Hôm nay,  

Sau Bão, Liệu Bờ Biển Texas Có Yên Không?

30/09/200500:00:00(Xem: 5044)
- Liên tiếp hai cơn bão Katrina và Rita đã làm cho dân chúng Hoa Kỳ nói chung và dân vùng bờ biển Texas nói riêng, cảm thấy bất an khi phải sống tại những vùng này. Nhiều người đã trắng tay sau gần ba chục năm phấn đấu. Những người khác mất đi các người thân yêu, mất đi bao kỷ niệm gia đình, và gần như mất cả tương lai, khi không còn cơ hội để học hành, làm việc trở lại. Bao hãng xưởng đã đóng cửa, bao kỹ nghệ đã trở thành lỗi thời, nhiều dịch vụ đã hoàn toàn tê liệt. Những tiếng thở dài chĩu nặng, những giọt nước mắt âm thầm rơi xuống, dù người ta vẫn phải cố gắng hết sức để tin tưởng vào những lời hứa hẹn của chính quyền, của các cơ quan liên hệ, mong mỏi một cách hồ đồ vào các hình bóng tưởng tượng sẽ hiện đến trong một tương lai xa vời nào đó. Một cách đau đớn, họ đã than trách quyết định khi dọn đến vùng đất biển Texas mà người Mỹ gọi là "Texas Coast". Nhưng họ không biết rằng vùng đất này đã bao đời nay vẫn thế, nghĩa là vẫn đe dọa, vẫn âm ỉ những bất hạnh sẽ tiếp tục xẩy ra, có lẽ cho đến ngày Tận Thế. Vì chính cấu tạo của địa chất và khí hậu ở vùng này là những yếu tố mà con người vĩnh viễn không bao giờ thay đổi được.
Vùng bờ biển Texas, hay "Texas Coast", cũng giống như hầu hết những nơi tiếp giáp của thềm lục địa Hoa Kỳ với biển Atlantic, đuợc viền bởi những đảo và bán đảo, nhưng lại là một nơi đương đầu với những biến động của thiên nhiên, vì đó là chỗ thường xuyên bị bão tấn công, theo sau là những cơn sóng lớn, trung bình vài mét cao hơn thủy triều, rồi gió mạnh, và có thể là Sóng Thần. Trong khoảng một thế kỷ trở lại đây, trung bình cứ một năm có một cơn bão nhiệt đới đập vào miền này, làm cho đất đai chung quanh vùng biển này bị sụt lở rất nhiều. Cũng trung bình cứ năm năm một lần, lại có một cơn bão mạnh khủng khiếp gây thiệt hại kinh hoàng về nhân mạng.
Năm 1900, một cơn bão mà hồi đó không có tên, đã đập vào Galveston, rồi cuốn đi hai phần ba các công trình xây cất ở đây cùng với 6,000 nhân mạng. Cơn bão này được ghi nhận là gây thiệt hại về con người nhiều nhất trong tất cả các vụ thiên tai trên đất Hoa Kỳ. Sau đó, nhờ vào máy móc tối tân cùng những dự báo nhanh chóng đã làm giảm đi số thiệt hại về người, nhưng vẫn làm cho những ai lưu tâm đến vấn đề thay đổi khí hậu lo ngại. Điều đáng nói là do bị ám ảnh bởi con số đó, mà ngay sau cơn bão Katrina thổi qua, báo chí và các phương tiện truyền thông đã vội tung ngay con số 10.000 người chết, để cuối cùng, con số này rút xuống còn trên vài trăm.

Tuy số thiệt hại về người đã được rút xuống, nhưng các nhà khoa học vẫn tiếp tục lo ngại với sự suy thoái của bờ biển Texas. Từ hồi đó, dựa trên phương pháp đo đạc mới, người ta đã biết cứ mỗi năm, đất bị biển cuốn đi là hai (2) đến bẩy (7) mét chiều ngang một năm. Có những chỗ không cứng cáp, đất bị cuốn đi tới trên hai mươi (20) mét một năm! Nhiều chỗ trước đây còn là hàng quán ngồi chơi ngắm biển đã không còn dấu tích gì trên mặt nước mênh mông.
Để chống lại với sự xâm lăng tàn bạo của biển ở vùng này, chính phủ đã đề ra các kế hoạch chặn đứng lưỡi liếm của biển. Năm 1902, một bức tường chắn sóng đã được xây dựng. Cao gần sáu (6) mét, và tốn hơn 12 triệu đô la thời đó, bức tường chắn sóng trông như một lưỡi cầy cong cong của một chiếc máy cầy khổng lồ chĩa ra biển và đã chống lại những làn sóng dữ tràn vào đất liền một cách hiệu nghiệm. Mặc dầu tốn kém, dân chúng tỏ ra vui mừng khi không thấy biển ngốn đất hơn nữa cũng như không còn thấy những cơn sóng thần ào vào đất liền. Nhưng mặt khác, các tổn thất khác đã lại hiện ra, khi vì cái lưỡi cầy khổng lồ đó, mà các đụn cát chống xâm thực của biển đứng trước bức tường lại biến mất. Bãi biển đứng trước bức tường, nhiều nơi tới cả trăm mét chiều ngang, (không phải chiều dài) đã bị hoàn toàn biến đi không còn dấu tích.
Và, tại hai đầu của bức tường, đất đai bị sụt lở với tốc độ nhanh không tưởng tượng được. Những làn sóng giận dữ vì bị ngăn chặn đã tỏa ra hai bên rồi tràn vào chỗ không được bảo vệ và nghiến đi đất đai của Con Người làm cho Con Người bị hụt hẫng nặng nề. Nếu muốn chống lại biển xâm lăng, Con Người phải tốn nhiều tiền hơn, làm những con đê chắn sóng khổng lồ hơn, và dài rộng hơn hoài hoài... Dần dần, Con Người nhận ra rằng chống lại với thiên nhiên kiểu đó không phải là biện pháp thích hợp. Câu hỏi đặt ra là: Liệu có thể cứ tiếp tục chiến đấu theo kiểu đắp đê như vậy mãi không" Có nên tiếp tục bảo vệ các nơi nguy hiểm đó không" Từ 1978 đến 1982, các cơ quan cứu lụt liên bang đã chi ra 43 triệu bồi thường cho những cư dân cư ngụ ở đây. Số tiền này vượt qúa mức mà các cơ quan bảo hiểm thu được.
Như vậy, liệu người ta có nên tiếp tục ở chỗ nguy hiểm dập dình như vậy không"
Không có câu trả lời mẫu vì trả lời thế nào cũng đúng. Ở hay đi" Có nên bán mạng cho Trời không"
Thực tế, không ai có thể biết chỗ nào nguy hiểm hơn chỗ nào. Mấy tiểu bang êm ấm không sợ bão lụt như California lại có động đất. Có nơi lại hay bị sét đánh. Có chỗ lại bị "rồng cuốn nước" Tornado làm tiêu tan nhà cửa. Chỗ khác lại hay có đất truồi, đá rơi, hoặc núi lửa... Nơi có ít thiên tai lại nghèo "sứt móng", không có "dóp". Thiên tai thì thiên hình vạn trạng. Tùy theo cơ duyên, số phận mà con người được bình an hay không. Muốn biết chỗ nào chắc ăn, vừa an tòan vừa sống khỏe, xin gọi số điện thọai của Thượng Đế.
Chu Tất Tiến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.