Hôm nay,  

Nhiếp Ảnh: Ai Thăm Xứ Anh Đào

19/04/200500:00:00(Xem: 5189)
Đáp lời mời của nhóm chủ trương, chúng tôi vừa nhận bài viết, cùng hình ảnh của một bạn ảnh. Ông mới nhàn du trong dịp mùa hoa Anh Đào, nơi chốn đã lôi cuốn hàng triệu du khách tứ xứ đến thăm viếng nước Nhật hàng năm.
Hoa Anh đào bắt đầu nở từ miền Nam có khí hâu ấm từ từ lan rộng lên vùng Bắc nước Nhật vào cuối tháng Ba đầu tháng Tư. Hoa nở sớm hay muộn tùy thuộc vào thời tiết, khách du lịch muốn thưởng lãm mùa hoa nhung nhớ khôngtrách khỏi hệ lụy của trời đất.
Bác sĩ Nguyễn Quang Ban mộc mạc chia xẻ chút kinh nghiệm về chuyến đi cùng các hình ảnh ông đã ghi nhận trên đường đi. Ông đang sinh sống tại thành phố Cerritos, California, cách Little Saigon 10-15 dậm Anh, một thành viên của hội ảnh PSC (Photography Sociaty of California). Tưởng nên biết, hội ảnh PSC qui tụ nhiều nhiếp ảnh trẻ tài nghệ, rất năng động, có nhiều cuộc triển lãm gây chú ý tại quận Cam. Nhóm ảnh PSC đi tiên phong săn hình bằng máy số (digital camera . đã và đang hướng dẫn miễn phí cho những người muốn bước vào lãnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật. Xin mời bạn đọc thưởng thư c một chút hương vị chuyến đi của Bác sĩ Ban dưới đây.
*
Du lịch là một trong những thú tiêu khiển của mọi người trong đó có tôi. Khi còn nhỏ tôi thích đọc nhiều chuyện nói về du lịch . Du lịch ở các nước Âu châu với cung điện tráng lệ của vua chúa ngày xưa, các nước Trung Đông và đặc biệt nước Ba Tư với câu chuyện 7 chuyến thám hiểm của nhà hàng hải Sinh Bạch. Những chuyện này gợi trong tôi nhiều tưởng tượng , nhưnõg mơ ước được thấy và sống giống như câu chuyện.
Du lịch rất dể dàng ở các nước tự do nên tôi đã có dịp đi nhiều tiểu bang trong nước Mỹ, Canada, Mễ Tây Cơ, đi Tây Âu, Trung Quốc, Thái Lan và một vài nước khác nhưng chưa bao giờ đi đến xứ Phù Tang vào ngày hoa anh đào nở cả.
Năm vừa qua, người bạn tôi đi thăm nước Nhật về kể lại cái đẹp của nước này khi hoa anh nở đặc biệt ở các chùa cổ kính bên cạnh những lùm cây hoa anh đào trắng, hồng, đỏ. Náo nức muốn trông thấy cảnh đẹp này để thưởng thức và để chụp hình, tôi quyết định năm nay sẽ cùng vợt tôi làm một chuyến viếng thăm nứơc Nhật.
Sau khi chuẩn bị hành lý và máy ảnh, chúng tôi ra phi trường Los Angeles để lấy máy bày đi Nhật.
Sau gần 12 tiếng đồng hồ bay, chúng tôi dến phi trường Osaka. Xe đưa chúng tôi về khách sạn. Nhà cửa ở đây chẳng có gì đặc biệt. Có vẻ lộn xộn nữa là khác.; một building cao sang trọng bên cạnh một nhà thấp và nhỏ. Đường sá hẹp. Xe hơi cũng ít so với nước Mỹ. Người Nhật đi làm bằng xe điện, xe bus, subway v.v Họ dùng xe đạp đến ga xe điện rồi lấy vé đi đến công sở. Điều mà tôi cố ý quan sát hai bên đường là xem thử có hoa anh đào đã nở chưa . Xe bus chạy hơn 20 phút mà chẳng thấy hoa anh đào nào nở cả. Tự an ủi có lẻ trên đường phố người ta không trồng hoa anh đaò, vì trồng để cho dân chúng xem, chớ trên đường phố này có ai dừng chân lại mà ngắm hoa. Nghĩ thế tôi lại bình tỉnh mà quan sát tiếp. Gần hơn nưả tiếng đồng hồ quan sát mà cũng chẳng thấy hoa anh đào. Chịu không nỗi nữa tôi mới hỏi anh hướng dẩn viên du lịch là hoa anh đào đã nở chưa. Anh cho biết là năm nay khí hậu lạnh hơn mọi năm nên hoa anh đào chưa nở. Tuy vậy chuyến đi này chúng ta sẽ hy vọng được nhìn thấy hoa anh đào trên đường đi đến Đông Kinh trong vòng 8-9 ngày nữa. Ừ còn lâu mà lo gì. Mình đã đọc sách và hỏi những người trong hảnh du lịch biết chắc hoa anh đảo nở vào cuối tháng 3 mà, rồi đây mình sẽ thấy tôi thầm nghĩ như vậy. Xe đến khách sạn. Chúng tôi lên lầu nghỉ và chiều hôm đó đi xem phố nơi chúng tôi ở.
Sau bốn ngày liên tiếp đi thăm nhiều thắng cảnh , đi xem nhiều chùa , lâu đài, chỗ nào cũng đầy dẩy cây hoa anh đào, cành nào cành nấy đầy nụ nhưng rất tiêc chưa nở.. Những câu mong ước giá như chùa cổ này, chùa cổ nọ … mà hoa anh đào nở hai bên đường đi thì cảnh đẹp biết bao nhiêu, hình chụp sẽ đẹp lắm v.v. Tuy không nói ra nhưng trong lòng hơi chán nản. Chuyến này chắc mình không có dịp tốt để xem hoa đâu . Khí hậu ảnh hưởng mạnh trên sự nở hoa . Nếu khí hậu ấm áp, hoa anh đào sẽ nở rộ, ngày trước ngày sau là thay đổi hẳn, hoa nở đầy cành, còn khí hậu lạnh thì hoa khép kín không nở. Hoa anh đào cũng giống như những cô gái khi nào trời ấm áp mới ra tắm nắng đầy tràn bờ biển còn trời lạnh thì biến đâu mất. Coi lại không phải là dể hể muốn có hoa là thưởng thức hoa liền được đâu cũng phải biết chờ đợi đúng giờ đúng lúc!! Tôi thầm nghĩ hiện giờ mình đang ở các thành phố miền nam của nước Nhật,khí hậu ấm mà không có hoa anh đào , còn Đông Kinh ở hướng bắc lạnh hơn làm gì có hoa anh đào được. Như để tự an ủi mình, tôi nghĩ thôi đi xem cho biết nước Nhật, dân chúng Nhật và thắng cảnh Nhật còn có hoa anh đào hay không là chuyện phụ. Ngoài ra mình còn cơ hội tốt để chụp hình núi Phú Sĩ mà.
Ngày thứ năm trong chuyến du lịch, sáng sớm chúng tôi lên đường hướng về Phú Sĩ Sơn. Trên đường đi chúng tôi ghé lại một siêu thị để mua ít đồ. Tôi nói với vợ tôi là chúng ta sẽ sống dúng kiểu Nhật tối nay tức là tắm nước suối ôn tuyền, ngủ dưới sàn nhà, ăn sushi , sashimi , uống rượu sake và thăm núi Phú Sĩ. Sống cho thật vui tối nay để bù lại sự thất vọng không thấy hoa anh đào. Vợ tôi gật đầu đồng ý ngoài những thức ăn kể trên vợ tôi còn mua thêm hai gói cá khô và mực khô nữa.
Xe đến khách sạn nằm bên hồ Kawaguchi dưới chân Phú Sĩ Sơn trời đã về chiều . Vào phòng, điều đập vào mắt tôi là những chiếc chiếu trải trên sàn nhà bằng gỗø. Căn phòng không rộng như các hotel khác, bề ngang 4 thước bề dài chừng 6 thước. Chiếu Nhật dệt công phu. Họ dệt bằng những cọng chiếu rất nhỏ đan khít vào nhau nên dày và đi êm chân. Chiếu được đóng chặt vào gỗ nên không di chuyển được cũng giống như carpet ở Mỹ vậy.
Người Nhật không đo sự rộng cuả căn phòng bằng thước như các nước khác nhưng đo bằng chiếu. Mỗi chiếc chiếu bề ngang là 1 mét. Họ nói căn phòng 3 chiếu có nghĩa là căn phòng rộng 3 thước. Có 2 tấm nệm dày chừng 3 phân và 2 cái chăn bao lại bằng 2 tấm vải . Người bồi phòng sẽ lấy 2 tấm vải đem đi giặt hàng ngày . Nhìn cái nệm và tấm chiếu tôi nghĩ đến cái lưng của tôi, nằm niệm dày mà sáng còn đau lưng huống cho nằm trên tấm nệm mỏng le mỏng lét sáng có lẻ phải uống vài viêng tylenol mới hết đau.
Phòng của chúng tôi nhìn thẳng ra bờ hồ. Hồ này nhỏ hơn Lake Tahoe. Chung quanh hồ có những hotel, ban đêm ánh đèn xanh đỏ in xuống mặt hồ trông rất đẹp. Xa hơn một chút có chiếc cầu bắt ngang và vài chiếc thuyền nhỏ qua lạ.Từ hotel nhìn ra, chúng tôi không thấy Phú Sĩ Sơn vì núi nằm phiá tay trái của chúng tôi và phải ra khỏi hotel qua bên kia đường mới thấy.
Tới giờ cơm chiều chúng tôi xuống phòng ăn và được thưỡng thức bữa cơn Nhật bản với thức ăn gồm có canh, cơm, sushi, chả cá, đồ chua, bánh canh Udon v.v. Tôi nói nhỏ với vợ tôi là ăn sơ sơ để dành bụng tối nay nhậu.
Aên cơm Nhật lúc đầu thây ngon vì lạ miệng, nhưng ăn đến ngày thứ năm hơi chán và phiền toái . Việc đầu tiên là phải cởi giày trước khi bước vào phòng. Aên xong phải mang giày lại. Bụng no cứng mà phải cuối xuống ép bụng để mang lại giày , ép bụng vào rất khó chịu. Đôi lúc có người đưa cho que xỏ dày nhưng chẳng ai thém lấy, tự mình khom xuống mang vào. Vào phòng ăn thì phải ngồi xếp bằng đau và tê hai chân. Có người lúc đầu ngồi đúng kiểu Nhật bản lắm, chân xếp gọn gàng, ngồi ngay thẳng nhưng lúc sau bụng hơi no thì hai chân duổi thẳng dưới bàn, mình dựa vào tường. Có người vì ngồi xếp bằng không được, bị tức bụng nên phải quỳ mà ăn. Aên mà phải qùy, phải đền tộiø mơiù ăn được trông thật tội nghiệp!
Aên xong chúng tôi nghỉ một chút rồi đi tắm nước suối ôn tuyền. Nước này là nước nóng từ lòng đất chảy ra và được dẩn vào đây để dân chúng tắm. Tắm nước suối ôn tuyền là lối tắm rất ưa thích ở Nhật. Tôi thấy cả gia đình cha mẹ con cái Nhật rủ nhau xuống tắm buổi chiều khi tôi mới tới hotel. Oâng bạn Nhật bản của tôi sống tại Mỹ cho biết mỗi lần về thăm Nhật ông đều vào hotel để tắm nước suối ôn tuyền.
Trong hotel chúng tôi ở hôm qua cũng có hồ tắm nước suối ôn tuyền, vài người trong đoàn đã đi tắm. Một vài bà tắm xong cho biết là thấy rất khoẻ, ngủ được, hết đau nhức mình mẩy, khớp xương . Tôi cũng muốn tắm thử một lần cho biết nhưng ngại, mắc cởù vì phải tắm trần truồng ở chỗ đông người. Nhưng tối nay tôi nhất quyết phải tắm cho bằng được . Đi Nhật mà không tắm nước suối ôn tuyền là một thiếu sót. Chính vì vậy sau khi ăn xong chúng tôi mặc áo kimono, khoát lên mình áo khoát , mang đôi dép da từ từ xuống thang máy mà vào phòng tắm.
Phòng tắm cuả đàn ông và đàn bà riêng rẽ, bên ngoài có bản ghi rỏ đàn ông , đàn bà và có vẽ hình nữa, khó có thể lộn được trừ khi cố ý. Tuy vậy anh hướng dẩn viên du lịch cho biết là có lần anh tắm chung với đàn bà mà không ai biết . Anh nói lúc đó anh tắm ở hồ tắm công cộng, rông lơnù. Anh chọn một góc hồ tối ngâm mình. Anh ngủ quên đến 1 giờ sáng người ta thay bản đàn ông thành bản đàn bà hồi nào mà anh không biết đến khi thức giấc thấy toàn là đàn bà ; anh lẳng lặng ra khỏi hồ về nhà.
Chúng tôi đến hồ tắm. Vợ tôi tắm bên đàn bà, tôi bên đàn ông. Mở cưả ra là căn phòng nhỏ để thay quần áo. Mội người có một cái rổ để tất cả quần áo và khăn tắm ở đây. Căn phòng không có ai , tôi liền cởi hết quần áo, lần đầu tiên làm nhộng ở hồ tắm công cộng bước đến shower để tắm sơ qua trước khi vào hồ.
Cái hồ tắm không to lắm bề ngang chừ 5 mét bề dài chừng 7 mét . Tối nay ít ngưới tắm. Nhìn chung quanh chỉ có 4 người với tôi là 5. Nước hồ cạn chỉ sâu đên ngang bụng nhưng nóng. Tôi có cảm tưởng là những bộ phận ngâm nước đang bị luột chín. Ở nhà tôi tắm nước ấm ấm chớ không tắm nước nóng được. Mới vào hồ được hừng một phút , nóng qúa chịu không nổi tôi nhảy ra khỏi hồ ngồi trên thềm hồ, ø lấy nước tát vào mình cho quen sự nóng này. Anh bạn bên cạnh nói nước như vậy là vừa không nóng lắnm đâu. Vài phút sau tôi vào hồ lần thứ hai cố gắng ngâm mình trong 5 phút , thấy nóng quá nên chấm dứt cuộc tắm . Tối hôm đó tôi chẳng thấy khoẻ hơn chút nào mà cảm thấy như bị luột chín. Một kinh nghiệm tắm suối ôn tuyền khó quên của tôi.
Trở về phòng khoảng 9 giờ tối. chúng tôi đem đồ nhậu và rượu mua hồi chiều ra đặt trên bàn nhỏ rồi lấy 4 cái gối ngồi để lên trên sàn. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu nói: Đồ ăn ngon. Chỗ ngồi ngon. Người ngồi ăn ngon . Aên mới ngon. Nhậu mà thiều bạn thì chán chết. Do đó chúng tôi mời vợ chồng người bạn cùng du lịch ở phòng bên cạnh qua nhậu cho vui. Vì có chị bạn qua với chúng tôi, để cho kín đáo trước mặt đàn bà tôi mặc thêm cái quần jean . Thấy tôi chị bạn liền trách "anh ăn mặc chẳng giống ai cả trên kimono, dưới quần jean" , Tôi chỉ cười nghĩ bụng nếu có thấy thì thấy phần trên thôi cũng không sao". Tất cả 4 người chúng tôi đều mặc kimono ngồi xếp bằng trên sàn nhà chung quanh cái bàn vuông nhậu sushi, sashimi, uông rượu Sake trong bầu khí yên lành của Phú Sĩ Sơn.

Câu chuyện của chúng tôi đêm đó không đi ra ngoài vấn đề giá sinh đắc đỏ của Nhật, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao cuà dân Nhậ, sự sạch sẻ của đường phốõ, và hoa anh đào. Dần dần chúng tôi đề cập đến cầu tiêu của Nhật với toilet seat chạy điện ấm và vòi nước rửa sau thực hiện xong cái khoái thứ tư trên đời. Chúng tôi chia tay lúc 11:30 khuya.
Sau 6 ngày trời đi thăm chùa chiền, thắng cảnh Nhật nhưng tôi chưa chụp được cái hình nào tôi vừa ý cả. Nằm trên sàn nhà, tôi quyết tâm sáng mai sẻ dậy sớm đi chụp hình Phú Sĩ Sơn vào lúc bình minh. Hy vọng sẽ có vài hình đẹp.
Sáng hôm sau 5 giờ sáng tôi đã dậy mặc quần áo, choàng vào người áo jacket và xách máy ảnh ra đi. Trời mờ mờ sáng, xe cộ và người bộ hành vắng bóng. Qua bên kia đường nhìn về phiá tay trái, Chóp núi Phú Sĩ Sơn hiện ra trong mắt tôi. Ngọn núi này không cao lắm, nó là núi lửa ngưng hoạt động từ lâu hơn 8,9 trăm năm. Chóp núi có tuyết trắng phủ ngay cả mùa hè núi cũng có tuyết. Nói đến nước Nhật là phải nói đến Phú Sĩ Sơn và hoa anh đào.
Chỗ tôi đang đứng, núi bị cây cối bên cạnh che khuất hơn phân nửa. Tôi đi tìm một địa diểm thật tốt để chụp ảnh núi. Men theo bờ hồ tôi hướng về phía tay phải và đi bộ gần 20 phút quanh bờ hồ cuối cùng tôi đến một địa điểm đối diện với núi phú sĩ . Cũng may chỗ này là cái bến dành cho thuyền cập bến và có chiếc thuyền đang neo tại đó. Lấy chiếc thuyền đang đậu làm tiền cảnh, mặyt hồ phẳng lặng phản chiếu hình Phú Sĩ Sơn làm trung cảnh và núi Phú Sĩ làm hậu cảnh.
Chóp núi đóng tuyết trắng nhưng khi mặt trời bắt đầu ló dạng ở chân trời, ánh sáng bình minh nhượm hồng cả Phú Sĩ Sơn . Mặt trời càng lên cao, ánh sáng càng sáng tỏ thì sự phản chiếu của Phú Sĩ Sơn trên mặt hồ càng rỏ rệt. Trong cái đẹp thiên nhiên cuả núi hồ, tôi mê man bấm máy ảnh, chẳng bao lâu tôi chụp hơn 100 tấm hình thì máy ngưng hoạt động. Tưởng là hết pin ,thay cục pin mới và chụp tiếp dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Chụp chừng 20 tấm nữa thì máy lại ngưng hoạt động. Tôi sực nhớ lại một bài báo đăng trong nguyệt san nhiếp ảnh cho biết là nều khí hậu bên ngoài qúa lạnh máy sẽ ngưng hoạt động. Quả thật trời rất lạnh, tay tôi lạnh cứng hồi nào không biết. Tôi gở máy ảnh ra khỏi chân chống, để máy ảnh vào trong áo jacket cho máy ấm trong vòng 10 phút rồi lấy ra chụp tiếp. Chụp được vài tấm ảnh máy lại ngưng hoạt động. Cảm thấy chụp hình cũng đủ, và sắp đến giờ giờ ăn sáng, tôi lấy chân chống và máy ảnh về lại hotel ăn điểm tâm để lên đường đi Đông Kinh.
Trong chuyến đi này, tuy tôi không chụp được những cảnh hoa anh đào nở rộ bên chùa hoặc bên lâu đài cổ, nhưng tôi đã hưởng một đêm tuyệt vời bên Phú Sĩ Sơn với cách ngủ Nhật, ăn đồ Nhật, uống rượu Sake, tắm nước suối ôn tuyền và ngắm vẻ đẹp của Phú Sĩ Sơn lúc bình minh. Tôi đã hưởng trọn vẹn đời sống Nhật trong một đêm ngắn ngủi ở bên hồ Kawaguchi dưới chân Phú Sĩ Sơn .


Nguyễn Quang Ban (4/05)
Hộp Thư Bạn Đọc:
Loạt bài đã phổ biến được đón nhận nồng nhiệt từ độc giả. Chúng tôi tiếp tục đem tâm tình ghi lại bằng lời và hình ảnh những nơi có dấu chân đi qua. Hoài bão của nhóm chủ trương mong đón nhận bài viết và hình ảnh của bạn đọc cho đề mục này thêm phong phú.
Bài viết có thể dưới nhiều dạng phông khác nhau như VNI, VPS, UNICODE, VIQR…. Và có đánh dấu tiếng Việt, bài viết cần đi đôi với hình ảnh, xin ghi rõ xuất xứ và tác giả. Chiều dài của bài từ 4-8 trang đánh máy, chứa đựng trong đĩa CD, DVD hay điện thư (e-mail). Đề mục này có tính cách văn nghệ, giải trí vô vụ lợi. Bài viết và hình ảnh vẫn thuộc quyền sở hưũ của tác giả, nhưng tài liệu đã gửi cho chúng tôi, sẽ không được hoàn trả. Mọi thông tin, bài vở, hình ảnh gửi về sẽ được hồi âm trên Hộp Thư Bạn Đọc mỗi tuần ở phần cuối bài này.
Địa chỉ gửi bài và hình ảnh trong CD, DVD:
Lê Minh - P.O. Box 2249 Westminster CA 92684 USA
Hay điện thừ về: Email - leminh9411@yahoo.com
Vì bài viết "Rươi - Miếng Ngon Hà Nội" của Vũ Bằng khá dài, nên chúng tôi tạm gác mục trả lời bạn đọc tuần trước. Trong số này xin được trả lời tất cả thư từ đã ứ đọng từ 2 tuần qua.
-- H Trương / L. Phạm: Tình cờ đọc bài phóng sự, ông có nói về Hà Nội cho biết 1 tô phở Hà Nội lên đến $100,000 đồng VN. Tết Ất dậu 2005, tôi có ăn tô phở gà Gia Truyền $10,000, ở Saigòn tô phở Hòa chỉ có $20,000. Qua bài phóng sự, dưới mắt ông cái gì cũng là xấu xa hết.
Đáp: Quả là có sự nhầm lẫn, cám ơn các ông đã góp ý, 1 tô phở ở Hà Nội hay Sàigon. từ $7,000 lên đến $20-30,000 VN, tùy theo bát phở có "người lái", "cao cấp", "siêu cao" hay không ". Nhân tiện xin đính chính lại mức lương tại VN. Nhân viên thường chỉ vào khoảng $30-40 Mỹ kim/tháng, nhân viên cao hơn mới được trên dưới $100 US/tháng. Ông có biết Chủ tịch nhà nước, báo chí VN mới loan báo chỉ nhận khoảng $2,000,000 VN/tháng. Trong khi đó một phó giám đốc công ty dầu khí quốc gia. Đi xe gắn máy 2 bánh, ở nhà chinh phủ cấp, đã bị bắt với hơn 50 triệu Mỹ Kim giấu tại ngân hàng Thụy sĩ ("). Thật đúng với câu "hy sinh đời bố, để củng cố đời con".
Thật sự tôi chỉ mới trình bày một phần rất nhỏ vấn đề tham nhũng tại VN mà ông có thểâ đọc được ngay trên báo chí có "định hướng" ở VN. Mời ông vào trang nhà www.vietnamreview.com (đặt tại Hà Nội") đã xin phép tái đăng trên mạng lưới của họ, mặc dù tôi chưa kịp trả lời. Đúng nghĩa với thành ngữ "Tự nhiên như người Hà Nội".
-- H. Nguyễn (Toronto, Canada): Mấy bức hình ảnh chụp ở Hà Nội thật tuyệt vời. Bài viết lại rất sống động, tài hoa. Xin đường đột hỏi anh Minh, có phải anh là Lê Ngọc Minh thời kỳ 1963-66 phục vụ tại ở Cục Công Binh...

Đáp: Xin cám ơn về lời khen. Nhưng của Cezar phải trả lại Cezar, trong bài "Hà Nội Nhìn Lại", có nhiều nhiếp ảnh gia góp hình, không biết anh khen về bức hình nào, tên tác giả có ghi trong phần cuối bài. Trong tương lai gần anh và bạn đọc sẽ được xem lại các hình ảnh khổ lớn trên trang nhà của chúng tôi đang trong thời gian hoàn tất. Những tác giả có hình ảnh trong "Quan Họ Bắc Ninh", "Hà Nội Nhìn Lại", xứng đáng được nhận lời khen của bạn đọc. Năm 63-66, tôi còn mài đũng quần tại trường Chu Văn An, Sàigon. Trong giới ảnh VN, có một Lê Ngọc Minh, ông thuộc hàng sư phụ. Không biết anh muốn đề cập đến vị này"ï
-- BaoNh. Trần: Rất muốn được biết thêm về kỹ thuật và mỹ thuật của chụp hình, xin hỏi có thể giúp được không"
Đáp: Muốn giúp anh, nhưng không có hoàn cảnh, và học hàm thụ khó đạt kết quả mong muốn. Tuy nhiên xin mách anh. Không biết anh ở Mỹ hay đâu. Nếu ở Mỹ, nơi có đông Việt nam, nhiều nhóm nhiếp ảnh Việt thường mở các lớp dậy miễn phí. Bạn cũng có thể ghi danh học tại các đại học cộng đồng, học phí rất văn nghệ.
Cách thứ hai, bạn có thể mua sách viết bằng tiếng Mỹ của nhiều tác giả bán trong các tiệm sách. Đừng mua sách quá nhiều lý thuyết khiến bạn tẩu hỏa nhập ma. Tìm cuốn sách chỉ dẫn về xử dụng máy ảnh bằng Digital, từng bước một, có hình ảnh dẫn giải dễ hiểu. Bạn muốn có cuốn sách hướng dẫn cách sử dụng và chụp hình nghệ thuật bằng tiếng Việt, xin vào trang nhà www.pscvn.com, gửi email cho họ, xin hay mua một bộ gồm 3 tập sách ngắn gọn, hướng dẫn bạn cách xử dụng máy ảnh digital viết bằng tiếng Việt. Hiện nay hội ảnh PSC, sáng lập bởi Nhiếp ảnh gia quốc tế VyVy Trần tại quận Cam, vừa mới mở lớp nhiếp ảnh cấp 2. Bạn muốn học, xin liên lạc ngay với họ qua trang nhà nêu trên.
Sau cùng, gửi cho chúng tôi một vài hình mẫu không hài lòng, anh em nhiếp ảnh chuyên nghiệp trong nhóm sẽ góp ý với bạn về khuyết điểm của hình. Từ đó bạn có cơ hội rút kinh nghiệm của chính mình. Nếu gửi ảnh, nhớ cho biết về khẩu độ (F), vận tốc (T) và ánh sáng khi chụp nhé.
-- K. Nguyễân(New Orleans): Sách hướng dẫn "digital camera" bằng tiếp Việt mua ở đâu"
Đáp: có rất nhiều sách hướng dẫn nhiếp ảnh bằng tiếnh Mỹ trong tiệm sách, trên internet. Muốn có sách viết bằng tiếng Việt, xin đọc lại câu trả lời phía trên.
-- Kh. Nguyễn (VN"):Bài của ông kèm theo hình rất hay và đẹp. Chúng tôi xin phép ông được đăng các bài của ông lên website www.Vietnamreview.com.
Đáp: Chưa kịp trả lời ông, bài và hình của tôi đã lên trang nhà ông rồi. Liệu tôi có sự chọn lựa nào khác ". Nếu quí ông có xử dụng, xin đăng nguyên bản với tên và hình ảnh của tác giả và miễn cắt sén hay phụ đề. Tôi tạm hoãn bài Hà Nội 36 phố phường, để đủ thì giờ sửa soạn chu đáo, bài viết trọng lượng.
-- L. Nguyễn (Anaheim, CA): chú đã nhận được hình mẫu của cháu chưa" Bao giờ chú đi chụp hình"
Đáp: Cháu chụp hình "manger foto" lắm. Dưới 18 phải có giấp phép của bố mẹ mới được làm người mẫu của nhóm chú. Mùa này com hơi sớm để đi chụp hình. Đợi vào hè, hay trời mùa Thu, mới có nhiều chỗ để đi săn ảnh. Sẽ liên lạc với cháu sau.
-- J. Trần (Paris): Đi Việt Nam chụp hình, các ông thường đi nơi nào, vào tháng nào ".
Đáp: Mùa nào cũng có cảnh, người để chụp. Tuy nhiên về VN nên đi vào dịp Tết, xuống miền Nam chụp những thuyền hoa từ các con lạch đưa lên tỉnh bán, nằm đêm trong rừng chàm cho muỗi đốt, chờ sáng để chụp Sếu đầu đỏ ở Đồng Tháp Mười. Tại Phan Rang, cái nôi nghệ thuật của nhiếp ảnh VN, chụp dân tộc Chàm, làng nghề, đồi cát Phan Rang (Mũi né hỏng, bị du khách dẫm nát)… không đâu bằng. Tại miền Bắc sau Tết, nên đi Hà Nội, các vùng phụ cận có nhiều sinh hoạt truyền thống dân gian. Vào mùa thu Hà Nội, đi săn hình các ruộng bậc thang trong mùa gặt của dân tộc thiểu số, sinh hoạt mùa gặt, đồi núi miền thượng du Bắc Việt. Con người Thượng du Bắc Việt , các cụ già cà răng căng tai, chân đeo kiềng đồng vùng Tây nguyên tuyệt đẹp, mê mẩn hồn người săn ảnh . Trước khi bạn đi vài tháng, liên lạc lại với chúng tôi sẽ hướng dẫn tường tận.
-- M.T. Trần (Quebec, Canada): Ông đã nhận bài viết về Quebec của tôi chưa" Bao giờ thì cho đăng.
Đáp: Đã nhận được, rất tiếc bài dài, gặp trở ngại kỹ thuật vì không có dấu tiếng Việt và cũng không có hình đính kèm. Xin ông đánh dấu tiếng Việt và kèm theo hình mới đủ tiêu chuẩn để cân nhắc bài được chọn đăng hay không. Tôi đã ghé qua L'Ile d'Orleans vùng ngoại ô Quebec vài lần, thích nhất được nghe tiếng gà gáy ban mai, cảnh sinh hoạt đồng quê, mùa gặt vào đầu Thu. Sao thanh bình thế. Năm nay, tôi định trở lại vùng này. Mong tin .

-- Nhắn tin:
Anh T.T. Huỳnh (Hoa Thịnh Đốn): bạn đọc và chúng tôi đang chờ bài viết và hình ảnh của anh về Lễ hội hoa Anh Đào vừa diễn ra tuần trước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.