Hôm nay,  

Biển Đông: Nhựt Kéo Phi Chống TC

14/01/201700:00:00(Xem: 5298)

Tin RFI của Pháp ngày 12/01/2017, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe bắt đầu một vòng công du 6 ngày để ghé thăm Úc và ba nước Đông Nam Á là Philippines, Indonesia và Việt Nam. Mục tiêu nhằm tăng cường hợp tác an ninh với các nước này trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hoạt động khẳng định chủ quyền trên biển. Cũng tin RFI, “Bắt đầu từ tháng Tư 2017, lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản sẽ triển khai kế hoạch đào tạo đồng nghiệp tại các nước Đông Nam Á với mục tiêu giúp các nước này nâng cao năng lực giám sát Biển Đông. Về đào tạo này sẽ bổ sung cho việc chính quyền Nhật Bản cung cấp thêm tàu tuần duyên cho các đối tác như Việt Nam hay Philippines để kháng lại các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông…” Nhật cũng đã có quan hệ đối tác chặt chẽ trong lãnh vực an ninh trên biển với những nước như Malaysia và Indonesia. RFI kết luận “cơ quan mới của Tuần Duyên Nhật có thể lôi kéo các nước khác vào cuộc, cho phép Tokyo đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng chấp pháp biển trong vùng.”

Trước đó tin Reuters cho biết Nhựt, Phi ngày 6/01/2017 tập trận chung về công tác bảo vệ tự do hàng hải, chống lại mọi «âm mưu thay đổi nguyên trạng» tại Biển Đông. Một phát ngôn viên của Hải quân Nhật kêu gọi Mỹ và các quốc gia Á châu cùng nỗ lực bảo vệ quyền tự do lưu thông đang bị đe dọa. Tham dự gồm có hai khu trục hạm Nhựt Inazuma và Suzutsuki, và tàu chiến của Phi tập trận trong vùng biển Subic, là căn cứ chiến lược của Phi, trong vòng ba ngày. Nhựt còn mời hải quân Phi xuống thăm chiến hạm Nhựt.

Tiếp xúc với báo chí, Chỉ huy hạm đội Nhật Atsushi Minami, tuyên bố «Chính phủ Nhật chống lại mọi âm mưu (của một nước [ám chỉ Trung Quốc]) muốn đơn phương làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông». Đây không phải là lần đầu Nhựt Phi tập trận chung trên vùng biển Tây Thái bình dương, con đường ngắn nhứt để TC có thể đi ra ngoài vòng đai 1 của Thái bình dương.

Cuộc tập trận này cho thấy, TT Duterte của Phi chống TT Obama, qua TC tuyên bố “ly khai” với Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục liên minh với Nhựt bảo vệ tự do hàng hải và chống lại “âm mưu (của một nước) muốn đơn phương làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông». Hai mục tiêu này cũng là mục tiêu chiến lược của Mỹ ở Á châu Thái bình dương mà tiêu điểm là Biển Đông là nơi TC tìm đủ mọi cách để khống chế.

Mới đây TT Duerte có điện thoại chúc mừng TT tân cử Trump của Mỹ, vị này có ngỏ lời mời TT Duterte công du Mỹ sau ngày nhậm chức của Ông, TT Duterte hứa và rất mừng.

Còn Nhựt từ khi TT Duterte bực tức TT Obama dạy đời Ông Duterte, TT Duterte xích lại gần TC, thì Nhựt cố gắng xích lại gần Phi. Thủ Tướng Nhựt là một lãnh đạo quốc gia ngoại quốc đầu tiên đến Phi viếng thăm TT Phi Duterte.

Nhựt cũng cố gắng xích lại gần Đài Loan sau khi TT Trump điện đàm với TT Thái anh Văn. Nhật đổi tên «Hiệp Hội Giao Lưu Nhật Bản” tại Đài Bắc thành «Hiệp Hội Giao Lưu Nhật Bản - Đài Loan» ngày 03/01/2017. Một hành động trên danh nghĩa lẫn thực chất rất có ý nghĩa về ngoại giao vì danh xưng Đài Loan để ngang cùng nước Nhựt, như một nước Đài Loan, như nguyện vọng của nhân dân và chánh quyền Đài Loan thời TT Thái anh Văn.

Chính phủ Nhựt từ lâu đã từng giúp cho Philippines trang bị 10 tàu tuần duyên mới với tổng trị giá 100 triệu đôla, qua quỹ viện trợ với lãi suất thấp.

TT Phi Duterte cũng từng công du Nhựt. Trong chuyến công du 26/10/2016 của tổng thống Philippines tại Nhật, hai bên ra tuyên bố chung nhấn mạnh «quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông» phải được tôn trọng. Tokyo cũng cam kết hỗ trợ Manila nhiều phương tiện quân sự để bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông, nơi Philippines và Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ.


Thông cáo chung Philippines–Nhật Bản khẳng định: «Lãnh đạo hai bên chia sẻ một quan điểm chung là môi trường an ninh khu vực đang đứng trước nhiều thách thức…», và «nhấn mạnh đến yêu cầu bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, là các yếu tố cơ bản đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của hai nước và của toàn khu vực».

Nhựt cam kết chuyển giao «các máy bay huấn luyện TC-90» cho Manila, «huấn luyện phi công thuộc lực lượng Hải Quân Philippines», cung cấp «tàu tuần tra tốc độ cao và nhiều phương tiện nhằm cải thiện khả năng chống khủng bố» của Philippines. Về hợp tác kinh tế, Nhật Bản thông qua nhiều dự án phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng tại Philippines. Theo bộ trưởng Nông Nghiệp Philippines, thỏa thuận giữa bộ này với công ty Nhật Farmind có thể giúp cho nông dân Philippines thu được 5 tỉ đô la/năm nhờ xuất cảng chuối. Hợp đồng nói trên là nằm trong một loạt các thỏa thuận kinh tế song phương sẽ được ký kết trong dịp này, thuộc nhiều ngành nghề như sản xuất xe hơi, xe chạy điện, đóng tàu, sửa chữa tàu, năng lượng tái tạo…., với tổng trị giá ít nhất là 1,5 tỉ đô la. Dự kiến Philippines sẽ có thêm 200,000 việc làm mới.

Tổng thống Duterte cho biết ông hy vọng Tokyo tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn đối với an ninh hàng hải tại khu vực, bao gồm Biển Đông. Chánh văn phòng thủ tướng Nhật cho biết thêm, trong cuộc gặp riêng với thủ tướng Shizo Abe, tổng thống Philippines đã bảo đảm với lãnh đạo Nhật Bản là Manila không hề có ý định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ. Trước khi lên đường tới Nhật, ông Duterte cũng từng nói rõ là «không nên lo ngại về những thay đổi trong quan hệ liên minh này».

Phi đi với Nhựt là đúng. Nhựt có những mối lo về an ninh biển như Phi vì cả hai Nhựt và Phi cùng bị TC tranh giành biển đảo như VN. Cùng mối lo hai nước đoàn kết nhau. Về kinh tế, Nhựt là đệ tam siêu cường kinh tế, chỉ sau Mỹ và TQ thôi. Nhựt là nước đầu tư lớn thứ 2 tại Phi. Về an ninh, Nhựt giúp Phi và cộng tác quốc phòng một cách cụ thể và thiết thực, chớ không phải bằng lời nói suông.

Nhựt bây giờ có đạo luật “phòng vệ tập thể” có quyền đưa quân ra ngoại quốc và viện trợ quân sự cho các nước bạn. Nhựt là đồng minh chí thiết, được Mỹ tin cậy nhứt ở Á châu. Do uy tín đó, Nhựt là nước có liên minh chặt chẽ với Úc, Ấn, Phi, Mỹ. Những đồng minh này giúp rất nhiều cho Mỹ trong chiến lược chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương.

Trong thời TT Trump, ở Mỹ nhiều dấu chỉ cho thấy Mỹ giúp đỡ và tán trợ hai nước Đài Loan và Nhật Bản tăng cường hợp tác ngoại giao, kinh tế, chánh trị và quân sự. Đó là những yếu tố xây dựng một trục chiến lược của hai quốc gia láng giềng hùng mạnh nhứt ở đông bắc Thái bình dương, để sẵn sàng kháng cự các tham vọng và thậm chí hành động bạo ngược gây hấn của TC. Theo một số nhà quan sát, trong đó có trang Forbes nhận định đây là một bước tiến Tokyo đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc công nhận Đài Loan trong trường hợp cần thiết. Nhựt Đài là người Á châu dễ lôi kéo các nước Á châu Thái bình dương hơn Mỹ. Nhựt, Đài có thể trở thành trung tâm trong chiến lược an ninh khu vực đối với một số quốc gia khác như Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, và Singapore, cho phép ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Con đường vững chắc nhứt để Phi bảo vệ an ninh lãnh thổ, độc lập chủ quyền, là đi với Nhựt. Địa lý chiến lược Á châu Thái bình dương cho thấy, Đông Bắc Thái bình dương lâu nay Mỹ có Nhựt là một quốc gia kiên cường về quân sự nay đang hiện đại hoá và tăng cường quân đội và Nam Hàn cả hai có gần 100,000 quân Mỹ trú đóng, còn lâu TC mới dám đụng./.(Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.