Hôm nay,  

Bồi Thường Ngư Dân 4 Tỉnh...

30/09/201600:00:00(Xem: 2518)
Ngư dân miền Trung được bồi thường ở mức cao nhất trên 50 triệu đồng, theo bản tin trên báo Dân Trí.

Con số 50 triệu đồng là tương đương gần hai ngàn rưỡi đôla Mỹ.

Báo Dân Trí ghi rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại 4 tỉnh miền Trung bị thiệt hại do sự cố môi trường biển. Theo đó, mức bồi thường lớn nhất với tàu đánh bắt hải sản là 37,48 triệu đồng/tháng, với người làm việc trên tàu là 8,79 triệu đồng/tháng…

Theo đó, có 7 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, gồm: 1- Khai thác hải sản; 2- Nuôi trồng thủy sản; 3- Sản xuất muối; 4- Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; 5- Dịch vụ hậu cần nghề cá; 6- Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; 7- Thu mua, tạm trữ thủy sản.

Định mức bồi thường thiệt hại được xây dựng trên nguyên tắc xác định thiệt hại của 7 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh nêu trên.

Bản tin cho biết, thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4/2016 đến hết tháng 9/2016. Như vậy, cộng tiền trong 6 tháng thì mức bồi thường cao nhất 1 tàu cá được nhận vào khoảng 220 triệu đồng, mức bồi thường cao nhất 1 người lao động trên tàu đánh bắt hải sản có thể nhận được là trên 50 triệu đồng.

Nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các đối tượng nêu trên được sử dụng từ nguồn kinh phí do Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường.

Con số đó có hợp lý hay không? Thời gian bồi thường 6 tháng có hợp lý hay không?

Nếu ngư dân không chịu số tiền như ấn định, đưa đơn kiện có xét xử hay không?

Bản tin không có nhiều thông tin, đặc biệt về tình hình hàng trăm ngư dân Hà Tĩnh đã nộp đơn kiện Formosa dưới hướng dẫn của một linh mục.

Trong khi đó, bản tin BizLive/Alobacsi ghi rằng thảm họa Formosa “đẩy” 25.000 người Hà Tĩnh rơi vào cảnh thất nghiệp. Số lao động thất nghiệp gia tăng có ảnh hưởng không nhỏ từ sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng.

Đó là thông tin được Tổng cục Thống kê cho biết tại buổi họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2016, ngày 29/9.

Bản tin ghi rằng theo Tổng cục Thống kê cho biết, số lượng người thất nghiệp trong quý 3/2016 ước tính là 1.160,5 nghìn người, tăng thêm gần 40.000 người so với quý 2/2016, trong khi cùng kỳ năm ngoái con số này chỉ là 25.000 người.

Nói về nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam tăng cao, bà Nguyễn Thị Xuân Mai - Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) nhận định, ảnh hưởng từ sự cố biển miền Trung là chắc chắn. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng ở mỗi tỉnh là khác nhau.

Bản tin BizLive/Alobacsi viết:

“Cụ thể, đối với Hà Tĩnh, sự cố môi trường đã ảnh hưởng tới 22.780 hộ gia đình và 65 xã. Tổng cộng có 24.449 người mất việc và không có việc làm ổn định.

Trong đó, trực tiếp trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản là 14.770 nghìn người. Số lượng người thất nghiệp trong ngành kinh doanh thủy sản tăng là 5.736 người, ngành dịch vụ hậu cần tăng 1.015 người, ngành nuôi trồng thủy sản tăng thêm 823 người.

Ngoài ra, trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn nhà hàng, số người thất nghiệp tăng lên 692, còn trong lĩnh vực sản xuất muối là 428 người.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Quảng Bình đã tăng 1,1% sau sự cố môi trường. Thừa Thiên Huế thì có khoảng 30.376 người bị ảnh hưởng trực tiếp vì tình trạng cá chết.

Còn tại Quảng Trị, ảnh hưởng của sự cố này nhẹ bởi một bộ phận lực lượng lao động đã chuyển hướng đi xuất khẩu lao động. Tại Đà Nẵng, có ảnh hưởng nhưng cũng không nhiều.”

Tuy nhiên, thay vì giải quyết cho môi trường biển sạch hơn, thay vì đuổi Formosa, nhà nước tính kế đẩy dân ra nước ngoaì làm việc.

Nghĩa là, Formosa ở lại, dân chúng phải xuất ngoại làm thuê...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.