Hôm nay,  

Cuộc cách mạng tại Mỹ

14/11/201600:02:00(Xem: 5852)
Cuộc cách mạng tại Mỹ
 
Đoàn Hưng Quốc
  

Gần phân nửa dân chúng Mỹ vùng dậy nhưng không bằng búa liềm và mã tấu mà với lá phiếu để nói lên sự phẫn nộ và đòi hỏi quyền lợi cho họ.

Quyền lực tại Mỹ đang rúng động nhưng không xảy ra bạo loạn cướp chính quyền trái lại nhà nước vẫn được chuyển tiếp một cách trật tự. Bên thua cuộc không sợ bị thanh toán, còn bên thắng cuộc cũng không đấu tố để tiêu diệt đối phương cho dù các thế lực chính trị sẽ bị đảo lộn trong căng thẳng, tính toán và thủ đoạn.

Tìm hiểu lý do khiến gần phân nửa dân Mỹ phẫn nộ là trả lời cho câu hỏi tại sao bà Clinton mất đi lá phiếu của giới thợ thuyền Mỹ trắng cho dù Đảng Dân chủ vẫn thường được xem bảo vệ công nhân trong khi Cộng hòa thuộc phe tư bản. Nhiều người mỉa mai đảng nào rồi cũng bênh vực giới quyền lực nhưng không đơn giản như vậy.
  

Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt của Đảng Dân chủ phát động phong trào New Deal sau cuộc Đại Khủng Hoảng 1929 nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, nâng vai trò của công đoàn, tổ chức mạng lưới an sinh xã hội và đưa ra mức lương tối thiểu. Từ đó Đảng Dân chủ thu hút được sự ủng hộ của giới thợ thuyền.

Đến thập niên 70 kinh tế bị trì trệ một phần vì doanh nghiệp bị giám sát rườm rà và vì giới công đoàn đòi hỏi quá nhiều quyền lợi. Tổng thống Ronald Reagan thuộc Đảng Cộng hòa cắt giảm việc giám sát và vai trò của công đoàn để doanh nghiệp được tự do phát triển.

Sang thập niên 90 sau khi bức màn sắt sụp đổ, Tổng thống Bill Clinton thuộc Đảng Dân chủ cùng Quốc hội Cộng hoà đẩy mạnh trào lưu toàn cầu hóa khi tham gia vào WTO và ký kết Hiệp Ước Thương Mại Bắc Mỹ NAFTA; tiếp đó Tổng thống Bush thuộc Đảng Cộng hòa ủng hộ đưa Trung Quốc vào WTO; Tổng thống Obama thuộc Đảng Dân chủ vận động cho TPP (Thái Bình Dương) và TTIP (Đại Tây Dương). Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trở nên giống nhau vì cùng thúc đẩy mậu dịch trong khi để vai trò của các công đoàn ngày càng suy yếu.
  

Kết quả kinh tế thế giới và Hoa Kỳ tăng vọt nhưng giới thợ thuyền Mỹ trắng ở những tiểu bang vùng Trung Mỹ thất nghiệp hàng loạt do các tập đoàn đa quốc gia mang sản xuất ra nước ngoài. Trung Quốc hưởng lợi nhiều nhất nhờ vào (1) lực lượng nhân công cần cù, hùng hậu, lương rẻ; (2) thu hút đầu tư nước ngoài; (3) hạ giá đồng nhân dân tệ để hỗ trợ xuất cảng. Nước Mỹ rạn nứt thành hai mảnh, các tiểu bang ven bờ đại dương như California và New York ngày thêm giàu có trong lúc dân chúng vùng Trung Mỹ bị thất nghiệp hàng loạt (nay gọi là rust belt, tức vòng đai rỉ sét). Cho nên dân miền duyên hải có lợi tức và học vấn cao và gồm nhiều di dân ủng hộ toàn cầu hóa còn người bản xứ sống trong đất liền chống các hiệp ước thương mại quốc tế.

Mặt khác, Đảng Dân chủ thay đổi từ bênh vực quyền lợi công nhân thời New Deal sang đa bản sắc (multi-identity) và đa văn hóa (multi-culturalism) như nữ quyền, đồng tính và các sắc tộc thiểu số trong thế kỷ 21. Dân Mỹ trắng gồm cả hai giới trung lưu và thợ thuyền cảm thấy quyền lợi của họ bị di dân lấn chiếm (Welfare và ObamaCare), nền tảng Cơ Đốc Giáo (Christian Judaism) bị lung lạc trong khi người bản xứ bị lấn át trên chính quê hương cha ông họ đã dựng nên.
  

Kể từ năm 2003 dân Mỹ lại thêm tức giận vì can thiệp quân sự ra nước ngoài vô cùng tốn kém mà không đạt được kết quả nào; nhà nước bị tê liệt do hai đảng chính trị tranh giành thế lực nên phủ quyết lẫn nhau (vetocracy) thay vì điều hành đất nước; các biện pháp kinh tế sau cuộc khủng hoảng 2007-08 bảo vệ giới tài phiệt nhiều hơn là dân chúng; di dân bất hợp pháp từ Nam Mỹ mang theo tội phạm, còn di dân Hồi Giáo là mảnh đất dung dưỡng cực đoan và khủng bố; chính sách ngoại giao mềm yếu của Obama bị Putin (Nga), Erdogan (Thổ), Duterte (Phi) khinh thường mà ngay cả các nhà cầm quyền như Trung Hoa và Việt Nam cũng không cần nghênh đón trọng thể khi công du sang nước họ. Nhiều nỗi tức giận bị dồn nén thể hiện qua lá phiếu phẫn nộ chống giới tinh hoa chính trị (elites) thuộc cả hai phía cho dù Đảng Dân chủ đang nắm quyền nên thiệt thòi nhiều nhất, thua cả Hành pháp lẫn Quốc hội vì vừa mất lá phiếu thợ thuyền lại không được sự ủng hộ nồng nhiệt của các thành phần còn lại.

Xã hội khi thay đổi đều có kẻ thắng người thua, nhưng trong nền dân chủ kẻ bị thua thiệt vẫn có sức mạnh qua lá phiếu. Điều trớ trêu khi nhà tỷ phú Donald Trump đắc cử không nhờ vào giới quyền lực tinh hoa hay của các tập đoàn tư bản và lợi ích mà bằng lá phiếu phẫn nộ của phân nửa dân Mỹ. Cả hai đảng đều rơi vào cơn khủng hoảng nên hiện đang cố moi tim óc tìm chỗ đứng vững trong quần chúng: có người đòi Đảng Cộng hòa phải trở thành đảng của quần chúng (populist party) tiếp theo thắng lợi của ông Trump; còn ông Bernie Sander kêu gọi các dân biểu nghị sĩ Dân Chủ phải bước ra khỏi vòng đai quyền lực Washington DC để trở về nghe tiếng nói của dân chúng ở từng địa phương.
  

Nước Mỹ đang bị khủng hoảng nhưng lại cho chúng ta thấy sức sinh động của nền dân chủ: dân chúng như nước nâng con thuyền chính trị nhưng cũng làm lật đổ con thuyền đảng phái, nên các đảng chính trị phải thay đổi thích ứng khi thì hỗ trợ doanh nghiệp, lúc lại trở về quần chúng.

Tất nhiên có những trào lưu không thể cưỡng lại được vì đi phản lại động lực tiến hoá: toàn cầu hóa; tự động hóa; đa chủng tộc và đa văn hoá trong tình trạng lão hóa của người da trắng nói chung; trọng tâm kinh tế chuyển từ Tây sang Đông. Đây là một cơn đại hồng thủy (tetonic shift) mà người ta đang dần thấy các hậu quả như sự nổi dậy của Trung Quốc, khủng hoảng kinh tế 2007-08, Brexit và phong trào dân túy ở Tây Phương; lá phiếu phẫn nộ của cử tri Mỹ 2016.
  

Nền dân chủ Hoa Kỳ trải qua một cơn chấn động nhưng chúng ta phải lạc quan vì giới tinh hoa đã bừng tỉnh và tìm cách thích ứng, bởi vì nếu họ không thay đổi thì sẽ bị cuốn theo dòng thác lủ từ không bạo động sang bạo động như đã từng xảy ra trong thập niên 1930.

Đại đa số dân Mỹ không chống toàn cầu hóa nhưng họ muốn chậm bớt cường độ nhanh đến chóng mặt; họ tiếp đón di dân nhưng đừng quá ồ ạt, không lạm dụng an sinh xã hội, không mang theo tội phạm và khủng bố; dân Mỹ chấp nhận các giá trị trong xã hội phải thay đổi nhưng không muốn thấy nền tảng đạo đức bị lung lay.

Mọi thay đổi đều có kẻ đắc lợi và người thua thiệt. Riêng trong thể chế dân chủ các đảng phái chính trị phải quan tâm đến thành phần dù không có quyền lực chính trị nhưng vẫn có lá phiếu bầu nhằm tìm cách giảm thiểu sự thiệt hại của họ.



.

Ý kiến bạn đọc
15/11/201604:42:12
Khách
Trump chỉ nói đến di dân LẬU , những người tỵ nạn cho vào Mỹ mà không biết gốc gác của họ . Ông chưa bao giờ đả kích di dân HỢP PHÁP .
Nếu nói như P.Hùng thì chính phủ NÊN BỎ MẶC những công dân Hoa Kỳ không có bằng đại học , không có trình độ chuyên môn vì đó chỉ là 1 đám vô dụng bất mãn với người ngoại quốc có HỌC ? ?
1 Lãnh đạo có lương tâm thì lo cho mọi tầng lớp của dân chúng chứ không vì dân quê ít học , không có tay nghề cao mà bỏ họ SỐNG CHẾT MẶC BÂY .
Công ăn việc làm phải tạo ra cho đủ các trình độ , để mọi người có thể đóng góp
cho xã hội và sống có nhân cách chứ không phải lạm quyền đi tước lột của những người siêng năng làm việc đem phân phát ( để mua phiếu ) cho những kẻ có sức khoẻ , có khả năng làm việc nhưng chỉ muốn ăn bám vào xã hội .
15/11/201603:54:06
Khách
Phan Hùng đã cho rằng tác giả quá hẹp hòi và thiếu kiến thức. Hoá ra anh đã không kiểm tra lại cái nhìn thiển cận và phiến diện và hẹp hòi của mình. Ông đã dựa vào truyền thong và ông cũng đã kết luận hồ đồ rằng những người bầu cho Trump là không có trình độ hay nói trắng ra là dốt nát. Thảo nào H. Clinton của ông cũng đã nói họ là “tồi bại hết thuốc chữa”! Cuộc tranh cử ở HK có cơ hội như nhau cho các ứng viên tranh nhau từng ngày qua suốt một năm rưỡi, tốn kém hàng trăm triệu dollars, ba cuộc tranh luận trước hàng triệu người và cử tri được tự do bỏ phiếu. Ông đem kết cuộc này so với đại thắng của HCM và Hitler, chụp mũ và còn cho rằng tác giả cạn cợt, quả thật chẳng những khả năng phán đoán của ông bạncần bồi dưỡng mà còn thiếu cả tinh thần độc lập
Kính.
15/11/201600:10:41
Khách
Bài viết rất tốt, có cái nhìn khách quan !
Tôi ở WA, Seattle thấy ngày ngày càng thêm nhiều homeless !
Đúng vậy, nơi đây mỗi ngày thịnh đạt nên dân ăn mày tứ chiếng nhập vào !
Cho nên WA vote cho Hillary hầu hết, Cali cũng vậy ! Nơi này vớ khẩm thì nơi khác bị bỏ rơi ... ấy mà những nơi bị bỏi lại nhiều, nhiều quá nên Trump thắng !
Trump thắng là một kì công vì phải phá trăm ngàn chiến lũy khủng khiếp ! Ngoài Trump ra thì không ai có thể vượt qua chiến lũy của Bill Clinton và Obama này ! Trump rất, rất giỏi, chưa dám nói tới thiên tài !
14/11/201615:48:20
Khách
Bài viết quá hay. Đây là cuộc cách mạng của giới lao động thợ tjhuyền. Họ bị nhiều thua thiệt. Nếu
ông Trump vẫn áp dụng chính sách làm lợi cho giới chóp bu !% thì chính những người dùng lá phiếu đưa TT Trump lên đài danh vọng,, sẽ hạ bệ ông. Phải thật sự ưu tiên cho giới lao động và không quá ưu đã cho giới quá giàu và giới không làm việc mà hưởng quyền lợi đủ thứ..
14/11/201615:37:16
Khách
Nói về số popular vote của bà Hillary trội hơn, thì dân Mỹ lại moi ra phe Dân Chủ lợi dụng 10 triệu phiếu của thành phần vừa dduoc vào quốc tịch Mỹ, thay vì đợi vài tháng đi tuyên thệ, thì nhà nuoc Dân Chủ cho tuyên thệ ngay tại chỗ và register họ vote cho đảng Dân Chủ. Mặc khác, sau khi lòi ra 4 triệu cử tri nguoi chết vote cho đảng Dân Chủ, không xong, họ lại cho illegal đi vote.
Tất cả máy vote không biết lý do gì tự động chuyển phiếu cho Công hoà qua Dân Chủ đều đuoc cử tri Công hoà phát giác và vô social media thông báo lan rộng, bởi do lòng dân đoàn kết ... ngăn chận hết, quyết phải get back our govt
14/11/201615:01:42
Khách
Cám ơn tác giả cho một bài viết hay, chính vì khí thế cuộc cách mạng, get back our govt, mà cử tri Mỹ có một sức mạnh đoàn kết rất mãnh liệt ma.nh mẽ. Ông Trump thuộc loại thời thế tạo anh hùng, dù ông ăn nói có lúc ba trời bảy búa nhưng xem ra dân Mỹ không xét nét nhiều. Một election để Tt mới đề cử Supreme court judge, số phan second amendment, dẹp Obama legacy including Obamacare, Black Lìfe matter , dẹp free trade( dủ rất khó)
Trong khi đó phe Dân Chủ do bà Hillary , Tt Obama, và campaign team của bà dùng chiến thuật phủ sóng media tuyên truyền brainwashed nguoi coi TV.
Chính họ quá lạm dụng mainstream media đã dồn dân Mỹ vote cho ông Trump nhiều hơn vì họ mang cảm giác có cái gì đó cần quảng cáo nhiêu thì phải coi chừng ...
Media đã mang tội lớn với voters lần này, tô vẽ hình ảnh ông Trump nào là tên hề, tên khùng, rồi đọc tài phát xít, lại che dấu hết scandal cho bà Hillary, tin ko trung thực mà khi bị wikileak moi ra thì dan MỸ mất hết lòng tin cho đảng Dân chủ ngoại trừ nguoi cố chấp đảng phái, và thạt sự bi brainwashed, rất nhiêu nguoi register Dân Chủ nhưng vote straight cho Công Hoa . Thêm thay nhiêu voter ko dám nói mình support ong Trump vì báo chi gán họ cái tên thất học it hoc, kỳ thị
đó cũng góp phần đưa ra cái poll hoàn toàn sai lệch, làm nguoi support cho bà Hillary sống trong mơ cả năm trời , khi thất bại nặng nề, bà thua hết key states, thì họ shock nặng , làn sóng protester đuoc lợi dụng dấy lên từ đây.
Bởi vì có rất nhiêu quảng cáo thuê nguoi gia nhập protest tren khap 50 tiêu bang trong craiglist tư 15 đong một giờ tơi 200 một ngày. Phía sau tiền funding là từ một tổ chưc từ thiện thuộc về đảng Dan Chủ.
báo chí lại khai thác toi đa đưa tin protest thay vì kêu goi hoà họp hoà giải.
Cầu mong cho nuoc Mỹ sẽ bình an ma.nh mẽ vượt qua cuộc cách mạng.
14/11/201613:59:48
Khách
Tư tưởng của tác giả quá hẹp hòi, nghèo nàn, và thiếu kiến thức. Với chính sách Hợp Chủng Quốc, Mỹ đã lấy được chất xám nhiều nhất trên thế giới. Hãy vào các nhà thương, công ty lớn như Boeing, Lockheed Martin để thấy được chính sách này đã và đang đưa nước Mỹ tiến lên trở thành một cường quốc hàng đầu vì họ đã dùng rất nhiều người ngoại quốc. Còn những người vừa làm cuộc "cách mạng" trong cuộc bầu cử vừa qua là ai? Đa số truyền thông Mỹ đều nói họ là những người không có trình độ đại học. Khi không có một chuyên môn trong nghề nghiệp thì không cạnh tranh nổi với người khác nên sinh ra bất mãn. Thành phần này có đưa nước Mỹ tiến lên được không? Nhìn vấn đề thua thắng quá cạn cợt, chắc tác giả tôn thờ Hồ Chí Minh và Hitler vì những tên này cũng đã thắng cuộc.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.