Hôm nay,  

Đến Lúc Mỹ Tử Tế

28/01/200500:00:00(Xem: 4818)
Vạn vật đổi thay. Chánh trị không có thù muôn thuở, bạn muôn đời. Lúc này là thời gian Mỹ tỏ ra tử tế với thế giới bên ngoài, khác với thái độ trong nhiệm kỳ một của TT Bush. Trong nhiệm kỳ một, TT Bush quá bận rộn với chuyện của đất nước, nhân dân mình, không chú ý đến hình ảnh bên ngoài của Mỹ trước cái nhìn của các nước. Tang gia bối rối, danh dự bị xúc phạm. Cuộc khủng bố 911 tấn công một cách xúc phạm vào nội địa nước Mỹ đã làm mặc cảm tự tôn đệ nhứt siêu cường của Mỹ trổi dậy. Thêm vào đó, ít kinh nghiệm cá nhân về lề thói, cung cách ngoại giao quốc tế, và nhu cầu cấp bách chống khủng bố tiên hạ thủ vi cường, và vì quyền lợi an ninh cấp bách của Mỹ, TT Bush đã hành động ngoại giao thay vì thêm bạn bớt thù thành hành động nhiều khi vô ý thêm thù bơt bạn, kể cả đối với những đồng minh lịch sử như Pháp, Đức bên kia bờ Đại Tây Dương. Khuynh hướng bất chấp thế giới được thúc đẩy bởi lý do tự vệ chánh đáng sau cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Mỹ. Mỹ bị tấn công, Mỹ tự vệ, thế giới có theo Mỹ thì tốt, không theo Mỹ vẫn làm. Giản dị như thế, ai chịu thì chịu, không chịu thì thôi, Mỹ cứ làm, "đường ta ta đi."

Đó là lý do Tướng Colin Powell lo về ngoại giao Mỹ nhiều lần can gián khiến không được lòng Bộ Tham Mưu cận của TT Bush, theo khuynh hướng Tân Bảo Thủ của Đảng Cộng Hoà chủ trương tiên hạ thủ vi cường. Nên có tin đồn Tướng Powell từ chức nhiều lần, nhưng Ông không bao giờ đào ngũ, vi là tướng, như Tướng Mac Arthur nói người tướng chỉ chỉ khuất đi, chớ không chết. Đó là thời gian nhiệm kỳ một sau cuộc khủng bố 911 của TT Bush, thời gian các cường quốc Âu châu nhìn Mỹ như một nước không tử tế, TT Bush như một cao bồi Texas với truyền thống bắn chậm là chết.

Nhưng từ khi vết thương trong lòng và vết thương ngoài da mặt do cuộc khủng bố 911 gây ra lành lại, chỉ còn là một vết thẹo, Mỹ bắt đầu nghĩ đến việc làm đẹp lại hình ảnh của mình. Mỹ bắt đầu tử tế sau khi TT Bush tái đắc cử nhiệm kỳ hai. Bên ngoài thái độ của TT Bush thay đổi và TT Bush trở thành như một người Mỹ khác, một gentlemen. Nhưng bên trong quan sát kỹ, chánh trị của Ông không thay đổi. Hoàn toàn không về chánh trị. Trái lại về chánh trị, Ông tỏ ra cương quyết hơn, va hoá trang dưới thái độ và hành động lịch thiệp, nhã nhặn, và ngoại giao hơn. Ông đã nói sẽ dùng số vốn lớn mà nhân dân đã cho Ông để làm việc. Ông sẽ dùng bài diễn văn trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai, bài diễn văn về tình trạng liên bang của năm đầu nhiệm kỳ hai để tiếp túc và củng cố chính sách liên tục của Ông.

Nhưng bên ngoài của sự bất biến về chính sách, là những vạn biến về thái độ làm cho hình ảnh Mỹ tươi mát hơn và nước Mỹ tử tế hơn. Nhiều dấu chỉ TT Bush trong nhiệm kỳ hai, bốn năm tới TT Bush sẽ cố gắng thuyết phục và biến Toà Bạch Ốc thành một nơi thân thiện hơn đối với các nước Âu Châu. Dù gì đi nữa Âu Châu cũng cùng nền văn minh Do Thái- Ky tô với nhau, cùng ở Bắc Bán Cầu, quyền lợi tương đối tương đồng so với các nước trong thế giới thứ ba, các nước ở Nam Bán Cầu. Thái độ và hành động ứng xử của Mỹ và TT Bush trong việc cứu trợ nạn sóng thần ở Nam Á châu là thí dụ điển hình. Trong thời gian cứu cấp, chánh quyền do TT Bush lãnh đạo, Mỹ đã làm tất cả những gì có thể làm được và không từ bỏ cơ hội nào, chánh yếu là dùng quân đội để giúp. Trên màn ảnh truyền hình thế giới, hình ảnh quân nhân Mỹ chết và bị thương ở Chiến Trường Iraq, một chiến tranh mà Âu Châu đa số chống đối-được liên kết với hình ảnh quân nhân Mỹ xả thân để cứu vớt nạn nhân sóng thần tại Nam Dương - nước Hồi giáo đông dân nhứt thế giới. Hình ảnh người lính Mỹ bắn chết phiến quân Hồi Giáo cực đoan nổi dậy bằng khủng bố ở Iraq chen lẫn với hình ảnh người lính Mỹ giơ tay ra kéo nạn nhân Hồi Giáo lên khỏi mặt nước đầy sóng gió hay trao bao gạo, thùng nước, quần áo, chăn mền cho nặn nhân đói khát ở Nam Dương. Tại Aceh, tại Sumatra, nơi sóng thần làm chết nhiều người nhứt, hơn 100 ngàn , quân đội Mỹ được nhân dân và chánh quyền Nam Dương Hồi giáo lớn nhứt hoàn cầu ngưỡng mộ.

Việc biểu dương sức mạnh của đệ nhứt siêu cường trong thời gian đầu để cứu cấp đại hoạ đã làm mờ đi hình ảnh không " tử tế" mà Thế Giới Hồi Giáo đã nhìn Mỹ trong Chiến Tranh Afghanistan và Iraq. TT Bush là con người bộc trực, dám nói dám làm nên không ngần ngại nói cho nhân dân Mỹ biết, ý của Ông trong cuộc họp báo. Rằng Ông muốn khuyếch đại hình ảnh đẹp ấy của Mỹ ra khỏi Ấn Độ Dương, ra khỏi trận sóng thần nữa. Tinh thần đồng cảm Ông là khẩu hiệu tranh cử của Ông năm 2000, Ông cố găùng gìn giữ trong nước Mỹ trong nhiệm kỳ đầu, một phần lớn giúp cho Ông tái đắc cử nhiệm kỳ hai, có cơ hội phát triển ra khỏi nước Mỹ, nhứt là sang Âu Châu và Liên Hiệp Quốc. Bài diễn văn nhậm chức của Ông là một tuyên ngôn chống độc tài, một tin lành của dân chủ.

TT Bush hoà nhập việc cứu trợ của Mỹ một cách dễ dàng trong cảnh dao to búa lớn của một vài nhân vật hữu quyền của Liên Hiệp Quốc. LHQ muốn giành phần sư tử cho con cọp giấy, tố giác Mỹ hành động phá hoại uy tín, làm yếu tổ chức LHQ. Phản ứng này của LHQ một phần vì thù cá nhân của Ông Tổng Thư ký LHQ bực tức bị Thượng Viện Mỹ mở cuộc điều tra Ông và người con trai có lem nhem trong chương trình nhân đạo do LHQ quản trị, cho Iraq thời Hussein lấy dầu đổi thực phẩm. Nhưng Mỹ và TT Bush làm chánh trị không vì cảm xúc mà vì quyền lợi Mỹ, nên hoà nhập một cách dễ dàng vào công cuộc cứu trợ do Liên Hiệp Quốc, sau cuộc họp quốc tế ở Sumatra.

Việc một tổng thống Mỹ chú trọng nhiều đến dư luận thế giới trong nhiệm kỳ thứ hai không có gì lạ. TT Bush sau nhiệm kỳ hai không có quyền ứng cử nữa. Nên cũng như bao nhiêu người tiền nhiệm khác cố gắng tạo thế đứng trong lịch sử nước nhà và thế giới. Không ai trách cái tham vọng có chút riêng tư ấy. Trong chánh trị, chung không có riêng là vô hồn, thiếu động lực. Riêng mà không có chung là cá nhân ích kỷ, không có ma nào theo.

Ý muốn làm đẹp Mỹ ở Âu Châu, làm Mỹ tử tế với cựu đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương, ý muốn đó sẽ thể hiện băøng hành động qua diễn văn nhậm chức và hành động TT Bush dự trù đi thăm Âu Châu vào tháng tới . Ý muốn đó cũng thực hiện ở Trung Đông, nhờ thời cơ thuận tiện sau cái chết của Ô. Arafat, người mà Mỹ muốn có một quốc gia Palestine nhưng không có Arafat. Dấu hiệu tốt lành đã có. Cuộc đối thoại giữa Do Thái và Palestine có thể có kết quả với sự đắc cử của Ô. Abbas lãnh đạo Nhà nước và Đảng từ lâu do Ông Arafat làm chủ tịch.

Thái độ Mỹ và TT Bush bên ngoài tử tế hơn nhiều. Nhưng bên trong niềm tin chánh quyền do TT Bush lãnh đạo và của riêng cá nhân Ông qua hành động, không thay đổi. Và vấn đề Iraq vẫn còn đó. Nhưng thiện ý muốn Mỹ tỏ ra tử tế hơn dưới cái nhìn của quốc tế, nhứt là Âu Châu, có thể làm TT Bush điều chỉnh cho hợp tình hợp lý hơn dưới nhãn quan thế giới. Và như vậy, kết quả có thể tốt hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.