Hôm nay,  

Gặp Gỡ Một Số Nhân Vật Của Đêm Nhạc Tâm Xuân-Phạm Duy, Phạm Thiên Thư & Đạo Ca

06/01/201700:00:00(Xem: 3681)
Chỉ còn 1 tuần nữa là đêm nhạc Tâm Xuân- Phạm Duy, Phạm Thiên Thư và Đạo Ca sẽ đến với những người yêu nhạc Phạm Duy, tại hội trường Việt Báo vào ngày Thứ Bảy 14/01/2017. Khâu chuẩn bị của ban tổ chức, nhạc sĩ, ca sĩ đã đến giai đoạn cuối. Việt Báo đã có cuộc phỏng vấn nhanh dành cho một số nhân vật của đêm nhạc đặc biệt này, một sinh hoạt văn nghệ để tưởng niệm ngày giỗ thứ 4 của cố nhạc sĩ Phạm Duy.

*

Bác sĩ Bích Liên: Chị là một bác sĩ, một ca sĩ không chuyên, nhưng đặc biệt say mê nhạc Phạm Duy. Chị là ca sĩ chính của CD Đạo Ca (Phạm Duy-Phạm Thiên Thư) sẽ được ra mắt trong đêm nhạc. Chị đã bỏ ra gần hai năm trời để cùng nhạc sĩ Hoàng Công Luận hoàn thành CD này. Chị cho biết một phần vì bận rộn với công việc bác sĩ. Một phần vì Đạo Ca là một trong những bộ ca khúc khó hát của nhạc sĩ Phạm Duy. Một phần là vì nhạc sĩ Hoàng Công Luận chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho phần thu âm. Anh Luận chọn giải pháp thâu giọng hát trước, cho đến khi hài lòng rồi mới thâu phần hòa âm phối khí cho phù hợp. Sau biết bao công khó, chị cảm thấy vui là đã hoàn thành được một trong những ước muốn của mình trong lĩnh vực âm nhạc. Từ lúc còn trẻ, chị đã rất thích 10 bài Đạo Ca, một trong những bộ ca khúc tuyệt tác của nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng lại ích có người hát, cho nên cũng ít có người biết đến. Thực hiện CD Đạo Ca này, chị không nghĩ là mình có thể làm hay hơn phiên bản duy nhất do ca sĩ Thái Thanh và nhạc sĩ Hồ Đăng Tín đã thực hiện cách đây đã gần nửa thế kỷ. Theo chị, sự phong phú của âm nhạc là nhờ sự khác nhau từ cảm nhận của người hát, người đàn, người nghe. Thế hệ đi sau như chị hát theo cảm nhận riêng của mình là một cách làm mới âm nhạc Phạm Duy. Nhạc sĩ trẻ Hoàng Công Luận rất đồng ý với quan điểm này, khi anh thực hiện phần hòa âm phối khí cho CD Đạo Ca. Chị Bích Liên cho biết, có những bài trong CD, ban đầu chị nghe và cảm thấy “không hay bằng” phiên bản cũ mà chị đã nghe rất nhiều. Nhưng sau một thời gian, chị thấy là phiên bản mới cũng có những cái hay riêng của nó. Thực hiện CD Đạo Ca mới, chị Bích Liên muốn gởi thông điệp đến với những người hâm mộ Phạm Duy: hãy cùng nghe, cùng hát nhạc Phạm Duy theo cách riêng của mình.

Là người đưa ra ý tưởng dàn dựng đêm nhạc Tâm Xuân- Phạm Duy, Phạm Thiên Thư, chị Bích Liên cho biết toàn bộ số tiền bán vé dự kiến sẽ tặng để khởi động dự án lưu trữ nhạc Phạm Duy tại thư viện đại học UC Irvine. Chị Bích Liên đã bàn về dự án này với tiến sĩ Thúy Võ Đặng, chuyên viên lưu trữ của Trung Tâm Đông Nam Á Học của Quận Cam tại UC Irvine. Việc lưu trữ toàn bộ di sản âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy tại đây rất phù hợp, vì tính cách chuyên nghiệp của trung tâm này. Hiện nay, chỉ có trang web www.phamduy.com là nơi lưu giữ các tài liệu liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy. Tuy nhiên, việc tra cứu, tìm hiểu về tác giả và tác phẩm tại đây chưa đầy đủ, và chưa được sắp xếp hệ thống. Nếu việc lưu trữ được tổ chức bởi Trung Tâm Đông Nam Á Học tại UC Irvine, chắc chắn công việc gìn giữ di sản âm nhạc của Phạm Duy cho thế hệ mai sau sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Đó sẽ là một công trình văn hóa rất có ý nghĩa cho những thế hệ người Việt mai sau.

Chị nhắc lại câu nói của thi sĩ Trần Dạ Từ: nhạc sĩ Phạm Duy là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam thời hiện đại. Ngôn ngữ Phạm Duy sử dụng trong ngàn lời ca của mình chính là những bài thơ, với ngôn ngữ thơ sâu sắc mà giản dị, chuyên chở được nét độc đáo của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Xin mọi người hãy cùng hát, cùng phổ biến những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, như là để chia sẻ cái đẹp đến với mọi người. Đó cũng là tinh thần chính của đêm nhạc Tâm Xuân, và của CD Đạo Ca mới.

*

blank
Đêm nhạc Tâm Xuân.

Nhạc sĩ Hoàng Công Luận: Là người thực hiện phần hòa âm phối khí cho cả CD Đạo Ca, lẫn đêm nhạc Tâm Xuân- Phạm Duy, Phạm Thiên Thư & Đạo Ca. Cũng như bác sĩ Bích Liên, anh rất vui vì đã cùng chị hoàn thành CD Đạo Ca. Anh Luận cảm thấy hãnh diện vì đã được chị Bích Liên tin tưởng, tạo cơ hội để anh thực hiện công việc dàn dựng lại 10 bài Đạo Ca theo cảm nhận mới của riêng anh. Đó thực sự là một thử thách. Nhưng anh đồng ý với chị Bích Liên là đừng ngần ngại trong việc làm mới bộ ca khúc giá trị này. Mỗi một thế hệ, một thời đại, một hoàn cảnh sống đều có những đặc điểm khác nhau. Hãy cảm nhận Đạo Ca bằng một hơi thở mới.

Đứng theo góc nhìn của một nhạc sĩ, anh Hoàng Công Luận nhận xét rằng Phạm Duy là người viết ca khúc tài năng nhất của nền âm nhạc Việt Nam. Khác với nhạc cổ điển, cũng như thể loại ca khúc của u Mỹ trong thời cận đại-hiện đại, ca khúc Việt Nam vẫn đặt nặng vào phần lời hơn là phần nhạc. Người VIệt Nam cảm nhận một ca khúc qua lời hát, ý lời nhiều hơn là các yếu tố âm nhạc. Lời ca khúc của Phạm Duy nghe giản dị, nhưng sâu sắc, thâm trầm, chuyên chở được cả cái hồn của thời đại dân tộc mà ông đã từng trải qua. Lời ca trong các ca khúc của Phạm Duy luôn có được những giai điệu phù hợp, chọn lọc. Những thủ pháp âm nhạc Phạm Duy sử dụng trong ca khúc của mình cho dù không phức tạp, mới lạ so với nhạc Tây Phương, nhưng rất “chắc”, và tạo hiệu ứng âm nhạc rất thành công. Đó là cách mà ông chuyển cung, chuyển điệu thức, thay đổi tiết tấu… Rất ít có nhạc sĩ Việt Nam sử dụng những kỹ thuật này trong ca khúc của mình khéo léo như Phạm Duy. Đó là lý do anh Luận từ lâu rồi vẫn là một “fan” trung thành của ca khúc Phạm Duy.

*

Nữ ca sĩ Kim Tước: Là một trong những ca sĩ Sài Gòn khá gắn bó, thân thuộc với nhạc sĩ Phạm Duy, ca sĩ Kim Tước kể lại nhiều kỷ niệm của mình và người nhạc sĩ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Cô nhớ vào trước 1975, có nhiều lần nhạc sĩ Phạm Duy vừa sáng tác xong một ca khúc mới, là chạy sang nhà cô để nhờ hát ngay để ông nghe lại. Ở thế hệ của cô, những ca sĩ thường cầm bản nhạc là đã có thể hát hay được rồi! Cô còn nhớ rằng nhạc sĩ Phạm Duy cũng hay chỉnh lại cách hát: “…toa phải hát như thế này mới đúng…”. Ông thường cầm cây đàn guitar và hát cho cô nghe bài hát mới. Ca sĩ Kim Tước nói ít có thấy người nhạc sĩ nào mà hát, diễn tả bài hát của mình say mê như nhạc sĩ Phạm Duy.

Ca sĩ Kim Tước tham gia trình diễn hầu hết những trường ca của nhạc sĩ Phạm Duy. Hiếm có nhạc sĩ Việt Nam nào lại có thể sáng tác được những trường ca có giá trị như Phạm Duy: Trường Ca Con Đường Cái Quan, Trường Ca Mẹ Việt Nam, Tổ Khúc Bầy Chim Di Xứ… Nhạc của ông cũng thuộc dạng đa chủng loại vào bậc nhất. Theo cô, nhạc tình của Phạm Duy thì có lẽ không ai có thể diễn tả trọn vẹn, sâu sắc như Thái Thanh. Khi được hỏi tại sao những ca sĩ trẻ trong nước hiện nay hát nhạc Phạm Duy vẫn “thiếu thiếu” một cái gì đó, ca sĩ Kim Tước cho rằng có lẽ là do đời sống ở Việt Nam ngày nay đã thay đổi quá nhiều. Nhạc của Phạm Duy chất chứa rất nhiều nỗi niềm, tâm sự của một đất nước Việt Nam, một dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao cuộc bể dâu trong thế kỷ 20: kháng Pháp, nội chiến Nam-Bắc, người Việt ly hương… Có lẽ những ca sĩ ngày nay nếu đọc lại lịch sử, để hiểu rõ hơn về cảm nhận về đất nước, con người Việt Nam của thế hệ đi trước, có lẽ họ sẽ hát nhạc Phạm Duy trọn vẹn hơn.

*

blank
Đêm nhạc Tâm Xuân.

Ca sĩ Thương Linh: Là một trong số ít ca sĩ trẻ lớn lên ở hải ngoại hát rất xuất sắc những ca khúc có chiều sâu viết từ trước 1975, trong đó có nhạc của Phạm Duy. Thương Linh cảm nhận nhạc Phạm Duy như một giòng suối trôi chảy, hòa quyện giữa giai điệu và lời ca không thể tách rời. Hát nhạc Phạm Duy là đắm mình vào giòng suối đó.

Theo Thương Linh, một trong những cái khó lớn nhất của những ca sĩ trẻ hiện nay khi hát nhạc Phạm Duy, đó là kỳ vọng từ khán giả. Đặc biệt là của khán giả thuộc thế hệ đi trước, cùng thời đại với nhạc sĩ Phạm Duy. Người nghe đã in sẵn trong trí nhớ những ca khúc này với giọng hát của những danh ca một thời. Khán giả nghe nhạc Phạm Duy không chỉ nghe bằng tai, mà còn nghe bằng những kỷ niệm của cuộc đời mình, vốn đã gắn liền với những ca khúc Phạm Duy. Trước một lớp khán giả như vậy, các ca sĩ trẻ thường mất tự tin, và cố tìm cách để hát để “không phụ lòng” những kỳ vọng đó. Khi hát không bằng cảm xúc của chính mình, thì làm sao một ca sĩ có thể tâm tình với một ca khúc? Theo Thương Linh, khi cô hát là cô diễn đạt chính mình. Vì vậy, để hát nhạc Phạm Duy, thì hãy sống, hãy mơ mộng, hãy yêu từ trong máu, trong tim của mình, cũng như tác giả lúc sáng tác. Khi nỗi niềm của tác giả, của bài hát đã trở thành nỗi niềm của người hát, thì ca sĩ chỉ còn sống với chính mình khi hát mà thôi. Có như vậy thì “mình mới chính là mình” khi hát nhạc Phạm Duy được.

Trong đêm nhạc, Thương Linh sẽ hát Bên Nớ Bên Ni, một ca khúc của Phạm Duy mà cô rất thích. Giai điệu lôi cuốn, day dứt của những thân phận con người. Lời ca tượng hình, đầy màu sắc; và Em Lễ Chùa Này, một ca khúc nhẹ nhàng, trầm lắng, với chiều sâu quay vào bên trong. Hai ca khúc, hai sắc thái, nhưng vẫn mang đậm dấu ấn chung của ca khúc Phạm Duy.

Cảm nghĩ của những người hát, người đàn trong chương trình nhạc là vậy. Còn khán giả thì sao? Hãy đến với đêm nhạc Tâm Xuân- Phạm Duy, Phạm Thiên Thư và Đạo Ca, để nghe và cảm nhận riêng mình về Phạm Duy. Để chia sẻ với mong ước của bác sĩ Bích Liên và thân hữu đã góp công dàn dựng chương trình: “…Vì mùa Xuân là mùa hồi sinh của vạn vật, chúng tôi mong âm nhạc của Phạm Duy sẽ giúp trái tim của mỗi chúng ta được hồi sinh như Tâm Xuân…”.

Chương trình Tâm Xuân hiện chỉ có một số vé giới hạn, vé VIP $50, vé thường $30. Gọi Việt Báo 714 894 2500 để đặt vé.

Đoàn Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.