Hôm nay,  

Mỹ Bỏ TPP, TQ Làm Bá Quyền Ở Á Châu; VN, Mã Lai Bị Thiệt Thòi Nhất Vì Mỹ Rút TPP

23/11/201600:00:00(Xem: 2317)
Khi Tổng Thống Mỹ Đắc Cử Donald Trump tuyên bố rút khỏi Thương Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP thì 2 nước Việt Nam và Mã Lai bị thiệt thòi nhiều nhất, nhưng ngược lại Trung Quốc thì cảm thấy “hồ hởi phấn khởi” và sẽ thu lợi nhiều nhất, theo bản tin hôm 23 tháng 11 của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp Tiếng Việt (RFI) hôm Thứ Ba cho biết.

Bản tin Đài VOA viết rằng, “Quyết định của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump rút khỏi Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương 12 quốc gia, hay TPP, từ bỏ một thỏa thuận thương mại quy mô lớn mà là một cột trụ chính yếu của chính sách tái giao tiếp với các quốc gia châu Á của Tổng thống Barack Obama.

“Ông Trump nói rằng thay vì một thỏa thuận bao gồm khoảng 40% thương mại thế giới, ông dự định sẽ đàm phán từng thỏa thuận thương mại riêng rẽ mà sẽ có lợi hơn cho người lao động Mỹ. Đối với những nước ở châu Á, các nhà phân tích nói rằng từ bỏ thỏa thuận này sẽ mở ra những cơ hội thương mại mới cho Trung Quốc, nước không tham gia TPP.”

Bản tin VOA cho biết thêm thông tin như sau.

“Gareth Leather, nhà kinh tế cao cấp chuyên về châu Á tại công ty nghiên cứu Capital Economics ở London, gọi sự suy thoái của TPP là "một đòn giáng vào triển vọng kinh tế của những nền kinh tế đang trỗi dậy ở châu Á, với bất kỳ lợi ích nào từ một thỏa thuận thương mại khu vực do Trung Quốc dẫn đầu "có thể sẽ nhỏ hơn nhiều."

“Carl Thayer, nhà khoa học chính trị tại Đại học New South Wales của Úc, nhận định quyết định của ông Trump có thể gây tổn hại cho mối quan hệ của Mỹ, đặc biệt là với những đồng minh chủ chốt như Nhật Bản và Úc, cũng như Việt Nam.”

Bản tin VOA viết tiếp, “Triphon Phumiwasana, một đối tác với công ty đầu tư Hatton Capital, cho biết Trung Quốc đang mở rộng thương mại ở châu Á-Thái Bình Dương.

“"Trung Quốc có lợi ích trong việc mở rộng thương mại. Họ sẽ tiếp tục vun đắp những mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á. Họ có lợi khi làm việc này vì Mỹ đang tập trung vào những vấn đề đối nội. Trung Quốc đang nhìn ra ngoài," ông Triphon nói.


“Capital Economics nói sự thoái lui của Mỹ đã mở đường cho Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình. "Những mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc có thể tạo nên sức đẩy lớn hơn cho phần còn lại của châu Á," nhà kinh tế Leather nói.

“Trung Quốc dự kiến sẽ xúc tiến thỏa thuận thương mại tự do khu vực, mang tên Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) bao gồm các quốc gia ASEAN, cũng như Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc nhưng không có Mỹ.

“Dù Philippines, Thái Lan và Hàn Quốc sẽ hưởng lợi từ triển vọng được cải thiện từ thỏa thuận RCEP, bất kỳ tổn thất nào từ TPP "khó có thể bù đắp đầy đủ bằng lợi ích từ RCEP," ông Leather nói.”

Trong khi đó một bản tin khác của Đài RFI hôm Thứ Ba có tựa đề “Hoa Kỳ rút lui, Trung Quốc có cơ hội bá quyền khu vực,” cho biết rằng, “Washington không thể tự cho phép mình bỏ rơi các đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương. Trên đây là nhận định của Philip Golub, giáo sư trường đại học Hoa Kỳ tại Paris khi trả lời các câu hỏi của phóng viên Bruno Philip, trên báo Le Monde ngày 19/11/2016.

“Chuyên gia về quan hệ quốc tế Philip Golub từng là một trong những tổng biên tập của nhật báo Asia Times tại Bangkok. Mới đây ông có viết «Một câu chuyện khác về cường quốc Hoa Kỳ» (nhà xuất bản Le Seuil, 2011) và «Sự hồi sinh của Đông Á» (Polity, 216 trang).

“Trung Quốc giờ có thể xoa tay nghĩ rằng Hoa Kỳ từ bỏ châu Á?

“Tôi không nghĩ là dưới thời ông Trump, Hoa Kỳ sẽ nhường chỗ của họ tại Đông Á. Từ thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đã là một cường quốc tại Thái Bình Dương, và nhất là kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần II. Ở vùng này, họ có những lợi ích chiến lược quan trọng hàng đầu và không thể cho phép mình bỏ rơi các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… Một hành động đơn phương thoái lui vào lúc mà Trung Quốc đang trở thành một cường quốc lớn có thể làm thay đổi một cách cơ bản không chỉ thế cân bằng trong khu vực, mà cả chính sức mạnh của Mỹ. Một chính sách như thế dường như sẽ không có lợi ích gì cho ông Trump.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.