Hôm nay,  

Mỹ Cáo Buộc Trung Quốc Lũng Đoạn Thị Trường Bán Dẫn

04/11/201600:00:00(Xem: 2680)

blank
blankThượng tuần tháng 11/2016, cuộc chiến giữa chính phủ Mỹ và Trung Quốc dang hướng dần sang thị trường bán dẫn. Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc lũng đoạn thị trường bán dẫn để làm lợi cho mình bằng cách nuông chiều những hành động bất bình đẳng thương mại.

Penny Pritzker, Bộ trưởng Thương mại Mỹ, cáo buộc: “Sự can thiệp do chính phủ đứng sau chưa từng có tiền lệ này có thể làm đảo lộn thị trường và phá hỏng cả hệ sinh thái cải tiến. Chính phủ Trung Quốc đang sử dụng những nguồn lực của mình để hạ giá chip, làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên toàn cầu”. Bà Pritzker yêu cầu Trung Quốc cần “chơi đẹp” và phù hợp với “các nguyên tắc thương mại toàn cầu”, cạnh tranh lành mạnh, thương mại tự do và công bằng, chứ không phải thông qua những khoản đầu tư của chính phủ để làm đảo lộn thị trường toàn cầu.

Bà Pritzker cũng nhắc lại, trước đây, Trung Quốc đã từng lũng đoạn nhiều thị trường, điển hình là thị trường thép, nhôm và công nghệ xanh. Trung Quốc đầu tư nhiều nguồn lực của chính phủ để thay thế các công ty nước ngoài trong những khu vực này, tạo nên sự dư thừa và khiến giá sản phẩm giảm. Nhiều người lao động ở Mỹ và trên thế giới bị mất việc làm.

Hồi năm 2014, Trung Quốc tuyên bố sẽ dùng 150 tỷ USD để mở rộng thị phần của các loại mạch điện tích hợp do chính mình sản xuất tại các thị trường trong nước từ 9% lên 70% vào năm 2025. Bà Pritzker khẳng định Mỹ nhận ra Trung Quốc đã nỗ lực mua lại các công ty, và công nghệ dựa trên lợi ích của chính phủ chứ không phải vì các mục đích thương mại.

Ngành bán dẫn có tác động lớn đến nhiều ngành như sản xuất, điện tử, xe và công nghệ thông tin. Tổng doanh số bán dẫn hàng năm trên toàn cầu đạt khoảng 300 tỷ USD, có khoảng 250,000 người đang làm việc trong ngành bán dẫn ở Mỹ.

Ngành bán dẫn hỗ trợ cho sự phát triển của những chiếc máy tính, robot, drone và xe tự lái nhanh hơn và cao cấp hơn. Các công ty tái đầu tư vào nghiên cứu để phát triển những loại chip nhanh hơn, nhỏ hơn, giá rẻ hơn và cũng đầu tư vào các nhà máy sản xuất loại chip này.

Những con chip phát triển tại Trung Quốc đang được sử dụng trong những chiếc máy tính tốc độ cao trên thế giới. Trung Quốc cũng đã và đang rót tiền đầu tư phát triển những loại chip phân khúc giá rẻ. Sự đầu tư của Trung Quốc đã gây thiệt hại cho các công ty Mỹ, khiến các công ty này buộc phải cắt giảm giá thành để cạnh tranh. Chính phủ Mỹ cho biết, các công ty Mỹ cũng phải cắt giảm các khoản đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

Trước đây, Mỹ đã cấm việc nhập khẩu chip của dành cho các siêu máy tính Trung Quốc, đồng thời cũng đưa ra nhiều lo ngại về an ninh liên quan đến các sản phẩm Trung Quốc. Trở thành đối tác là cách mà các công ty như Advanced Micro Device, IBM, Hewlett-Packard Enterprise, Dell và Intel có thể làm để bán sản phẩm tại thị trường Trung Quốc. Các tổ chức của chính phủ Trung Quốc có thể tiếp cận với tất cả những kiến trúc chip quan trọng bao gồm X86, ARM và Power thông qua những sự hợp tác này.

Bà Pritzker nhấn mạnh: “Bất kì chính phủ nào cũng không nên yêu cầu chuyển giao công nghệ, đầu tư mạo hiểm hoặc bản địa hóa là một điều kiện trao đổi để được tiếp cận thị trường”. Trong tháng 11/2016, Nhà Trắng đã tổ chức một Nhóm làm việc về bán dẫn có sự hợp tác giữa các tổ chức công và tư, có tên là Semiconductor Working Group. Được biết, Semiconductor Working Group sẽ cung cấp các đề xuất chính sách và lộ trình cho sự phát triển và nghiên cứu. Nhóm sẽ đưa ra những đề xuất chính thức trước khi Tổng thống Barack Obama rời Nhà Trắng vào tháng 01/2017.

Cuối cùng, bà Pritzker cho rằng, chính phủ Mỹ chỉ đóng vai trò thúc đẩy sự cạnh tranh và cải tiến của ngành bán dẫn Mỹ, chứ không phải “người điều khiển” như phía chính phủ Trung Quốc.

Theo: Nguoivietphone.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.