Hôm nay,  

Cam Bốt Ép Dân Thượng Hồi Hương

23/12/201600:00:00(Xem: 1948)
Vùng Tây Nguyên vẫn là nơi tình hình nhân quyền căng thẳng...

Bản tin RFA ghi rằng một nhóm 13 người thiểu số vùng Tây Nguyên đã bị Campuchia trả về Việt Nam sau khi hồ sơ xin tị nạn của một số người bị Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc bác bỏ. Những người còn lại tự nguyện rút đơn và đồng ý hồi hương.

Thông tin này được bà Vivian Tan, phát ngôn nhân của Cao ủy tị nạn tại thủ đô Phnom Penh Campuchia nói với các đồng nghiệp ban Khmer của đài Á Châu Tự Do.

Những người thiểu số này đã rời Phnom Penh hôm thứ hai, được các viên chức cao ủy tị nạn đưa đến biên giới với Việt Nam. Bà Tan nói thêm là các nhân viên của cao ủy sẽ đến thăm họ để xem là họ có được đối xử tử tế như thỏa thuận giữa Cao ủy và Việt Nam hay không.

Hiện vẫn còn 156 người thượng ở Phnom Penh. Theo người phụ trách vấn đề tị nạn của Campuchia thì đa số trong 156 người này sẽ bị trả về Việt Nam vì không chứng minh được rằng họ bị chính quyền Việt Nam ngược đãi về chính trị.

Theo các tổ chức nhân quyền thì nhiều người thượng ở vùng Tây nguyên của Việt Nam theo đạo Tin lành, hay Công giáo và là mục tiêu của sự đàn áp của nhà nước Việt Nam.

Cũng nên nhắc rằng hoạt động tôn giáo -- đặc biệt là Tin Lành-- tại vùng Tây Nguyên vẫn căng thẳng.

Mới mấy tháng trước đây, trong những tuần lễ cuoôi tháng 5/2016, cơ quan chức năng tại tỉnh Gia Lai liên tục cưỡng bức bà Trần Thị Hồng, vợ mục sư Tin Lành Lutheran Nguyễn Công Chính đang bị tù phải đến trụ sở phường Hoa Lư để thẩm vấn.

Đợt làm việc bắt đầu từ ngày 11 tháng 5 cho đến hôm nay 17 tháng 5 vẫn còn diễn ra. Lý do mà cơ quan chức năng đưa ra để cưỡng bức bà Trần Thị Hồng đi làm việc được bà này cho biết vào tối 16 tháng 5 như sau:


“Nội dung xoay quanh vào việc đi gặp phái đoàn đặc trách về tự do tôn giáo. Họ nói tôi đi gặp phái đoàn mà không được sự công nhận của địa phương là sai phạm. Trong khi tôi gặp phái đoàn họ cản trở tôi thì họ nói họ không cản trở mà chỉ để bảo vệ phái đoàn thôi. Tôi trả lời nếu bảo vệ phái đoàn sao lại đi cản trở tôi và lấy tài sản của gia đình tôi. Khi tôi gặp được phái đoàn thì tôi phải nói như vậy chứ bảo tôi phải nói thế nào.

Vấn đề thứ hai nữa mà họ nói với tôi là giáo phái mà tôi đang sinh hoạt chưa được công nhận bởi Đảng và Nhà nước. Giáo phái họ không công nhận, nên là giáo phái bất hợp pháp.

Họ nói tôi đi gặp phái đoàn mà không được sự công nhận của địa phương là sai phạm. Trong khi tôi gặp phái đoàn họ cản trở tôi thì họ nói họ không cản trở mà chỉ để bảo vệ phái đoàn thôi.

- Bà Trần Thị Hồng

Nói chung họ chỉ xoay quanh hai vấn đề đó mà cứ kéo hết ngày này qua ngày kia, sáng áp tải đi, chiều áp tải về.”

RFA cũng ghi lời Bà Trần Thị Hồng cho biết dù suốt tuần qua bị cưỡng bức đi làm việc mỗi ngày; nhưng bà cũng đang soạn thảo văn bản trình báo với cơ quan chức năng về vụ việc bị hành hung và cướp tài sản vào ngày 30 tháng 3 cũng như bị đánh đập tại trụ sở Phường Hoa Lư vào ngày 14 tháng 4.

Mục sư Nguyễn Công Chính hiện phải thụ án 11 năm tù với cáo buộc phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo điều 87 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Từ khi bị bắt vào tháng tư năm 2011 đến nay ông phải ở tù hơn 5 năm.

Chưa rõ các người thượng khi về Tây Nguyên sẽ bị công an truy bức ra sao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.