Hôm nay,  

Ngư Phủ Việt Bị Giết Và Công Pháp Quốc Tế

11/02/200500:00:00(Xem: 5374)
(Bài này được viết vào đêm 30 tháng 12 năm Giáp Thân để tưởng nhớ đến ngư dân Thanh Hoá bị Hải Cảnh Trung Cộng sát hại tại Vịnh Bắc Việt trên phần lãnh hải của đất nước mình và họ bị chính quyền Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa của họ bỏ rơi.)
Vào hôm 8 tháng 1, 05, 9 ngư phủ Việt bị hải quân Trung Hoa bắn chết, một số bị trọng thương và 8 người khác bị bắt đi khi họ đang hành nghề trong Vịnh Bắc Việt. Hãng thông tấn AFP vào ngày 13 tháng 1 năm 05 xác định là họ là ngư dân các xã Hoà Lộc, và Hoàng Trường tỉnh Thanh Hoá và tàu tuần tra biển của Trung quốc đã tấn công các ngư dân này. Còn theo hãng Reuters, thì ngoài sự kiện nói trên, trong tháng 12,04, Trung quốc đã bắt 80 ngư phủ Việt nam cùng với thuyền bè của họ và giam giữ tại đảo Hải Nam, vì lý do những người này xâm phạm lãnh hải của Trung quốc trái phép.
SỰ KIỆN XẢY RA NHƯ THẾ NÀO"
Theo thư kêu cứu của Goá Phụ Nguyễn thị Hoa, đề ngày 16 tháng 1, 05 gửi các chính quyền, nhân dân thế giới, và các cơ quan truyển thông trên thế giới, thì “vào ngày 5 tháng 1, 05, ngư dân thuộc hợp tác xã Hùng Cường ra khơi trên các thuyền đánh cá có treo cờ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam (CHXH) và đánh cá trong vùng vịnh Bắc Việt. Đột nhiên [ngày 8 tháng 1, 02] nhiều tàu đánh cá mang cờ Trung quốc đến bao vây. Một chiến hạm cảnh sát biên phòng trang bị đại liên và đại pháo đến gần tbuyển của ngư phủ Việt nam, họ hạ cờ xuống, họ chĩa thẳng vào thuyền ván của ngư dân Việt nam nhả đạn xối xả. Mỗi chiếc lãnh cả ngàn mũi đạn. Tổng cộng có 9 người chết ngay tại chỗ, một số bị thương nặng. Họ còn bắt giữ một ngư thuyền trên đó có 8 ngư phủ Việt nam.….. Tàu Trung Quốc còn đuổi theo một thuyền đánh cá khác của ngư dân Việtnam 3 tiếng đồng hồ đến khi tàu này chạy về tới đất liền, chúng mới chịu quay trở lui”, nghĩa là thọc sâu vào lãnh thổ Việt nam. Bà Hoa nói thêm rằng nhóm của hợp tác xã này gồm những “người đánh cá chuyên nghiệp, biết hải hành, biết hải dồ, không xâm phạm ranh giới Trung Hoa. Thân nhân của nạn nhân có báo cho chính quyền nhưng họ sợ Trung Quốc nên không dám can thiệp.”
Một tin tức khác cho biết “Đầu tiên thì tàu hải quân Trung quốc đã bao vây chiếc tàu đánh cá thứ nhất của mình, làm chết ngay một người và 5 người bị thương. Chiếc tàu này vì thế liền phát tín hiệu cấp cứu SOS, một tàu khác của mình đến cứu nạn, thì lập tức 9 tàu hải quân Trung quốc bao vây và xả súng tiếp tục bắn giết. Trong khi các tàu của mình thì luôn treo cờ VN mà nó vẫn cứ cố tình lờ đi và cứ cố đuổi theo suốt hơn 3 giờ đồng hồ để bắn giết” ( RFI phỏng vấn Lê Phương ngày 21 tháng 1,05).
Ông Nguyễn phi Phường, một ngư dân chạy thoát cuộc bắn giết xác nhận với báo Thanh Niên rằng nhóm của ông đánh cá tại một toạ độ là “vĩ tuyến 19 độ 16’ Bắc và kinh tuyến 107 độ 06’ Đông”, như vậy là ở về phía Tây đường ranh giới, gần điểm 15 trên đường phân ranh mới do Hiệp Định Phân Định Lãnh Thổ qui định (Thanh Niên, 13 tháng 1, 05).
LUẬN CỨ CỦA TRUNG HOA:
Khổng Tuyển phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên bố “vào buổi sáng ngày 8 tháng 1, 05, một số thuyền đánh cá của ngừơi Trung Hoa thuộc tỉnh Hải Nam đang hành nghể trong Vịnh Bắc Bộ bên phía Trung Hoa và có 3 tàu võ trang không biết danh tánh tiến đến đánh cướp và bắn vào tàu đánh cá người Hoa. Cảnh sát hàng hải chạy vội tới địa điểm trên để cứu nguy ngay tức khắc sau khi nhận được báo cáo của các ngư phủ Trung Hoa. Ba tàu võ trang đó khai hỏa vào thuyền của cảnh sát và làm bị thương nhân viên thi hành công lực Trung Hoa. Cảnh sát hàng hải Trung Hoa bị buộc phải áp dụng các biện pháp cần thiết. Họ bắn chết một số hải tặc có võ trang, tịch thu một trong các tàu đó và bắt 8 quân cướp biển cùng với võ khí, đạn dược và dụng cụ.” Khổng gọi “đây là một trường hợp cướp biển có võ trang nghiêm trọng” và các quân cướp biển đã thú tội rằng họ là người Việt và trước đó đã phạm 4 lần đánh cướp các thuyền đánh cá của người Trung Hoa trong vịnh Bắc Bộ. Khổng cũng nói rằng “người Tàu có nhiều chứng nhân và vật chứng không thể bác bỏ được và sẽ xét xử vụ này theo luật của Trung Hoa.”
(Nhân Dân Nhật Báo Điện tử, 15 tháng 1, năm 2005)
Đơn vị bắn giết ngư dân là Trung Phương Hải Cảnh Bộ Đội thuộc Công An Biên Phòng. Họ tuyên bố “Nhân viên vũ trang Việt nam đã đánh cướp ngư thuyền nước ta bị hải cảnh bắn gục.” Bài báo có kèm theo hình ảnh của đoàn tàu chiến 12 chiếc gọi là “ Sưu Thuyền Đỉnh” với đầy đủ súng ống đạn dược, có hình quân nhân Trung quốc đang làm nhiệm vụ tuần tra trong vịnh. Đoàn tàu này này đã đồn trú và tuần tra kể từ 19 tháng 6, 04 là lúc mà Hiệp ước phân định lãnh thổ có hiệu lực (Nhân Dân Nhật Báo ngày 14 tháng 1, 05)
LUẬN CỨ CỦA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoai Giao VC nói : “vụ giết ngư phủ vô tội Việt nam mới đây bởi Tuần duyên Trung Quốc là một vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế…. Hành động đó cũng cũng vi phạm Hiệp định Phân Định Ranh Giới Vùng Vịnh và Hiệp Định Hợp Tác Nghề cá và các hiệp định khác giữa các lãnh đạo Trung Hoa và Việt nam. Ngư dân Việt hành nghề hợp pháp ở một nơi về phía Tây của đường phân ranh trong vùng đánh cá chung. Dũng cũng kêu gọi điều tra, trừng phạt kẻ phạm pháp…. và kêu gọi buổi họp của Ủy Ban Liên Hợp về Hợp Tác Nghề Cá trong vùng Vịnh để tìm biện pháp ổn cố tình hình. Hai bên cam kết không được có hành động quá khích hoặc sử dụng võ lực về các vấn đề liên quan đến đánh cá (VNA, 20 tháng 1, 05, RFI trích báo Pháp Luật, tp Hồ chí Minh, 25 tháng 1, 05 và Deutsche Presse Agentur Jan 14, 05)
YẾU TỐ PHÁP LÝ TRONG QUỐC TẾ CÔNG PHÁP:
Qua các sự kiện trên, vụ giết người là do tranh chấp đánh cá, và kiểm soát vùng lãnh hải bắt nguồn từ hai Hiệp Định nêu trên mà Quốc Hội Việt Cộng thông qua hồi tháng 6, 04.
Một khó khăn là VC dấu nhiều chi tiết trong hai Hiệp Định ấy. Vì thế, ta phải tìm kiếm một số chi tiết liên hệ từ một số nguồn gốc khác nhau gồm cả tuyên bố chính thức của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao.
Các yếu tố sau đây cần được phân tích dưới ánh sáng hai Hiệp Định: Nơi xảy ra vụ giết người, hải tặc, quyền sử dụng bạo lực và truy nã của công lực Trung cộng vào sát bờ biển VN, lạm dụng quyền hạn kể cả việc tư nhân “bắt phạt” ngư dân … :
Nơi xảy ra vu giết người,
Nơi này ở phía Đông hay phía Tây đường phân ranh"
Ngư dân cho biết rằng họ có hải đồ, biết rõ vị trí đánh cá, biết rõ hiệp định dâng hiến vùng vịnh và cho TC khai thác hải sản trong khu vực. Họ biết chính quyền của họ không bảo đảm quyền lợi của họ: như bị giới hạn đánh cá trong một khu vực nhỏ sau khi hiệp định có hiệu lực vào tháng 6- 2004, nơi có rất nhiều cá đáy cách đảo Bạch Long Vĩ độ 20 hay 30 km Nam, một nguồn lợi vô cùng to lớn là cá đáy bi cấm. Vùng này trở thành cấm địa đã được dâng hiến cho TC. Vả lại, ngư dân Việt không có khả năng đánh cá đáy vì cần tàu có 200 mã lực mới đưa lưới xuống đủ sâu để đánh loại cá này. Họ chỉ đánh cá nục, loại cá không mang lại nhiều lợi. Họ thường xuyên bị tàu đánh cá của ngư dân TC vây lại cướp cá mà họ đã đánh và bắt được. Họ cũng biết rằng đánh cá sang bên kia đường phân ranh bị Trung cộng phạt rất nặng. Một ngư dân cho biết rằng họ phải trả một món tiền phạt cho TC lên tới 80 triệu đồng vì đánh cá ở bên kia làn ranh. Họ cũng biết rằng hạm đội tuần duyên TC gồn 12 chiếc tàu có trang bị đại pháo, súng liên thanh luôn ở bên cạnh bảo vệ ngư dân của họ.
Báo Pháp Luật, TP Hồ chí Minh tường thuật “Cảnh sát Trung Hoa tấn công ngư dân Việt ở phía Tây cách ranh giới 12 hải lý, thuộc lãnh thổ Việt nam…… Nơi xảy ra biến cố thuộc đặc quyền kinh tế Việtnam. VN có toàn quyền bảo tồn, khai thác, kể cả tài phán đối với với các vi phạm của tàu ngoại quốc.” (RFI, 25 tháng 1, 05 trích thuật Báo Pháp Luật, tp Hồ chí Minh).
Như trên, ông Nguyễn phi Phường đã cho biết rằng các ngư phủ VN hoạt động ở Vĩ tuyến 19.16’ và Kinh tuyến 107.06’. Địa điểm này nằm trong hải phận Việt nam.
Tất cả các chi tiết trình bày ở trên có mục đích chứng minh rằng trong bối cảnh đó ngư dân Việt không dám (có ý định hay ý chí) vượt quá làn ranh phân định lãnh hải.
Ngư dân Việt là “hải tặc”.
Trung cộng tuyên bố họ là hải tặc để biện minh cho việc sử dụng võ lực.
Những người bị giết, bị thương và bị bắt từ bản chất của sự việc này (như thấy trong danh sách đính kèm) đã nói lên sự vu cáo:
1) Họ là ngư dân thuộc Hợp Tác Xã Hùng Cường, thuộc hai huyện Hoàng Hoá và Hậu Lộc, Thanh Hoá. Ngoài ra, họ có treo cờ của CHXHCNVN khi hành nghề theo qui định của luật hải hành trên biển (không phải là họ dấu danh tánh như Trung cộng tuyên bố).
2) Qua thư ngỏ của đại diện là goá phụ Nguyễn thị Hoa, qua các cuộc phỏng vấn của RFI, báo Thanh Niên, báo Pháp Luật, họ biết thân phận của họ bị Đảng Cộng Sản Viêt nam ngược đãi, áp bức. Sau khi chạy thoát được cuộc săn đuổi của hải cảnh Trung Hoa, các nạn nhân bị Công an bao vậy 24/24 giở và được lệnh không được tiết lộ các chi tiết giết người cho người ngoài biết, vì Đảng CSVN sợ sứt mẻ tình cảm hữu nghị với Trung Hoa. Sống trong tình trạng đó, họ biết rằng nếu có hành vi hải tặc họ sợ bị mất mạng và không được ai che chở.
3) Các nạn nhân báo cáo rằng lúc đầu tầu đánh cá Trung Hoa vây xung quanh một ngư thuyền Việt. Trước khi hành động, họ hạ cờ Trung Hoa xuống. Rồi sưu thuyền đỉnh của hải cảnh xuất hiện dùng đại liên nhả đạn vào thuyền đánh cá Việt nam. Thuyền nạn nhân này kêu cứu, một ngư thuyền Việt đến cứu, thuyền này bị 9 sưu thuyền đỉnh của Công An vây và tấn công. Chiếc thuyền thứ 3 của ông Nguyễn phi Phường đến tiếp cứu, thì bị bắn xối xả vào, nên phải bỏ chạy và bị đuổi theo đến tận Thanh Hoá.
4) Trong các bản tin từ phía Trung Hoa, nhà chức trách Trung Hoa dùng chữ ‘tàu sắt’ (ships, có khi dùng vessels) để chỉ thuyền đánh cá của ngư dân Việt nam với ý nghĩ là tàu của hải tặc là tàu sắt, trong khi đó ngư dân Trung Hoa đánh cá bằng thuyền gỗ (boats). Thực tế cho thấy chiếc thuyền của ông Nguyễn phi Phường chạy thoát cuộc bắn giết là thuyền bằng gỗ, có hơn 400 vết đạn. Đó là một gian ý của kẻ cường quyến.

Việc dàn dựng không thuận lẽ phải khi nói rằng thuyền đánh cá của ngư dân Trung quốc bị 3 tàu đánh cá không biết danh tánh tấn công, thì “hải cảnh chạy vội đến địa điểm để cứu nguy tức khắc…” Nếu không có sắp xếp từ trước thì không thể đến tức khắc trong trường hợp này. Vả lại, 3 ngư thuyền Việt hành nghề tại 3 nơi. Họ chỉ tập trung lại khi một chiến bị nạn, không phải cả 3 chiếc tập trung tại một chổ để tấn công ngư thuyền Tàu. Nếu họ ở cùng một chỗ để đánh cướp, thì 9 sưu thuyền đỉnh của Công An Tàu tiêu diệt hết, không kẻ nào có thể trốn thoát được.
Có bản tin Bắc Kinh còn nói “hải cảnh bắn gục nhân viên võ trang Việt nam” với ám chỉ là nhân viên công quyền VN là quân cướp biển (Nhân Dân Nhật Báo 14 tháng 1, 05). Như trên đã đề cập, họ là ngư dân thuộc hai huyện Hậu Lộc và Hoàng Hoá, Thanh Hoá. Họ không phải là nhân viên chính quyền Việt nam. Việc tố cáo nhân viên của Việt nam là hải tặc có mục đích dằn mặt Đảng CSVN.
Đó là các lúng túng để biện minh cho việc làm bất hợp pháp của Trung cộng.
Ngoài ra, TC không thể biện minh việc truy đuổi ‘hải tặc’ dù là hải tặc thật, khi mang sưu thuyền đỉnh truy đuổi thuyền của ngư dân Việt nam, vuợt qua làn ranh do Hiệp Định Phân Định Lãnh Hải qui định và tiến vào sát bờ biển Thanh Hoá mới rút lui. Hiệp Định chỉ cho phép ngư thuyền sang hoạt động ở bên kia lãnh hải, còn tàu của quân đội, không được phép vướt quá làn ranh.

Việc Sưu Thuyền Đỉnh của Trung Phương Hải Cảnh Bộ Đội vuợt qua đường phân định chủ quyền, xâm nhập hải phận Việt nam, đuổi theo thuyền ông Nguyễn phi Phường đế tận bờ biển Thanh Hoá là hành vi phi pháp, dù viện dẫn lý do truy nã hải tặc tiến vào bờ biển Việt nam. Như vậy ngoài việc vi phạm Hiệp Định còn xâm phạm chủ quyền của Việt nam.
Trung Cộng tự coi vùng lãnh hải sát bờ biển của VN là đất của họ và coi CHXHCNVN như không có mặt trên dải đất này.
Đây là trường hợp giết người có dự mưu, một tội phạm có tổ chức có sự liên hệ của Công an biên phòng của Trung cộng.
Vấn đề bắt giữ ngư dân.
Hiệp Định Nghề Cá qui định rằng, nếu có vi phạm, chỉ có cảnh cáo, và áp dụng biện pháp buộc tàu vi phạm rời khỏi khu vực, không được bắt bớ, giam cầm hoặc dùng võ lực.
Ngày 27 tháng 12, 2004, Hải Nam Nhật Báo tường thuật rằng Trung Hoa đã bắt và cầm giữ tại tỉnh Hải Nam của Nam Trung Hoa 80 ngư phủ Việt và 9 tàu đánh cá (bị bắt ngày 18 và 19 tháng 12) bị nghi là xâm nhập bất hợp pháp vào hải phận Trung Hoa, và vi phạm các Thoả Hiệp mà hai bên đã ký. 9 tàu đó không có chứng từ có giá trị để hoạt động trên biển mà các thoả hiệp liên hệ đòi hỏi (Qin Chuan, Nhân Dân Nhật Báo, 27 tháng 12, 04).
Như vậy việc bắt giữ 80 ngư dân Việt này đã vi phạm Hiệp Định chỉ vì họ bị nghi là xâm phạm biên giới bất hợp pháp, và không có giấy phép hành nghề mà thôi, thay vì cảnh cáo và buộc họ phải rời khu vực nếu có xâm phạm lãnh thổ thực sự. Ngay cả đến việc họ xâm nhập thực sự lãnh hải Trung cộng, cũng không được bắt giam như Hiệp Định trù liệu. Hơn nữa, Hiệp Định cho phép ngư thuyền mỗi bên được phép sang bên kia biên giới đánh cá. Áp dụng điều khoản này, chỉ có tàu đánh cá Trung Hoa được vào phía Tây đường ranh một các hợp pháp, vì có giấy phép. Còn ngư dân Việt vì không được CHXH cấp giấy phép, nên bị bắt vì xâm phạm lãnh thổ bất hợp pháp.
Cướp cá và “phạt” ngư dân Việt:
Bà Hoa viết trong thư “từ khi Đảng Cộng sản ký kết nhượng lãnh thổ biên giới và hải phận cho Trung Quốc, các ngư thuyền Việt nam ở Vịnh Bắc bộ vẫn thường xuyên bị các tàu đánh cá Trung quốc tấn công, bắt giữ. Nội trong năm 2004, có đến hơn 1,100 vụ Trung quốc vi phạm và tầu của ngư phủ Trung quốc cướp cá.”
Một lão ngư cũng ở Thanh Hóa khai, "...trước đây ta đánh ngoài xa, nhưng bây giờ theo quy định thì không ra được nữa. Khai thác ở vịnh Bắc Bộ nằm ở Bạch Long Vĩ thì ra cách đó là 20 (cây) số, bây giờ ra chỉ 14 cây số là hết rồi, mất đi 6 cây số. Ảnh hưởng lắm, sau cái hiệp định nhất là vùng vịnh phía dưới, cách Bạch Long Vĩ khoảng 30, 40 số về phía Nam- Việt Nam ta hình chữ S ăn sâu mãi vào Thanh Hóa- vùng ấy lắm cá lắm, nhưng chia về Trung Quốc mất rồi. Đời sống ảnh hưởng lắm... Theo hiệp định thì tuy đã mất lãnh hải rồi, còn lại vùng đệm mà Việt Nam và Trung Quốc đồng ý cho khai thác chung, thì cần phải có giấy phép hợp lệ. Tàu Trung Quốc có giấy, tàu thuyền Việt Nam thì không. Do đó mỗi lần bị bắt gặp là tàu ta phải đóng tiền cho tàu đánh cá Trung Quốc gọi là "phạt…" (RFI, 21 tháng 1,05). Không biết đây có phải là chia lời chung không vì nếu không chia cá, thì phải nộp tiền"
Một cụ bà ở xã Hoàng Trường, tỉnh Thanh Hóa nói về thực trạng nộp phạt cho Trung quốc như sau: "Thực tế là vừa rồi có một thuyền ở Ngư Lộc đánh vào lãnh thổ của Trung Quốc và bị bắt. Họ phạt tiền 70 triệu đồng tiền Việt Nam. Ở nhà họ phải khóc, phải than vãn, nhưng cũng phải chạy vay…” (RFI, 21 tháng 1, 05)
Theo Hiệp Định Nghề Cá, các ngư thuyền mỗi bên có thể vuợt qua ranh giới đánh cá, miễn là có giấy phép hợp lệ. Không biết Hiệp định qui định việc đánh bắt cá chung và chia lời như thế nào (như đã tuyên bố trước đây)" Ngư dân Việt nói rằng ngư dân Trung Hoa [có lẽ do chính quyền của họ cấp] có giấy phép. Bên Việt nam, các ngư dân xin giấy phép để hành nghề thì bị chính quyền đòi đóng một lệ phí có khi lên tới “7, 8, 9 triệu”. Vì không có tiền đóng nên không có giấy phép, họ bị phía Trung Hoa coi là hành nghề bất hợp pháp, và vì thường xuyên bị các ngư thuyền Trung Hoa (không phải chính quyền Trung Hoa) bắt phạt. Không ai chắc có một điều khoản nào trong Hiệp Định cho phép tư nhân phạt tiền theo kiều này.
Không ai có thể hiểu việc thoả hiệp đánh cá chung trong vùng rộng 35,000km2 Nam Vĩ tuyến 20 được trù liệu như thế nào" Nếu chỉ cấp giấy phép cho mỗi ngư thuyền hành nghề như ngư dân Việt khai thì chỉ cốt để phía bên kia công nhận là hợp pháp" Đây hoàn toàn không phải là đánh cá chung. Việc dùng hình thức này là đánh lạc hướng dân chúng mà thôi.
Phương thức giải quyết các tranh chấp: Ủy Ban Liên Hợp Nghề Cá.
Hiệp Định có trù liệu biện pháp gỉai quyết các mâu thuẫn bằng cách triệu tập Ủy Ban Liên Hợp Nghể Cá để giải quyết các tranh chấp. Trung cộng không bao giờ để ý tới việc này, mà tự giải quyết bằng bạo lực. VC hình như không dám dùng phương thức này dù ngư dân Việt từ tháng 6-2004 đến nay thường xuyên bị “phạt tiền”, bị bắt giam và bị giết như hiện nay. Chỉ sau khi có phản ứng như biểu tình ở hải ngoại về vụ giết người, VC mới kêu gọi họp Ủy Ban Liên Hợp giải quyết vấn đề.
TC không tôn trọng HƯ Nghề Cá dù Hiệp Định trù liệu “Cơ quan mỗi bên không được lạm dụng quyền hành và mọi vi phạm sẽ được Ủy Ban Liên Hợp Nghể Cá giải quyết” (RFI ngày 25 tháng 1, 05).TC không coi trọng Ủy Ban Liên Hợp và VC không dám kêu gọi Ủy Ban can thiệp.
Như vậy Hiệp Định chỉ là cái bình phong để cho phép Trung Cộng được tiến sâu thêm một cách hợp pháp vào phía lãnh hải Việt nam để đánh cá. Phần này gồm thêm một phạm vi 30.5 hải lý về phía Tây, kể từ đường ranh. Đây là một điều không thể chối cãi được rằng ngoài việc Trung cộng được 11,000 km2, còn được khai thác thêm về tài nguyên phần phía Tây cùa đường ranh qua hiệp ứơc đánh cá chung. Ngư dân VN chì còn được hành nghề hợp pháp trong một phạm vi 13.5 hải lý tính từ bờ biển ra tới đường phân ranh qui định vùng đánh cá chung mà thôi. Tóm lại, cái gọi là ‘đánh cá chung’ qua Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá như vậy rõ ràng chỉ là một cách dâng hiến tài nguyên cho Trung cộng vào sát bờ biển Việt nam trong vùng Vịnh.
Tóm lại, Trung cộng đã vi phạm trầm trọng các Hiệp Định mà họ ký. Họ còn xâm phạm đến chủ quyền của Quốc Gia Việt nam Tuần cảnh Trung Cộng đã phạm tội giết người Việt trên lãnh thổ Việt nam. Quốc dân Việt đòi Đảng CSVN buộc Trung cộng dẫn độ các can phạm đến Việt nam để Tòa án Việt nam xét xử theo luật Việt nam. Không thể vì lẽ gì như hèn nhát chẳng hạn mà im lặng về vụ giết công dân Việt một cách ngang nhiên như thế. Quốc dân Việt đòi hỏi ĐCSVN tức khắc hành sử chủ quyền của Việt nam như một quốc gia độc lập. Không được trì hoãn.

Mặt khác, với các bằng chứng trên, tôi kêu gọi Đảng Cộng sản Việt nam ra lệnh cho chính phủ CHXHCNVN tuyên bố hủy bỏ tất cả các hiệp ước đã ký với Trung Cộng kể cả Hiệp Định trên đất liền. Đây là bằng chứng Trung Cộng không tuân hành các Hiệp định mà chúng ký mà còn vi phạm trắng trợn và trầm trọng nữa (Lê Dũng có nói tới vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế và các Hiệp Định); các Hiệp Định ấy biểu lộ rõ tính cách Bất Bình Đẳng. Chưa kể đến việc Đảng CSVN bị lừa và áp đặt để dẫn tới phương thức chia vịnh và “hợp tác đánh cá chung” như đã nói ở trên, vì không có gì là đánh cá chung cả.
Công Pháp Quốc Tế có trù liệu các biện pháp kể cả biện pháp này để tránh các thiệt hại quá mức cho dân tộc của một bên kết ứơc.
Danh sách các người bị bắn chết ngày 8 tháng 1, 05:
1) Nguyễn văn Tùng, xã Hoàng Trường, Huyện Hoàng Hoá, Thanh Hoá.
2) Lê văn Xuyên, thuyền trưởng, Hoàng trường, Hoàng Hoá, Thanh Hóa.
3) Nguyễn xuân Trọng, Hoàng Trường, Hoàng Hoá, Thanh Hoá.
4) Nguyễn hữu Biên, Hoàng Trường, Hoàng Hoá, Thanh Hoá.
5) Đinh văn Đông, xã Hoà Lộc, Huyện Hậu Lọc, Thanh Hoá.
6) (…) Trung, Hoà Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá.
7) (…) Hồng, Hoà Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá.
8) (…) Dũng, Thanh Hoá.
9) Nguyễn văn Tâm, Hoà Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá.
Danh sách người bị bắt và còn bị giam giữ ngày 8 tháng 1, 05:
1) Nguyễn văn Đào, (1962) Hoàng Trường, Hoàng Hoá, Thanh Hoá.
2) Đồng văn Chinh (1961) Hoà Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá.
3) Phạm ăn Cản (1985) Hoà Lộc, Thanh Hoá.
4) Nguyễn văn Cường (1985), Làng Nam Đồng, Xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô, Quảng Ninh.
5) Nguyễn văn Dũng (1978) Hoàng Trường, Thanh Hoá.
6) Nguyễn văn Bình (1986) Hoà Lộc, Thanh Hoá.
7) Nguyễn mạnh Hồng (1979), Hoà Lộc, Thanh Hoá.
8) Trương đình Thái (1987) Hoàng Trường, Thanh Hoá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.