Hôm nay,  

Trung Quốc Uy Hiếp Luận

19/01/200500:00:00(Xem: 5165)
Hơn một tuần qua, kể từ ngày 8/1/2005, sau sự kiện cảnh sát tuần hải thuộc công an biên phòng Trung Quốc bắn chết 9 ngư dân Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ, gây phẫn nộ trong ngoài, chính quyền Việt Nam đã phản ứng lúng túng một cách khó hiểu trước sự mất mát của công dân nước mình. Để giữ thể diện quan hệ Trung Việt và bảo vệ cho “quan hệ Trung Việt không bị phức tạp thêm”, ngay từ khi quốc tế loan tin bộ đội tuần hải Trung Quốc giết chết ngư dân Việt Nam, các báo chí Việt Nam trong nước như tờ Thanh Niên dù đã tiếp xúc với người sống sót trở về đều đã nhất loạt loan tin ngư dân Việt Nam bị 9 “tàu lạ mang cờ hiệu nước ngoài bao vây, dùng súng bắn xối xả”. Cho đến ngày 12/1/2005, các báo chí đều không chỉ danh thủ phạm thảm sát ngư dân Việt Nam mang cờ hiệu Trung Quốc.
Ngày 13/1/2004 sau khoảng thời gian im lặng một cách khó hiểu và bị dư luận chỉ trích gay gắt, bộ ngoại giao Việt Nam mới chính thức phản ứng. Nhưng, tuyệt đối không chỉ đích danh hành động dã man của bộ đội biên phòng Trung Quốc, không đòi bồi thường công lý cho người chết, không đòi hỏi một biện pháp hành động nào rõ ràng mà chỉ rất từ tốn đòi hỏi chung chung “chấm dứt ngay những hành động sai trái cho điều tra và xử lý nghiêm những kẻ bắn chết người” - Trích lời của Lê Dũng, phát ngôn viên của bộ ngoại giao Việt Nam ngày 13/1/2004.
Ngày 14/1/2005, bộ ngoại giao Trung Quốc họp báo. Trên tờ Nhân Dân Nhật Báo (của Trung Quốc), Trung Quốc công khai thái độ về án sự tại vịnh Bắc Bộ tuyên bố rằng kẻ bắn chết người trên “thuyền đánh cướp” chính là “Trung phương hải cảnh bộ đội”, thuộc công an biên phòng của Trung Quốc, trích lời của Khổng Tuyền, phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Quốc. Đặc biệt, chỉ trong một đoạn trả lời, Khổng Tuyền còn cố tình nhấn mạnh chữ “đánh cướp” để chỉ thuyền đánh cá và ngư dân bị nạn. Bên cạnh bài đáp vấn của bộ ngoại giao Trung Quốc, Nhân Dân Nhật Báo còn loan tin nổi với đầu đề của các bài báo đầy sát khí như sau: “Ngư thuyền Trung Quốc tại vịnh Bắc Bộ bị tập kích, hải cảnh bắn gục nhân viên vũ trang Việt Nam”, “Nhân viên vũ trang Việt Nam tại vịnh Bắc Bộ đánh cướp ngư thuyền nước ta bị hải cảnh bắn gục”. Minh họa cho những bài báo là hình ảnh đội chiến thuyền 12 chiếc gọi “Sưu-thuyền-đĩnh” với đầy đủ trang bị súng ống đạn dược và có hình quân nhân Trung Quốc đang tuần tra “hộ giới” trong vịnh Bắc Bộ.
Cùng ngày 14/1/2005, ngay bên cạnh những bản tin về “án sự” tại Vịnh Bắc Bộ là các bản tin liên quan đến về Việt Nam. Đó là trong một buổi tiệc chiêu đãi kỷ niệm 55 ngày kiến lập ngoại giao Trung-Việt cũng trong tối 14/1/2005, Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc còn cho loan rằng bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên của Việt Nam vẫn nhắc 16 chữ phương châm, “Trường kỳ ổn định, diện hướng vị lai, mục lân hữu hảo, toàn diện hợp tác”. Nguyễn Dy Niên còn cường điệu với đại sứ Trung Quốc, Tề Kiến Quốc chuyện chủ tịch Trần Đức Lương hội ngộ Hồ Cẩm Đào tại Trí Lợi (Chile), thủ tướng Phan Văn Khải gặp Ôn Gia Bảo …, và xác định với họ Tề tại khách sạn Đại Vũ, Hà Nội như sau: “cho dù thế giới phong vân biến đổi như thế nào, thì truyền thống hữu nghị và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước, hai dân tộc trước sau như một.” Đó là những bài có nội dung liên quan về việc Nguyễn Văn An tiếp phái đoàn của Cố Tú Liên. (Cố Tú Liên chỉ là một trong hơn mười mấy vị phó chủ tịch của quốc hội Trung Quốc.)
Ngày 15/1/2005 tờ Nhân Dân của Việt Nam lại đưa lên trang nhất chuyện ông Nguyễn Văn An, chủ tịch Quốc Hội Việt Nam ngồi tiếp đoàn đại biểu quốc hội Trung Quốc một cách long trọng, do bà Cố Tú Liên dẫn đầu Nguyễn Văn An tiếp tục khẳng định với bà Cố Tú Liên quan hệ nồng ấm giữa hai quốc gia cộng sản.
Cho đến giờ phút này 17/1/2005, tờ Nhân Dân của Việt Nam hoàn toàn im lặng coi như không có chuyện gì lớn ở vịnh Bắc Bộ. Sượng sùng tới mức độ, cho dù phía Trung Quốc chính thức miệt thị thân phận nạn nhân Việt Nam và công khai án sự do quan binh của họ đuổi giết, thì tầng lớp lãnh đạo Việt Nam từ bộ trưởng ngoại giao đến chủ tịch quốc hội vô cảm muối mặt bắt tay tâng bốc thành tích quan hệ với những quan chức hạng nhì của Trung Quốc.
Tại sao trong giai đoạn bi thương nhạy cảm này mà quan chức Việt Nam lại dùng cách cư xử này để trấn an dư luận!
Phía Trung Quốc cố ý nhân vụ này lên gân về chủ quyền và sức mạnh trong vịnh Bắc Bộ. Nhất là trong ngôn ngữ ngoại giao vừa ngang nhiên, vừa khéo dùng chữ, và đầy lắt léo; tuyệt nhiên không có một sự thương tiếc về số phận nạn nhân mà còn yêu cầu Việt Nam hãy căn cứ theo “Trung Việt Lãnh Sự Điều Ước” phối hợp điều tra khống chế tội phạm trên vịnh Bắc Bộ để quan hệ Trung Việt không bị thương hại!

Ở Việt Nam, sau khi nhận được thông tin do tàu nạn nhân sống sót trở về kể lại, lực lượng công an đã túc trực 24/24 quanh khu vực gia đình của một nạn nhân tên là Nguyễn Phi Phường! Ông Nguyễn Phi Phường cho biết, các thuyền viên bị giết thuộc đội tàu đánh cá của hai xóm Hòa Ngư và Hoà Lộc của tỉnh Thanh Hóa. Chiếc thuyền của ông đã thoát khỏi cuộc truy sát mang đầy dấu đạn. Rõ ràng, bọn dã man mà ông Nguyễn Phi Phường vẫn nghĩ chỉ là dân cướp cá - chính là đội tuần hải Trung Quốc mà Trung Quốc đã xác định. Nhân chứng và vật chứng hiện trường trong tay mà chính phủ Việt Nam nhất và cả báo giới đều không nêu đích danh thủ phạm. Trong lúc đó phía Trung Quốc, không những tự nhận mà còn cho dư luận thấy gân cốt của “Sưu Thuyền Đĩnh” và “hải cảnh bộ đội” ở trong hải vực vịnh Bắc Bộ. Họ còn khoe có đội binh thuyền đã đồn trú và tuần tra kể từ ngày 16/9/2004, là giai đoạn hiệp ước phân chia vịnh Bắc Bộ được thi hành.
Ông Nguyễn Phi Phường đánh cá tại vĩ độ 19.16 Bắc, kinh độ 107.06 Đông tức là gần ngay điểm 15 hải giới mới trên vịnh Bắc Bộ. Khoảng biển bao la cho tới kinh độ 108.03 hướng Đông này theo quy ước bản đồ trước đây hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Việt Nam bị ép thoả thuận với Trung Quốc huỷ bỏ đường kinh tuyến 108.03 “bất bình đẳng” mà Pháp-Thanh vạch ra gây thiệt thòi cho Trung Quốc. Việt Nam chấp nhận chọn lấy 21 điểm lượn theo hình thể khuyết vào của miền Bắc Việt Nam. Khoảng lượn theo này đã làm Việt Nam mất biển. Và, hôm nay ngư thuyền Việt Nam đã chết thảm ngay tại nơi khoảng biển mà nhà cầm quyền Việt Nam cắt cho Trung Quốc. Chưa hết, tàu tuần hải Trung Quốc còn rượt theo tới ba tiếng đồng hồ mới chịu quay lui. Có nghĩa là họ đã thọc sâu vào tận vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền. (Đó là những thông tin do ông Nguyễn Phi Phường kể lại cho báo Thanh Niên, đối chiếu với bản đồ 21 điểm phân chia). Đối chiếu với thông tin của hai nước đưa ra chính thức và bán chính thức, rõ ràng Trung Quốc bắt đầu vươn tay bá quyền trong vịnh Bắc Bộ.
Gần đây, thỉnh thoảng báo chí trong nước thường nhắc đến các vụ hải tặc tấn công trong vùng ven bờ biển Việt Nam. Nhưng họ chỉ nói chung chung là ngư dân bị tàu tỉnh lạ cướp cá. Trong mấy tỉnh chạy dài ven bờ biển Việt Nam chẳng lẽ nào mà lực lượng tuần hải của Việt Nam lại không thể xác định được tỉnh nhà. Không còn nghi ngờ gì nữa, đó chính là tàu của Trung Quốc uy hiếp nhưng nhà cầm quyền Việt Nam bưng bít. Lần này, Trung Quốc đã thử làm tới với Việt Nam thăm dò thái độ. Lãnh đạo Việt Nam đã quá hèn nhát. Kể từ sau khi “chính thường hóa” quan hệ, Trung Quốc và Việt Nam đã có hứa với nhau hai bên sẽ không tuyên truyền ác ý để hai bên thù hận và gây phức tạp hóa quan hệ. Phía Việt Nam răm rắp tuân theo. Nhà cầm quyền Việt Nam không thể để cho người dân Việt Nam biểu lộ sự phẫn nộ với Trung Quốc bất cứ vấn đề gì. Ai đụng tới Trung Quốc coi như có hành động tinh vi chỉ trích ĐCS Việt Nam. Báo chí được hướng dẫn không được khuyến khích đề cập đến chiến tranh biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa trừ khi được phép. Tất cả các từ ngữ chống Trung Quốc trước đây đều bị kiểm duyệt. Trung Quốc còn có đề nghị Việt Nam nên sửa đổi sách giáo khoa để người Việt Nam không nhìn “lịch đại vương triều” của Trung Quốc một cách hận thù và tiêu cực.
Rõ ràng cộng sản Việt Nam đã tự dối lòng và lừa dối toàn dân về quan hệ Trung Việt. Họ biết rõ dã tâm bá quyền biển Đông của Trung Quốc, ảnh hưởng tới quyền lợi Việt Nam nhưng không dám đối mặt . Họ sợ bất ổn chính trị cho nên không cho dân chúng biểu lộ thái độ phản đối Trung Quốc. Họ che dấu những điều ước bất bình đẳng về biên giới là hải giới. Trong lúc đó, phía Trung Quốc tranh thủ sự nín nhịn ngoại giao để củng cố vấn đề tự tôn dân tộc và “hoàn chỉnh lãnh thổ” của họ.
Nếu như có lần Mỹ dội bom nhầm tại Nam Tư giết chết ba nhân viên Trung Quốc, nếu như có lần máy bay Trung Quốc đụng máy bay trinh thám của Mỹ giết chết một sĩ quan quân đội Trung Quốc, Trung Quốc làm lớn chuyện do dân chúng biểu tình phản đối đòi mạng và đòi tiền quyết liệt.
Chính quyền Việt Nam trong nội bộ đã hiểu quá rõ án kiện lịch sử này nhưng họ thà chọn con đường nhục nhã nhất. Người dân Việt Nam khắp nơi trên thế giới cũng bị nhục lây với đường lối ngoại giao này. Trung Quốc càng ngày càng coi vị trí Việt Nam như là sân sau của họ. Vì lãnh đạo Việt Nam quá thân thiện một cách nhu nhược trước Trung Quốc, cho nên họ càng lấn sân. Họ lấn tới mức có thể xâm nhập lãnh thổ, giết chết lương dân, vu cáo “án sự” mà lãnh đạo Việt Nam vẫn tay bắt mặt mừng với họ. Trung Quốc đang thi hành một chủ nghĩa bá quyền rất nguy hiểm được báo chí Hoa Ngữ gọi là “Trung Quốc Uy Hiếp Luận”. Họ chơi tay trên với chính phủ Việt Nam mà không sợ dư luận của toàn dân Việt Nam. Ít nhất họ vẫn sợ dư luận dân chúng và báo chí của một số nước như Nam Hàn, Đài Loan ngay cả Hồng Kông dù chính phủ Hồng Kông là do Trung Quốc.
Họ đang uy hiếp Việt Nam từ trên xuống dưới. Lãnh đạo Việt Nam vì tư duy lạc hậu mà tiếp tay cho sự uy hiếp này. Vụ án này sẽ còn rất phức tạp. Những nạn nhân sẽ trở về và kể lại tình tiết.
Cũng không ngoại trừ nạn nhân bị ép cung bởi phía Trung Quốc và nhà cầm quyền Việt Nam cách lợi nhất là muối mặt lần thứ hai để cho qua chuyện, hoặc công nhận lời cung này để khỏi bắt Trung Quốc bồi thường.
Báo chí của Việt Nam trong nước có dám can đảm đi tiếp! Có dám khai thác đề tài này với những nhân chứng vật chứng và tư liệu quá rõ ràng!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.