Hôm nay,  

Ngọai Trưởng Rice Và Các Tiền Đồn Chuyên Chế

21/01/200500:00:00(Xem: 4845)
Chưa nhậm chức Ngoại trưởng, Condoleezza Rice đã làm nhiều người xốn xang: lãnh tụ của các "tiền đồn chuyên chế".
Truyền thông Mỹ nói đến sự tốn kém vì lễ nhậm chức của Tổng thống Bush khi Á Châu bị thảm họa sóng thần và binh lính Mỹ đang hy sinh nơi tiền tuyến. Hãy quên điều ấy đi: lễ đăng quang của Tổng thống Clinton năm 1993 là một tuần - không phải ba ngày - hội hè tưng bừng với 14 buổi dạ vũ - không phải là chín - và cũng tốn gần 25 triệu đô la. Khi ấy, thảm sát đang xảy ra tại Phi châu, thiên tai hoành hành tại Mexico và Liên bang Nga đang khủng hoảng. Vì vậy, lời than phiền hay trách cứ ấy là đòn chính trị. Hãy tưởng tượng đến lễ đăng quang của một John Kerry và bà vợ tỷ phú với dàn nghệ sĩ triệu triệu phú thì rõ.
Truyền thông Mỹ cũng nói đến việc hai Nghị sĩ đã bỏ phiếu chống Condoleeza Rice trong chức vụ Ngoại trưởng, John Kerry và Barbara Boxer. Hãy quên chuyện ấy đi: hôm Thứ Tư, Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ vẫn ủng hộ bà Rice với tỷ lệ 16-2, gồm lá phiếu của sáu Nghị sĩ Dân chủ. Tuần tới, Thượng nghị viện sẽ hậu thuẫn quyết định đề cử bà Rice vào chức vụ Ngoại trưởng, sau khi phía Dân chủ đòi có thêm thời giờ biểu dương trước truyền hình. Nhiều Nghị sĩ khỏi cần kiểm xem Condolezza Rice có khả năng làm Tổng trưởng Ngoại giao không, mà cần truyền hình và công chúng thấy mình có khả năng tạt nước trên đám rước mừng nhiệm kỳ hai của ông Bush. Đấy là màn chính trị bình thường.
Đáng nhớ hơn cả là trong gần 11 giờ điều trần trải qua hai ngày, Ngoại trưởng tân nhậm Condi Rice có nói đến một ý niệm mới, dù nhẹ nhàng cũng vẫn dữ dội như 21 phút trong bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Bush hôm sau, 20 tháng Giêng.
Sau vụ khủng bố 9-11, ông Bush nêu đích danh ba nước là "trục tội ác": Iraq, Iran, Bắc Hàn. Trong bài diễn văn nhậm chức, ông nói đến tự do như một thách đố cho thế hệ hôm nay. Tự do tại Hoa Kỳ tùy thuộc vào tình hình tự do của các nước khác trên thế giới và ngọn lửa tự do đang bùng cháy khắp nơi...
Lúc đó, người ta mới nhớ đến ý niệm được bà Rice trình bày trước Ủy ban Ngoại giao Thượng viện hôm trước: "các tiền đồn chuyên chế" (outposts of tyranny).
Ngày xưa, người ta có nghe nói đến "tiền đồn thế giới tự do" - miền Nam là một, cho đến khi Hoa Kỳ không cần nữa thì trôi xuống biển, được/bị thống nhất với miền Bắc, một tiền đồn của vô sản quốc tế. Nhắc lại như vậy để mình đừng quên lẽ tương đối của quyết tâm Hoa Kỳ. Nếu Nghị sĩ Kerry thắng cử thì Hoa Kỳ cũng sẽ rút chạy trong danh dự khỏi Iraq và ý niệm tự do hay chuyên chế sẽ không có trong bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Kerry. Hãy xem sự thiết tha của ông ta với chế độ Hà Nội hiện hành thì rõ.
Lần này, khi được Thượng viện khảo hạch, bà Rice nói đến nhiều chuyện, đặc biệt là nêu đích danh Venezuela và một chuỗi quốc gia đang là tiền đồn của sự bạo ngược, của ách chuyên chế. Đấy là Bắc Hàn, Belarus, Cuba, Iran, Miến Điện và Zimbabwe. Trong nhiệm kỳ hai, ông Bush không chỉ giải quyết chuyện khủng bố, Iraq hay A Phú Hãn mà sẽ còn chú ý đến một số quốc gia độc tài. Và Ngoại trưởng tân nhậm còn vạch tên mấy xứ ấy ra chứ không che giấu.

Về xứ Venezuela nay đang dưới quyền cai trị của Tổng thống Hugo Chavez vô địch chống Mỹ tại Nam Mỹ - chỉ đứng sau bạn đồng hành Fidel Castro - bà Rice phát biểu: "chúng tôi rất quan tâm đến một lãnh tụ được dân bầu lên một cách dân chủ, rồi lại cai trị một cách thiếu tự do, và đến một số biện pháp của người ấy đối với báo chí và đối lập, tôi nghĩ rằng những biện pháp ấy rất đáng lo ngại".
Lập tức, Ngoại trưởng Ali Rodriguez trả lời từ Caracas, rằng Hoa Kỳ phải tôn trọng chủ quyền của Venezuela, nếu không thì khó cải thiện quan hệ giữa hai nước. Quan hệ ấy đang qua mùa giông bão vì đường lối độc đoán và thân Cuba của Hugo Chavez. Năm 2002, Tổng thống Chavez đã suýt bị đối lập lật đổ và chính quyền ông la làng là Mỹ nhúng tay vào vụ này. Sau đó, Hoa Kỳ bận chuyện khác, Chavez an toàn thắng thế. Nhưng, với ông Bush đang nói đến tự do toàn cầu và Condoleezza Rice nêu đích danh xứ này như có vấn đề, ưu tiên của Hoa Kỳ có khi mở rộng hoặc xoáy vào Nam Mỹ. Nếu chưa có chủ trương ấy, việc chính quyền Chavez lập tức phản pháo bà Rice sẽ khiến Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn đến Venezuela. Dưới kính hiển vi.
Và Hugo Chavez tất nhiên không ưa kết quả bầu cử tại Mỹ.
Xứ Belarus cũng vậy. Khi được nêu đích danh là một tiền đồn xa xôi của độc tài. Ngoại trưởng Andrei Savinykh lập tức đả kích Condoleezza Rice là không nắm vững tình hình thực tế của Belarus. Có thể là chưa, chứ không phải là không! Sau những gì xảy ra tại Ukraine, các chế độ độc tài trong quỹ đạo của Liên bang Nga đều chột dạ.
Đứng đầu là Belarus.
Một loạt các nhà bình luận cánh tả đã tố giác không chứng cớ là Hoa Kỳ - qua Tổng thống George H. Bush (thân phụ của đương kim Tổng thống), cựu Cố vấn An ninh của Tổng thống Jimmy Carter là Zbigniew Brzezinski, hay tổ chức Freedom House - đã xúi giục và yểm trợ phong trào dân chủ tại Ukraine. Họ đã đến Ukraine từ nhiều tháng trước! Chỉ vài tháng mà đã làm dân Ukraine ưa thích dân chủ! Một lý luận đáng ngờ. Một số người tỏ ra am hiểu thì cho rằng Mỹ muốn khuynh đảo Ukraine vì dầu khí. Chính quyền Bush chả do những tay liên hệ đến ngành dầu khí lãnh đạo hay sao" Việc Liên bang Nga cũng cần dầu khí Ukraine thì họ không nói.
Nhưng, Bắc Hàn, Miến Điện hay Zimbabwe, họ có tài nguyên gì đáng cướp không" Không đem lại một quyền lợi nào cho Hoa Kỳ, ba xứ này đang theo dõi. Cứ nín thinh như người Hà Nội trong cõi Ba Đình!
Theo quan điểm cổ điển thì việc Ngoại trưởng tân nhậm nêu tên họ trong sổ phong thần là điều gì đó… thiếu tế nhị. Ngoại giao ai lại làm như vậy" Nhưng, bà Rice không là người bốc đồng nói ẩu, mà cũng chả thích chơi nổi trước ống kính, nhất là sau khi hứa hẹn nói chuyện phải quấy với các nước trong tinh thần hợp tác. Ngoại giao của Hoa Kỳ rõ là đang mở tầm quan tâm đến các quốc gia thiếu tự do - Hồi giáo hay không. Chưa nhậm chức, Ngoại trưởng Rice đã gióng chuông báo trước.
Trong nhiệm kỳ đầu, ông Bush nêu tên ba nước, trong đó, Hoa Kỳ tấn công một là Iraq, đang hăm dọa nước thứ nhì là Iraq, và như muốn lờ đi nước thứ ba là Bắc Hàn. Qua nhiệm kỳ hai, chưa biết cục diện Iraq sẽ ngã ngũ ra sao thì chính quyền Bush vẫn công khai cho biết là sẽ chú ý đến Nam Mỹ, Âu Châu, Trung Đông và Á Châu.
Điều đó mà chả đáng chú ý hơn phiếu chống của Boxer hay Kerry sao" Nhưng, truyền thông Mỹ ít quan tâm đến những gì không phải của Mỹ, cho đến khi nghe bài diễn văn ngợi ca tự do của ông Bush.
Họ sẽ còn bị ngạc nhiên nữa. Như các lãnh tụ độc tài khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.