Hôm nay,  

Dân Chủ Đã Thắng Ở Iraq

01/02/200500:00:00(Xem: 4712)
Cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên trong suốt 50 năm ở Iraq coi như đã thành công. Hàng triệu người dân Iraq đã đi bầu vào ngày Chủ Nhựt 30 tháng 1, năm 2005. Người dân Iraq lũ lượt kéo nhau đi bầu, bất chấp sự hăm dọa của phiến quân trước ngày bầu cử đã mở nhiều cuộc tấn công và những lời tuyên truyền sẽ cho cử tri tắm máu nếu đi bầu. Không còn nghi ngờ gì nữa, người dân Iraq đã thắng. Dân chủ đã thắng. Chiến thắng bước đầu để mang lại cho người dân Iraq quyền quyết định vận mạng cho nước non mình.

Không phải do lời khen của TT Bush xem cuộc bầu cử ấy là những "thành công vang dội." Không phải do nhận định của Ô. Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc, cho đó là "bước đầu" tiến đến dân chủ. Không phải do lời khen của TT Aicập điện thoại cho Ô. Allawi nói cuộc bầu cử "mở đường cho việc tái lập bình an và ổn định". Cũng không phải do lời tuyên bố của Ô. Allawi, người đứng đầu chánh quyền lâm thời Iraq, cho đây là "lần đầu tiên người dân Iraq quyết định vận mạng của mình".

Chính những con số đã nói lên thắng lợi ấy. Thắng lợi phần lớn và chánh yếu do quyết tâm và hành động của người dân Iraq đã đi bầu, bất chấp mọi hăm dọa. Về cử tri, theo nguồn tin sơ khởi của CNN, có ít nhứt 72% tổng số cử tri đi bầu, cao không kém Mỹ. Tuy còn 10 ngày nữa mới có kết quả chánh thức, nhưng theo Ban Tổ Chức bầu cử và quan sát viên quốc tế cho biết theo kết quả sơ khởi và báo cáo đầu tiên, tỷ lệ cử tri đi bầu cao hơn dự trù. Ngay tại vùng đất của sắc dân Sunni, nơi phiến quân hầu như tấn công phá hoại bầu cử hàng ngày, tỷ lệ người dân đi bầu cũng cao hơn ước đoán. Nhiều cử tri mạnh dạn nhúng tay vào mực để chứng tỏ bầu xong mà không sợ trả thù khi trở về xóm ấp, phố phường. Nhiều cảnh sát viên, quân nhân Iraq mừng ôm nhau nhảy múa trong khuôn viên nơi bỏ phiếu. Có người, nhứt là phụ nữ cả đời mới được đi bầu tự do, mừng ra nước mắt trước ống kiếng truyền hình quốc tế. Ngoài nước, Iraq có khoảng 280.000 người đang ở 14 nước ngoài đã ghi danh và đi bầu được 186.619 người.

Về ứng cử viên theo nguồn tin của vị Đại sứ Anh tại Pháp, có 8.000 ứng cử viên ra ứng cử các chức vụ cấp quốc gia và tỉnh. Và 11.000 người khác ứng cử vào các chức vụ của chánh quyền địa phương và nghị viện của người Kurds. Họ ganh đua nhau để vào Quốc Hội Iraq 275 người có nhiệm vụ soạn thảo Hiến Pháp và bầu ra một tổng thống và hai phó tổng thống cho Iraq. Và vào 18 Hội đồng Tỉnh, và Nghị Viện cho vùng tự trị Kurdes tại 30.000 địa điểm bỏ phiếu, mở cửa từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối. Tình nguyện phục vụ các phòng phiếu có 200.000 người Iraq.

Về tôn giáo và sắc tộc tình hình di biệt có nhưng không mạnh bằng tương đồng qua việc tham gia ứng cử và bầu cử. Sắc tộc Shite có khoảng 60% dân số Iraq, là thành phần cử tri đi bầu đông nhứt.. Sắc tộc Kurdes chiếm khoảng 20% dân số, thời Hussein bị đẩy ra rìa chánh quyền Iraq 34 năm qua, tham gia tích cực cuộc bầu cử này. Sắc tộc Sunni chiếm khoảng 25% dân số, vẫn có người ra ứng cử và việc đi bầu tuy không đông như hai sắc tộc kia, nhưng cũng không đến nỗi nào. Vùng Tam Giác Sunni, tại thành phố Tikrit quê nhà của Ô. Hussein, CNN thấy 4 phòng trống vắng, nhưng các nơi khác cũng đông người. Một số ứng cử viên Sunni được Liên minh Shiite và chánh quyền lâm thời ủng hộ. Nhưng hai nhóm Sunni có ảnh hưởng- là Đảng Hổi Giáo Iraq và Hội Học giả Hổi Giáo - tẩy chay bầu cử.

Về tình hình an ninh bầu cử, Iraq có 18 tỉnh, có phá hoại khủng bố bầu cử, nhưng chỉ có 4 người chết và 44 người bị thương. Đảm trách bảo vệ an ninh có 300.000 quân nhân Iraq và Mỹ tuần tra đường phố và bảo vệ vòng ngoài các địa điểm bầu cử. Riêng tại Baghdad có 15.000 quân nhân lo bảo vệ an ninh bầu cử đề phòng các cuộc đánh bom tự sát. Có lịnh hạn chế xe cộ ngoài đường và cấm xe đi ngang đia điểm bầu cử. Cử tri được yêu cầu đi bộ từ ngoài khá xa vào phòng bầu cử. An ninh nói chung coi như đã được bảo đảm cho cuộc bầu cử.

Sau cùng, đánh giá một cuộc bầu cử thành công hay thất bại chánh yếu không phải nhìn những khó khăn bao quanh cuộc bầu cử mà nhìn những sự việc đã xảy ra. Người dân Iraq chưa bao giờ được bầu cử tự do, có quốc tế giám sát bây giờ rất muốn đi bầu tự do, chọn người mình tin tưởng để thay mặt giải quyết việc nước chuyện dân. Và mong muốn ấy đã được biểu lộ bằng những con số nói trên. Bầu cử không phải là điều mới ở Trung Đông. Người Palestine đã bầu Ô Abou Mazen để gời một thông điệp cho quốc tế, rằng nhân dân Palestine muốn dân chủ và hòa bình.. Cuộc bầu cử Iraq sẽ là một thông điệp kế tiếp của lòng dân Iraq gởi cho quốc tế sau thông điệp của người dân Afghanistan với cuộc bầu cử thành công ở nước này. Lởi hăm dọa của phiến quân không mạnh hơn quyết tâm muốn có dân chủ của người dân Iraq. Al Qaeda. Hồi Giáo Thánh Chiến Cực Đoan đã thất bại trong việc gây chia rẽ và khủng bố tinh thần cử tri Iraq.

Cộng đồng quốc tế, nhứt là Pháp, Anh và Mỹ, đã nghe thấy nên xem vấn đề Trung Đông là vấn đề ưu tiên trong chánh sách đối ngoại. Dù Mỹ, Anh, và Pháp có đụng chạm nhiều điểm trong vấn đề Iraq, nhưng tất cả đều có một mẫu số chung. Đó là vận mạng của nước và dân Iraq phải do người dân Iraq quyết định. Và quyết định đó của người dân Iraq đã biểu lộ rõ trong cuốc bầu cử này. Quyết tâm này càng mạnh hơn khi Hiến Pháp Iraq được soạn thảo và trưng cầu thông qua, khi chánh quyền dân cử Iraq tiếp nhận dần dần quyền bính từ Liên Quân và đảm trách dần dần vấn để an ninh lãnh thổ để tiến đến ổn định và hòa bình, để quân ngoại nhập rút đi. Đó là chiến thắng cuối cùng của Chiến Tranh Iraq, như Nhựt, các nước Âu Châu sau thời gian tái thiết và phục hồi sau ngày Đồng Minh đánh bại Đức Quốc Xã và Liên Minh Trục Phát Xít.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.