ để làm thêm 2 hay 3 vũ khí nguyên tử. Đó là ghi nhận từ tình báo Nam Hàn, trong bản Bạch Thư Quốc Phòng Nam Hàn.

Bạch Thư mới phổ biến tuần này, nêu ra ước tính về sức mạnh quân sự Bắc Hàn, theo phối hợp tình báo từ Mỹ và Nam Hàn.

Bản tin trên báo Chosun ghi rằng Bạch Thư nói Bắc Hàn cũng đã có khả năng làm nhỏ các đầu đạn nguyên tử.

Bắc Hàn cũng đã bố trí các dàn phóng phi đạn đầu 300-mm kiểu mới với tầm xa 200 km có thể bắn tới căn cứ Mỹ ở Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi Province, và tới bộ tư lệnh hành quân Gyeryongdae ở tỉnh South Chungcheong Province.

Bạch Thư cũng cho biết phi đạn kiểu mới Scud-ER có tầm xa 1,000 km đã được Bắc Hàn bắn biểu diễn 3 quả vào Biển Nhật Bản ngày 5 tháng 9/2016, và kiểu phi đạn này có thể bắn đầu đạn nguyên tử vào bất cứ nơi nào ở Nam Hàn.

Đó là lý do Mỹ đưa dàn phòng thủ phi đạn chống phi đạn THAAD (Terminal High-Altitude Area Defense) vào Nam Hàn để sẽ bắn rớt bất kỳ phi đạn nào từ Bắc Hàn bắn tới.

Nhưng Bắc Hàn không bận tâm tới Biển Đông…

Như thế, Biển Đông không dính gì tới phi đạn Bắc Hàn? Chưa hẳn… vì TQ là tay chơi bài ba lá tuyệt với… Trong khi Việt Nam hy vọng Hải quân Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ, Hoa Kỳ vào Biển Đông cho vui hơn, đông hơn, Bắc Kinh có thể đưa ra những cú khều từ Bắc Hàn, từ Cam Bốt, từ Lào để quấy rối.

Việt Nam còn lăng ba vi bộ, sẽ hiệu qủa cản bước TQ được chăng? Vẫn cần xem Trump thương lượng với Tập ra sao vậy.

Ý kiến bạn đọc
15/01/201716:24:54
Khách
Khi đủ mạnh và có đầy đủ thực lực thì người ta mới tuyên bố cứng rắn.....cho nên những nước "côn đồ" chớ có dại mà thử .....im lặng đừng quậy phá thì mới biết khôn. Hãy tưởng tượng rằng "star war " phim khoa học giả tưởng của Mỹ đã có từ bao nhiêu năm nay .... và với kỹ nghệ hiện đại thời nay, nếu những nước "côn đồ " dở trò....thì chỉ một cú "lazer" trên bầu trời thì có khi cả vùng trời nơi đó bị tê liệt..... "tiếng nổ " lại không nổ ở chỗ sẽ tới nhưng nó nổ ngay chỗ sẽ phát đi.
Các nước "côn đồ" chớ có dại.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.