Hôm nay,  

Hạm Đội Nam Hải Của Hải Quân Trung Quốc

16/10/201600:01:00(Xem: 6640)

HẠM ĐỘI NAM HẢI CỦA HẢI QUÂN TRUNG QUỐC



  1. HẢI QUÂN TRUNG QUỐC

  2. HẠM ĐỘI NAM HẢI

  3. CÁC CĂN CỨ CỦA HẠM ĐỘI NAM HẢI

  4. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HẢI QUÂN HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC

  5. TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN HOA KỲ-TRUNG QUỐC

  6. KẾT LUẬN


  1. HẢI QUÂN TRUNG QUỐC


HQTQ là thành phần quan trọng nhất trong nỗ lực bành trướng và chiếm lãnh Biển Đông. Để cho đầy đủ phải kể thêm không quân, lực lượng bán quân sự, hạm đội thương thuyền và tàu đánh cá đang được triễn khai mạnh mẻ cùng với Hải quân. Ngoài ra, chiến tranh mạng và  chiến tranh vũ  trụ cũng đang được TQ phát triển nhanh chóng. Bộ tư lệnh HQTQ đặt tại Bắc Kinh được chia ra thành 3 hạm đội. Mỗi hạm đội gồm có các lực lượng chiến hạm nổi, tàu ngầm, hải-không chiến và phòng vệ duyên hải.


  • Hạm Đội Bắc Hải (North Sea Fleet) đặt căn cứ tại Thanh Đảo (Qingdao), tỉnh Sơn Đông (Shandong) kiểm soát biển Bột Hải và Hoàng Hải.

  • Hạm Đội Đông Hải (East Sea Fleet) đặt căn cứ tại Ninh Phố (Ningbo), tỉnh Chiết Giang (Zhejiang), kiểm soát biển phía Đông.

  • Hạm Đội Nam Hải (South Sea Fleet) đặt căn cứ tại Trạm Giang (Zhanjiang), tỉnh Quảng Đông với căn cứ tàu ngầm ở Tam Á, đảo Hải Nam, kiểm soát Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.


HQTQ sẽ dựa vào 2 thành phần chủ lực:


  • Ở vị thế tấn công là các KTH tối tân trang bị với các hỏa tiễn hải-không tầm xa (loại 051B-C, 052B-C, 053H, 054A-B) và các hỏa tiễn hải-hải siêu âm (loại Sovremeny); các tàu ngầm nguyên tử mang hỏa tiễn liên lục địa (loại 093, 094); các tàu ngầm tấn công cũng như các HKMH đang đóng. Từ năm 2001-2006 TQ đã đóng mới khoảng 60 chiến hạm.

  • Ở vị thế phòng thủ là các KTH hạng nhẹ và các chiến hạm duyên phòng.


Hiện nay, Hải quân Trung Quốc có:


  • 5 tàu ngầm hạt nhân trang bị hõa tiển liên lục địa SSBN: (Lớp Hạ-Xia Class-092: 1, Lớp Tấn-Jin Class-094: 4)

  • 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công SSN (Shang-093: 5, Lớp Hán-Han Class-091: 3)

  • 57 tàu ngầm tấn công chạy bằng dầu cặn SSK (Yuan-039A: 15, Song-039: 13, Kilo-636/877: 12, Ming: 17)

  • 1 tàu sân bay loại Kuznetsov (Liêu Ninh).

  • 3 chiến hạm đổ bộ loại 20,000 tấn loại Yuzhao.

  • 27 chiến hạm đổ bộ 4,800 tấn loại Yutin.

  • 31 chiến hạm đổ bộ 800 tấn loại Yuhai.

  • 27 khu trục hạm (Luyang III-052D: 4, Luyang II-052C: 2, Luyang I-052B: 6, Luzhou-051C: 2, Sovremenny: 4, Luhai-051B: 1, Luhu-052: 2, Luda-051: 6)

  • 51 khinh hạm loại Frigate (Jiangkai II-054A: 22, Jiangkai I-054: 2, Jiangwei II-053H3: 10, Jiangwei I-053H2G: 4, Jianghu-053: 13).

  • 33 tàu hộ vệ tên lửa loại Corvette (056: 26, 056A-ASW: 7)


Jin (Type 094) Class Ballistic Missile Submarine.JPG


Tàu ngầm hạt nhân trang bị hõa tiển liên lục địa SSBN (Jin Class-094)


Image result for type 052d


Khu trục hạm loại Luyang III-052D


Thời gian gần đây, người ta nói nhiều về sự tăng cường mạnh mẽ năng lực tác chiến của quân đội Trung Quốc nhằm đối phó với các lực lượng của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương thông qua chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (Anti access/Anti denial: A2/AD) trang bị với các hõa tiển DF-21 tầm xa 1,700 km thuộc Quân đoàn 2 Pháo binh đặt dọc theo bờ biển. Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Trung Quốc hiện sở hữu 60 tới 80 quả tên lửa này và khoảng 60 bệ phóng. Theo báo The Diplomat, đối với Bộ Quốc phòng Mỹ, học thuyết Tác chiến Không - Biển (Air Sea Battle: ASB) được coi là hy vọng lớn nhất để Washington đối phó với chiến lược A2/AD của Trung Quốc. Tin mới nhất là sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu vào đầu tháng 9/2016 thì có tin Trung Quốc phát lệnh gọi quân dự bị tên lửa tái ngũ.



Image result for df-21d


  1. HẠM ĐỘI NAM HẢI


Tính đến 7/2016, lực lượng của HĐNH gồm có:


  • 1 Hàng không mẫu hạm: Một HKMH hạng trung loại Kuznetsov (16)

  • 11 Khu trục hạm: 4 loại 052D (172-173-174-175) - 2 loại 052C (170-171) - 2 loại 052B (168-169) - 1 loại 051B (167) - 3 loại 051(163-165-166)

  • 17 Khinh hạm loại Frigates: 8 loại Jiangkai II (568-569-570-571-573-574-575), 3 loại Jiangwei II (564-566-567), 4 KTH loại Jianghu II (553-554-555-557), 6 loại Jianghu V (558 đến 563).

  • 11 Tàu hộ vệ tên lửa loại Corvettes: 5 KTH loại Jiangdao 056 (504-206-507-508-584-585-587-589-592-594-595).

  • 4 Tàu ngầm hạt nhân loại Jin-094

  • 8 Tàu ngầm loại Ming

  • 14 Tàu đổ bộ: 3 LPD loại Yuzhao (998-999-989) - 11 LST loại Yuting (908-910, 934-940, 991).

  • 6 Tàu chở quân: Loại Qiongsha (NY 830-835)

  • Các tàu yểm trợ: Tàu bệnh viện số 866, tàu tiếp tế Type 904B số 962, tàu trinh sát điện tử số 852, tàu đo đạc xa bờ số 873.

  • Thủy Quân Lục Chiến: 2 lữ đoàn khoảng 10,000 người.


BẢNG SO SÁNH TỔNG SỐ TÀU CỦA HẢI QUÂN TRUNG QUỐC

VÀ HẠM ĐỘI NAM HẢI


CÁC LOẠI TÀU

HQTQ

HĐNH

Tàu ngầm hạt nhân SSBN

5

4

Tàu ngầm hạt nhân tấn công SSN

8

0

Tàu ngầm tấn công chạy bằng dầu cặn SSK

57

8

Tàu sân bay

1

1

Chiến hạm đổ bộ loại 20,000 tấn

3

3

Chiến hạm đổ bộ loại LST

27

11

Khu trục hạm

27

11

Khinh hạm loại Frigate

51

17

11 Tàu hộ vệ tên lửa loại Corvettes

33

11


Ngoài ra, Trung Quốc đã tăng cường một số lượng không rỏ J-11 (tương đương Su-27 của Nga) tại đảo Phú Lâm (cách đảo Hải Nam 200 dặm - 321 km về phía Nam) trên quần đảo Hoàng Sa. Với vị trí mới này, Trung Quốc đã tăng cường tầm hoạt động xa hơn 223 hải lý (360 km).


  1. CÁC CĂN CỨ CỦA HẠM ĐỘI NAM HẢI


blank


Các căn cứ  HQ chính: Lushun, Huludao, Quindao, Shanghai, Zhousan, Wenzhou, Xiamen, Guangzhou, Zhanjian và Yulin. Căn cứ tàu ngầm đảo Hải Nam tại Yulin và  Longpo là một căn cứ quân sự được người ta cho là phục vụ cho tàu ngầm của HQTQ . Căn cứ này nằm ở bờ đông của đảo Hải Nam, thuộc hạm đội Nam Hải, có các cửa vào cho tàu ngầm với chiều rộng hơn 23 m. Các tàu ngầm nguyên tử này được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2 có tầm bắn 7,200 km và có thể cải tiến tầm bắn lên đến 12,800 km. Căn cứ tàu ngầm này là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ. Chi tiết về căn cứ này đã được nhiều cơ quan báo cáo nhưng các hình ảnh vệ tinh thu được tháng 2 năm 2008 bởi Jane's Intelligence ReviewFederation of American Scientists (FAS) lần đầu cho thấy một cửa hang rộng vào một căn cứ ngầm và một chiếc tàu ngầm lớp Jin tại căn cứ này. Căn cứ này có sức chứa 20 tàu ngầm phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Với năng lực của căn cứ này thì Trung Quốc có thể kiểm soát tuyến eo biển MalaccaBiển Đông và phong tỏa các hoạt động thương mại ở trên tuyến này trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra cũng như hạn chế can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Đài Loan. Căn cứ tàu ngầm này chỉ cách trung tâm thành phố Tam Á vài cây số, ngay kề bên quận nghỉ dưỡng du lịch quốc gia vịnh Yalong, nơi có các khách sạn thuộc Hilton, Marriott, Sheraton, Ritz Carlton, và Holiday Inn ngay bên ngoài cửa vào căn cứ. Mặc dù đã có từ lâu, căn cứ tàu ngầm Du Lâm trên đảo Hải Nam chỉ đến cuối thập niên 2000 qua tin tình báo và vệ tinh do thám người ta mới biết Trung Quốc đã xây dựng thêm những sơ sở dưới mặt đất đào sâu vào trong lòng núi, dùng cho các tàu ngầm nguyên tử. Theo Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, từ năm 2010, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc sẽ có 5 tàu ngầm nguyên tử chiến lược hạng 094, mỗi chiếc mang 12 hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa "Ngưu Lang" JL-2 có tầm bắn xa 8,000 km. Căn cứ nằm gần thành phố Tam Á, Hải Nam, chỉ cách Đà Nẵng-Việt Nam, 150 hải lý, nhưng riêng những tàu ngầm nguyên tử nói trên không hẳn đã là mối lo ngại trực tiếp đối với Việt Nam nếu xảy ra một trận chiến tranh khu vực bằng vũ khí quy ước.


blank


Ngoài ra, Trung Quốc có một phi trường dài 3,000 m trên đảo Phú Lâm tại Hoàng Sa và 3 phi trường dài 3,000 m trên các đảo nhân tạo Chữ  Thập, Subi và Vành Khăn tại Trường Sa.


Image result for Phi trường trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa


Phi trường trên đảo Phú Lâm - Hoàng Sa


Image result for Phi trường trên đảo Chữ Thập


Phi trường trên đảo nhân tạo Chữ Thập - Trường Sa


  1. TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN HOA KỲ-TRUNG QUỐC


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HẢI QUÂN TRUNG QUỐC


Tác giả Andrew Erickson đã có bài viết tựa đề “Hải quân Mỹ cần chú ý: Trung Quốc đang trở thành nước sản suất tàu chiến cấp thế giới” đăng trên tạp chí “Học giả Ngoại giao” (Nhật Bản) ngày 1/11/2012. Tác giả đã nêu ra 8 lý do khiến năng lực kỹ thuật chế tạo tàu chiến của Trung Quốc có thể đạt đến trình độ hiện nay của Nga vào trước năm 2020 và tiếp cận trình độ kỹ thuật của Mỹ vào trước năm 2030. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 300 xưởng đóng tàu với 54 hảng đóng tàu lớn trong đó có 7 xưởng đóng tàu có khả năng lắp ráp thân tàu sân bay cỡ lớn (dài hơn 300 m). Những xưởng đóng tàu này thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc hoặc Tập đoàn công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc. Các xưởng đóng tàu quân sự của Trung Quốc đang tận dụng công nghệ module để sản xuất hàng loạt tàu khu trục lớp 052. Kỹ thuật này không những làm tối đa hóa tiềm lực sản xuất của các xưởng đóng tàu quân sự mà còn tạo không gian lớn hơn cho sửa chữa, thiết kế các tàu chiến. Trung Quốc luôn duy trì ưu thế về phương diện giá thành đóng tàu quân sự. So với các xưởng đóng tàu của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, các xưởng đóng tàu của Trung Quốc chiếm ưu thế về giá thành. Chi phí đóng tàu khu trục 052 C-D của Trung Quốc rất có thể thấp hơn 24% chi phí sản xuất tàu khu trục KDX-III của Hàn Quốc và thấp hơn 33% chi phí đóng tàu Arleigh Burke tại Hoa Kỳ. Năm 2005, Trung Quốc có 172 tàu tác chiến các loại. Năm 2012 đã tăng lên 221 chiếc. Các loại tàu đóng mới có thể kể như sau:


  • 14 khu trục hạm thì 5 chiếc loại 052 C-D được đóng mới.

  • 28 khinh hạm loại Frigate thì 15 chiếc loại 054, 054A được đóng mới.

  • 33 tàu hộ vệ tên lửa loại Corvette 056, 056 ASW và 3 chiến hạm đổ bộ 20,000 tấn đều đóng mới.

  • Mạng Sina của Trung Quốc ngày 3/9/2016 cho biết Trung Quốc đang đóng Hàng không mẫu hạm thứ hai tại thành phố cảng Đại Liên ở miền bắc "theo thiết kế hoàn toàn trong nước." Công tác chế tạo chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, bắt đầu từ 2013, đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Dự kiến, cuối năm 2016 này, Trung Quốc sẽ hạ thủy tàu sân bay 001A và bàn giao cho hải quân vào năm 2018 hoặc năm 2019.


Anh: Tau san bay Type 001A Trung Quoc da hoan thien-Hinh-5


Tàu sân bay mới 001-A đang được đóng tại cảng Đại Liên


Về kỷ thuật thì chắc chắn còn kém so với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu nhất là về động cơ và tác chiến điện tử. Hiện nay, Trung Quốc đang còn phải mua động cơ máy bay của Nga và động cơ tàu chiến của Đức. Trung Quốc cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách thành lập một công ty chế tạo động cơ trong năm 2016 với số vốn sơ khởi 7 tỷ USD. Hoạt động và chương trình đóng tàu ngầm Trung Quốc là một ẩn số và đang bị Hoa Kỳ theo dỏi chặc chẻ. Trung Quốc dự trù đóng mới 32 tàu ngầm tính đến 2030 (24 SSK + 8 SSN).

CÁN CÂN LỰC LƯỢNG THÁI BÌNH DƯƠNG

Nhiều người cho rằng tuy Hoa Kỳ quyết định xoay trục về Á Châu, nhưng cũng khó mà ngăn chặn được Trung Quốc vì cán cân lực lượng quân sự Mỹ - Trung nay đã thay đổi: hải và không quân TQ đã rất mạnh so với hai thập niên trước. Đây là một đề tài cho các nhà chiến lược nghiên cứu. Tới năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ hoàn tất việc tái phối trí lực lượng giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương: lực lượng này hiện được dàn ra khoảng 50/50 giữa hai đại dương, nhưng sẽ chuyển sang 60/40 – bao gồm sáu hàng không mẫu hạm, phần lớn những tuần dương hạm, khu trục hạm, tầu tác chiến vùng duyên hải và tầu ngầm. Một điều chắc chắn là ngày nay quân lực Mỹ không còn độc quyền ở Thái Bình Dương, cũng không thể dễ dàng chớp nhoáng đánh bại TQ. Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc, tướng Thường Vạn Toàn đã nói thẳng với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khi ông này viếng thăm Bắc Kinh vào tháng 4, 2014: “TQ sẽ không thỏa hiệp, không nhượng bộ, không thương thuyết về tranh chấp đối với Nhật Bản. Quân đội TQ có thể tập hợp ngay tức khắc khi nào có lệnh, có thể chiến đấu trong bất cứ mặt trận nào, và sẽ thắng”.

Và ngoài cán cân vể sức mạnh vũ trang lại còn cán cân về kinh nghiệm. Dù khoảng cách về thiết bị của hai bên càng ngày càng gần lại, nhưng khoảng cách về kinh nghiệm chiến đấu thì còn quá xa nhau. Có vũ khí là một chuyện, sử dụng nó như thế nào lại là chuyện khác. Kinh nghiệm hải chiến và không chiến thì quân đội Trung Quốc cũng không thể nào so sánh được với quân đội Nhật Bản đã chiến đấu ngang ngữa với Hoa Kỳ trong Đệ II Thế chiến. Trong thập niên 70 và 80 chỉ có 2 trận hải chiến nhỏ với hải quân Việt Nam. Còn đối với Hoa Kỳ thì trong những thập niên qua, người lính Mỹ ít khi nào được nghỉ ngơi. Có thể nói là “tình trạng sẵn sàng ứng chiến” (status of readiness) luôn là một yếu tố quan trọng ưu tiên trong những kế hoạch quân sự của Ngũ Giác Đài.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HẢI QUÂN HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC

HQHK là lực lượng hải quân bá chủ trên thế giới với 11 hàng không mẫu hạm hạt nhân cỡ 100,000 tấn và các tàu đổ bộ có thể xem như là HKMH hạng trung, 76 tàu ngầm hạt nhân và 85 tuần dương hạm & khu trục hạm lớn cỡ 10,000 tấn với hàng chục căn cứ hải-không quân trên khắp thế giới. Vấn đề phòng thủ duyên hải cho lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ mà nhiệm vụ chính là ngăn chận buôn lậu. Hoa Kỳ cũng không có các tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga Sô, ngoài lực lượng tấn công xa còn có lực lượng phòng duyên gồm có các khinh hạm, tàu hộ vệ tên lửa và các khinh tốc đỉnh. Hoa Kỳ có  thể  bù  đắp sự  thiếu hụt bằng cách giao nhiệm vụ này cho Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ và các quốc gia duyên hải tại  Đông Nam Á. Điều này đòi hỏi sự hình thành một liên minh tương tự như NATO tại Đông Á và Đông Nam Á.

Điểm quan trọng khác là Trung Quốc hiện nay chưa có một căn cứ nào ở hải ngoại. Kênh truyền hình Fox News ngày 20/8 cho biết Bắc Kinh đang xây dựng một tiền đồn quân sự đầu tiên tại Djibouti cách căn cứ quân sự của Mỹ chỉ 13 km.

Cũng nên đề cập đến lực lượng Hải quân Nhật Bản. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ vùng duyên hải của mình với các chiến hạm củ hơn, Nhật Bản cũng có thể phối hợp với Hoa Kỳ tại Biển Đông. Dưới đây là các tàu ngầm và chiến hạm mới của Nhật:

  • 2 chiến hạm đổ bộ trọng tải 27,000 tấn tối đa loại Izumo (DDH 183-184) có thể trang bị F-35B của Hoa Kỳ.

  • 2 chiến hạm đổ bộ chở trực thăng trọng tải 19,000 tấn tối đa loại Hyuga (DDH 181-182).

  • 4 khu trục hạm loại Atago (DDG 177-178, DDG 179-180 sắp hoàn tất).

  • 4 khu trục hạm loại Kongo (DDG 173-176).

  • 6 tàu ngầm loại Soryu 4,200 tấn tối đa (S 501-506) - 4 đang đóng.

  • 11 tàu ngầm củ hơn loại Oyashio 4,000 tấn tối đa (SS 590-600).

Về số lượng thì các chiến hạm và tàu ngầm của Nhật Bản không nhiều nhưng về khả năng chiến đấu thì Nhật Bản vượt trội Trung Quốc. Nếu có sự thỏa hiệp về chia sẻ trách nhiệm với Hoa Kỳ thì việc đóng thêm chiến hạm mới đối với Nhật Bản không phải là vấn đề.

NGUY CƠ ĐỤNG ĐỘ TRUNG QUỐC – HOA KỲ

Ngày nay, quyền lợi an ninh của Hoa Kỳ ở Biển Đông lại còn quan trọng hơn trong chiến tranh Việt Nam. Chiến lược TQ ngày nay là bành trướng liên tục theo phương pháp đơn giản: “địch thụ động, ta tiến, địch cứng rắn ta ngừng” và chiến thuật “cắt từng miếng xúc xích – “salami slicing” nhắm vào từng đối tượng, từng hòn đảo hay bãi cạn một lúc tận dụng tất cả lực lượng hiện có từ hải-không quân, bán quân sự, thương thuyền, tàu đánh cá. Xét về cán cân lực lượng, kinh nghiệm, và có thể là cả tinh thần binh sĩ, chắc chắn là TQ không muốn hoặc chưa muốn trực diện với Mỹ tại Thái Bình Dương. Tuy nhiên có hai yếu tố mà Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng cần lưu ý:

Khó khăn đối nội, đối ngoại mà TQ: Các nhà quan sát quốc tế thường hay quan tâm đến sức mạnh kinh tế và quân sự của TQ, ít người để ý tới những khó khăn đối nội, đối ngoại mà TQ phải trực diện. Nội bộ TQ có nhiều khó khăn từ vấn đề suy thoái kinh tế, tham nhũng kéo theo bất ổn xã hội, tranh chấp phe phái, hệ thống an sinh xã hội yếu kém, thách thức môi trường, hệ thống quản trị khá rời rạc chưa từng được thử thách trước những khó khăn, xung đột chủng tộc tại Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông. Sau hơn 3 thập niên phát triển liên tục, kinh tế TQ đang có dấu hiệu chậm lại. Các công ty ngoại quốc đang liên tục rời TQ để đưa về quốc nội hay chuyển sang các nước Đông Nam Á.

Về đối ngoại, vì tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình, TQ đang có vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với hầu hết các nước xung quanh như Nhật Bản,  Ấn Độ, các quốc gia duyên hải tại Đông Nam Á. TQ chỉ có một số bạn bè nghèo tại Trung Á và  Phi Châu, phần lớn là các nước cần viện trợ của Trung Quốc. Một điều mà Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á cần để ý đến là thái độ đi hàng hai của Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Lào và có thể cả Hàn Quốc, Úc Đại Lợi và Myanmar để có biện pháp thích hợp. Hoa Kỳ gần đây đã nói rõ rằng Australia cần lựa chọn giữa liên minh lâu năm với Mỹ và mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Sẽ khó đi dây giữa hai điều kể trên và sẽ đến lúc phải có quyết định về điều nào quan trọng sống còn hơn đối với lợi ích quốc gia của Australia.

Điều nguy hiểm là TQ có thể khởi động một cuộc chiến tranh giới hạn để giải quyết vấn đề nội bộ của mình. Vào hôm 3/9, cựu Phó Tư lệnh Hải quân Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan và Tổng thống George H.W. Bush, ông Seth Cropsey kêu gọi chính quyền Obama có quan điểm cứng rắn hơn với tư tưởng bành trướng của Trung Quốc cùng dự đoán rằng một cuộc chiến tranh với Trung Quốc là không thể tránh khỏi và Mỹ cần phải làm mọi việc cần thiết để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc.

Cái nguy của sự tính lầm: Trong chiến lược mới, Bắc Kinh cho rằng nếu chỉ làm những gì mình có thể kiểm soát được, ví dụ như chỉ hành động gây hấn, tranh chấp ở hải đảo thì không đưa tới mức xung đột quân sự. Vì TQ có thể quyết định mục tiêu nào trước, mục tiêu nào sau, như bắt đầu từ bãi cạn Scarborough, tới quần đảo Senkaku, tới khu vực nhận dạng phòng không, quân sự hóa một số đảo nhân tạo. TQ luôn có thể quyết định về mức độ xung đột. Nhưng theo như báo cáo mới đây của Viện Carnergie Endowment For International Peace: “Nguy hiểm lớn nhất ở Á Đông ngày nay là một sự leo thang bất ngờ về một sự tranh chấp có giới hạn nào đó, thí dụ như việc Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản về hải đảo.” Nguy hiểm hơn nữa là những đe dọa của TQ mới đây đối với Mỹ trên không phận quốc tế: máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bay sát, gây nên nguy hiểm cho máy bay trinh thám Mỹ nhiều lần. Theo Washington thì máy bay Mỹ bay trên không phận quốc tế, theo Bắc Kinh là trên không phận thuộc TQ. Nếu như chỉ một máy bay Mỹ bị bắn rơi thì chắc chắn là Mỹ sẽ trả đũa. Sau đó không ai tính được sự xung đột sẽ leo thang tới mức nào. Nhìn vào lịch sử nhiều khi chỉ vì một biến cố hay sự kiện nhỏ có thể gây nên thảm cảnh. Trong tình huống ấy, dư luận thế giới lo ngại rằng TQ có thể tính lầm về quyết tâm của Mỹ, và cả Mỹ cũng có thể tính lầm về dụng ý thực sự của những hành động TQ. Như vậy hai bên có thể đi tới xung đột vũ trang, rồi leo thang chiến tranh. Mà leo thang chiến tranh lần này thì Mỹ có thể kéo theo cả Nhật, Úc, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.

  1. KẾT LUẬN

Với những khó khăn đối nội, đối ngoại như đề cập trên đây, hy vọng TQ cũng sẽ quyết định trở về với lập trường “phát triển hài hòa” của ông Đặng Tiểu Bình. Trung Quốc phải chứng tỏ với thế giới rằng “sự trỗi dậy hòa bình” không chỉ là khẩu hiệu nhằm giữ được bầu không khí quốc tế có lợi cho quốc gia này. Chiến tranh sẽ khiến các quốc gia khác, không riêng gì ở Đông Nam Á mà cả trên thế giới, cảm thấy lo ngại và gần như chắc chắn rằng sẽ gây ra vấn đề kinh tế cho Trung Quốc. Chẳng hạn như cấm vận, cộng với việc gia tăng cân bằng quân sự và thậm chí thêm các thách thức ngoại giao đối với Trung Quốc.

Tục ngữ Việt Nam có câu “Mười đánh một không chột cũng què”. Nếu Hoa Kỳ quyết tâm chứng tỏ vị thế lãnh đạo của mình về hai lãnh vực chính là kinh tế và quân sự thì TQ sẽ bị cô lập và phải “chảy máu” khá nhiều nếu muốn tiếp tục giấc mộng bành trướng của mình. Hoa Kỳ và các cường quốc trong vùng phải giúp Việt Nam và Philippines có được một nền kinh tế và quốc phòng đủ mạnh để có thể chịu đựng áp lực của TQ.


Nguồn:


  1. United States Navy - Wikipedia, the free encyclopedia

  2. USS Gerald R. Ford (CVN 78) - Wikipedia, the free encyclopedia

  3. Bài viết “Chiến lược “A2/AD” của Trung Quốc và cách hóa giải của người Mỹ” đăng trên mạng An ninh Thế giới ngày 14/8/2012.

  4. Bài viết “Tại sao TQ chưa dám đụng độ với Mỹ?” của GS Nguyễn Tiến Hưng đăng trên BBC từ Virginia, Hoa Kỳ ngày 27/8/2016.

  5. Bài viết “Trung Quốc là nước sản xuất tàu chiến cấp thế giới?” của tác giả Andrew Erickson được đăng trên tạp chí “Học giả Ngoại giao” (Nhật Bản) ngày 1/11/2015.

  6. Bài viết “Cựu Đại sứ TQ: Đắc tội với Mỹ sẽ phải trả giá rất đắt” trên mạng Soha. News ngày 7/9/2016.


File: NMT-101516-TQ-Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.doc

Nguyn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

Tu chỉnh: 15 tháng 10, 2016





File: NMT-101516-TQ-Ham doi Nam Hai cua Trung Quoc.doc



Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

Tu chỉnh: XX tháng XX năm 2016





..

Ý kiến bạn đọc
16/10/201622:11:19
Khách
Tác giả NMT đã bỏ công nghiên cứu và viết bài này rất nhiều chi tiết đáng quý và giúp độc giả học hỏi thêm, cám ơn tác giả.

Nhưng tôi cầu có chiến tranh để ba tàu sẽ bị hạ gục và hết lớn lối, hy vọng sau chiến tranh mấy thằng ba tàu thấy rằng tụi nó khá nhưng chưa phải là vô địch, tụi nó sẽ phải chịu thua và chung sống hoà bình với các nước khác trên thế giới.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.