Hôm nay,  

TC Cố Thao Túng ASEAN

07/11/201600:00:00(Xem: 3816)

ASEAN Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 nước, nay coi như đã có ba con nhạn lạc bầy, đổi hướng bay đến Bắc Kinh TC nhử mồi nhiều hơn.

Ngày 20 tháng 10, 2016, tân Tổng Thống Duterte của Phi một con nhạn ASEAN bay sang Bắc Kinh tuyên bố “ly khai” Mỹ, cùng đi với TQ và Nga. TC cấp cho một gói mồi 13,5 tỷ Mỹ kim hợp đồng giao thương và cho vay lãi suất ưu đãi.

Sau đó ngày 30/10/2016, một con nhạn khác của ASEAN là Thủ Tướng Malaysia Najib Razak bay sang Bắc Kinh công du 6 ngày để thắt chặt quan hệ với TC. Ngay ngày đầu TC đã cấp cho một gói mồi gồm 14 hiệp ước và biên bản ghi nhớ về quốc phòng, kinh tế, nông nghiệp, giáo dục, tài chính và xây dựng, trong đó có hợp đồng Malaysia mua của TC từ 4 đến 10 tàu chiến do Trung Quốc chế tạo. Và TT Razak hồ hởi phấn khởi” (nói theo từ CS) loan báo rằng quan hệ kinh tế Malaysia-Trung Quốc, vốn đã rất mạnh năm ngoái với 56 tỷ đôla sẽ tăng lên hơn nữa.

Trước đó đã lâu, TC cũng đã mua chuộc được Thủ Tướng Hun Sen của Miên, biến Miên thành con nhạn ASEAN lạc bầy đầu tiên ủng hộ TC. Đại diện Miên lợi dụng nguyên tắc đồng thuận của ASEAN lần đầu tiên họp thượng đỉnh mà không ra được thông cáo chung vì dự thảo đề cập vấn đề TC tranh chấp biển đảo ở Biển Đông. CSVN đau như thiến vì TT Miên Hun Sen là người Việt gốc Miên ở Miền Tây Nam Việt  theo Khmer Đỏ chạy sang quân đội CSVN ở Miên, được CSVN đưa lên làm thủ tướng như hơn 30 năm. Nhưng khi thấy TC chơi ngon hơn, Hun Sen bèn  trở cờ theo làm gia nô cho TC để làm người bảo vệ cho TC bên trong ASEAN.

Còn Lào cũng nghiêng theo TC vì TC viện trợ và đầu tư nhiều vào Lào, nhưng không thô bạo ủng hộ TC như Miên trong ASEAN.

TC hoàn toàn khác với Mỹ. TC liên kết với nước nào, TC không quan tâm đến những chỉ trích của thế giới đối với nhà cầm quyền mà TC giúp. Thí dụ TT Obama đã khuyến cáo TT Duterte không nên giết người hàng loạt ngoài vòng pháp luật. Vi lời khuyên ấy mà TT Duterte chửi thân mẫu TT Obama là con điếm và lên tiếng chống Mỹ, đuổi Mỹ, ly khai với Mỹ và chạy theo TC.

Còn TT Razak của Mã lai là người bị chánh quyền Obama, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc đã biển thủ hơn 200 triệu đôla từ quỹ phát triển của Nhà nước mang tên 1MDB, do chính TT Razak thành lập.

Vấn đề đặt ra là, tại sao TC chịu tốn kém để kéo một số nước thành viên của ASEAN vào quĩ đạo của TC như vậy, và liệu kết quả ra sao?

Một, là vì TC muốn chia  ASEAN ra để trị. Phi là đồng minh truyền thống 70 năm của Mỹ. Phi có một địa lý quân sự quan trọng như tiền đồn ở Biển Đông. Vùng biển này là tuyến hàng hải chánh yếu vận chuyển dầu lửa từ Trung Đông tới Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như Trung Quốc. Hơn 5 ngàn tỷ đô la trao đổi thương mại được vận chuyển hàng năm qua tuyến hàng hải này.

TC cần Phi, cần bãi cạn Scarborough để kết nối với Hoàng sa và Trường sa mà TC đã  chiếm cứ của VN làm thành tam giác chiến lược khống chế biển Đông. Ông Yoji Koda, nguyên Phó Đô Đốc Hải Quân Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản, đã viết trên báo Asia Policy rằng «tam giác chiến lược» có thể trở thành một yếu tố làm thay đổi trò chơi trong quan hệ giữa các cường quốc khu vực».

Còn  Malaysia, TC cũng cần vì  Mã nằm ở vùng phía Nam của Biển Đông, kéo dài từ Vịnh Thái Lan đến phía đông đảo Borneo.

Hai nước Phi và Mã vào quĩ đạo của TC thì TC thêm vi cánh trong ASEAN, gồm Miên, Phi, Mã và Lào. Ngoài biển TC có thêm hai điểm tựa, chia cắt Biển Đông, chia cắt con đường thông thương Biển Đông qua Ấn độ dương, Biển Úc châu.

Hai, là vì ASEAN nằm trên hành lang con đường huyết mạch của Á châu Thái bình dương, là nơi TC muốn làm đầu cầu cho Con Đường Tơ Lụa Trên Biển là giấc mộng của Chủ Tịch Tập cận Bình. TC rất cần Malaysia vì quốc gia này nằm trên  con đường hàng hải huyết mạch quốc tế qua Eo Biển Mã lai. Có tin, một công ty của Trung Quốc đã trúng thầu dự án 13 tỷ đôla xây dựng một tuyến đường xe lửa từ bờ biển phía Đông đến Kuala Lumpur.

Ba, là vì TC muốn ngăn chận liên minh của Mỹ đang thành hình một trục chống TC ở Á châu Thái bình dương. TC không muốn cho Nhựt liên kết với các nước trong ASEAN lập thành liên minh. TC cũng ngăn không cho Nhựt liên kết với Úc, Ấn và Nam dương. Khi những liên kết này thành hình sẽ liên kết với liên minh của Mỹ, thì thành hình một trục chống TC thì kẹt lớn cho TC.  

Bốn và sau cùng, liệu TC đạt sở nguyện thao túng ASEAN và ngăn chận liên minh Á châu Thái bình dương của Mỹ không? Phân tích cho thấy rất khó nếu không muốn nói là không thể làm được. Phi và Mã đều có các mối quan hệ quân sự lâu năm với Mỹ, và cũng có quan hệ trực tiếp và mang tính lịch sử quan trọng hơn với Úc, là đồng minh cùng văn hoá của Mỹ. Úc và Mã có các hiệp định phòng thủ chung giữa hai nước. Úc tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống phòng không của Malaysia và vẫn tiến hành các chuyến bay tuần tra bên trên Biển Đông từ bán đảo Malaysia.

Tương quan của Phi và Mã đối với TC nặng về kinh tế hơn quân sự. Chánh quyền Phi, Mã trong đó có Quốc Hội không có lý do gì để cắt đứt hoàn toàn tương quan với Mỹ và Úc. TT Razak của Mã Lai cũng không có tư tưởng căm ghét Mỹ giống như ông Duterte. Theo chính sách cân bằng quan hệ ngoại giao, TT Razak đã đưa Malasyia gia nhập hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương (do Hoa Kỳ khởi xướng). Thế nhưng các cuộc điều tra tư pháp của Mỹ, khởi động từ tháng 7 năm nay, nhắm vào quỹ phát triển 1MDB, đang làm lung lay vị thế của cá nhân ông Razak. Nên TT Razak phải đi TC để chữa lửa tạm thôi, tìm nguồn tài trợ cho ngân sách thiếu hụt thôi. Nhưng đối lập rất chống Ông, nhứt là Ông đem người con riêng của vợ là kẻ đã biển thủ hàng trăm triệu Đô la trong vụ quỹ 1MDB, do Ông thành lập.  

Dù TT Razak xích lại gần TC, Singapore một đảo quốc của Mã Lai, trung tâm tài chính của Á châu, quan trọng hơn Hồng kông nhiều, vẫn là đối tác quốc phòng của Mỹ, ảnh hưởng quân sự của Mỹ rất lớn ở đây. Nói cách khác, Mã không thể là một chư hầu của TC.

Bên cạnh Mã Lai chập chờn với TC, Indonesia vẫn trơ như đá vững như đồng trong tương quan đồng minh với Úc vốn là đồng minh chí thân với Mỹ ở Á châu. Trong khi TT Razak đi TC, Úc và Indonesia đang thảo luận dự án tuần tra chung trên Biển Đông.

Còn đối với TT Duterte của Phi tuyên bố  ly khai với Mỹ, thì Nhựt đã hoá giải. Mới đây đồng minh chí thiết của Mỹ là Nhựt một tam siêu cường kinh tế, được Mỹ tạo điều kiện trở thành đầu tàu kéo liên minh chống TC, đã làm cho TT Duterte tin tưởng Nhựt hơn TC nhiều. Chánh phủ Nhựt  viện  trợ kinh tế, chánh trị, quân sự cho Phi còn ngon lành hơn TC nữa. Nhật cấp cho Phi «máy bay huấn luyện TC-90», sẽ «huấn luyện phi công cho Hải Quân Phi”. Giúp cho nông nghiệp Phi bán 5 tỷ Mỹ kim chuối. Giúp cho kỹ nghệ Phi kiếm được 1 tỷ rưỡi Đô và 200.000 việc làm trong việc sản xuất xe hơi chạy điện, sửa chữa và đóng tàu, năng lượng tái tạo. TT Dutrete sướng rung mình, tuyên bố tương quan với TC là tương quan kinh tế thôi, còn với Nhựt là bè bạn chí thân, Ông cam kết cùng Nhật Philippines tuần tra chung, tập trận chung và bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông.

Nói tóm lại TC chưa có thể thao túng ASEAN cũng như không thể  phá thế trận của Mỹ và các nước Á châu ngăn chận đà bành trướng của TC./.(Vi Anh).

Ý kiến bạn đọc
07/11/201613:51:40
Khách
Vi Anh nhận định hay quá. Ít người hiểu rõ được như vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.