Hôm nay,  

VN Đi Với Ấn Là Đúng

10/09/201600:00:00(Xem: 3641)

Tin Reuters của Anh ngày 03/09/2016, tại Hà nội, Việt Nam và Ấn Độ, hai Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Narendra Modi chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương quốc phòng. Ấn Độ cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam. Hợp tác này được ký kết long trọng trong bối cảnh TC phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông.

VNCS từ lâu đã bị TC xâm lấn gần 90% Biển Đông, và gần hết hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Còn Biển Đông là con đường hàng hải quốc tế thiết yếu cho Ấn độ, khoảng 50% hàng hoá giao thương của Ấn Độ với các nước được vận chuyển ngang qua Biển Đông. Nên Thủ Tướng Ấn Modi xác nhận việc thắt chặt quan hệ giữa New Delhi và Hà Nội sẽ góp phần tăng cường «ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực».

Đây không phải là lần đầu hai thủ tướng Việt, Ấn ngoại giao con thoi với nhau, mà Chủ Tịch Nước VNCS, Tổng Thống Ấn độ kể cả Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng cũng có công du giữa hai nước. Và cũng không phải lần đầu Ấn cấp cho VN tín dụng để trang bị và hiện đại hoá quốc phòng. Ấn Độ năm 2014 đã thông báo cấp cho Việt Nam 100 triệu đô la tín dụng giúp cho VN mua tàu tuần tra, mua hoả tiễn Brahmos của Ấn để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển.

Ấn độ là nước “hướng đông” từng ký kết thăm dò dầu khí trên thềm lục địa VN. TC phản đối nhưng Ấn độ bất chấp cứ tiến hành.

Đây cũng không phải lần đầu TC chỉ trích Ấn Độ hợp tác quốc phòng với Việt Nam sau cuộc họp Ấn Việt ở Hà nội nói trên.

Ấn độ và TC có tiền cừu hậu hận. Trong thời Chiến tranh Lạnh TC đụng chạm Ấn ở biên giới, thường và nhiều đến nỗi báo chí gọi là chiến tranh biên giới. Còn VN là nước bị TC lấn chiếm biển đảo nhiều nhứt ở Á châu Thái bình dương. Cả hai đều bị TC đe doạ và xâm lấn. Cùng mối lo, người ta đoàn kết nhau là thường tình thế sự.

Mối lo của Ấn đối với Anh Khổng Lồ TC trong thời hậu Chiến Tranh Lạnh còn lớn hơn vì TC tìm cách khống chế Ấn độ dương qua Con Đường Tơ Lụa Trên Biển, giấc mơ lớn của Chủ Tịch TC Tập cận Bình.

Gần đây Mỹ và các nước Á châu Thái bình dương quá bận bịu với hành động của TC lấp biển, bồi đảo, xây dựng nhiều căn cứ, công sự hải lục không quân, giành lấy Biển Đông của VN. It ai ngờ TC âm thầm bành trướng sang Ấn độ dương, bày binh bố trận gần như sắp làm chủ được Ấn độ dương rồi. Nhơn cuộc tập trận của Pháp và Ấn độ ngoài khơi Ấn Độ Dương, hai nước nầy nhận thấy Ấn Độ Dương hầu như đã trở thành biển của Trung Cộng rồi, xét trên phương diện tương quan lực lượng và sự hiện diện của hải quân TC.

Hải Quân TC vượt trội so với Ấn độ. Ngày 02/05/2015, Hải quân Pháp và Ấn Độ đã kết thúc năm ngày tập trận trên Ấn Độ Dương, trong bối cảnh Trung Quốc và Ấn Độ đều đang tăng cường sức mạnh Hải quân. Đặc phái viên báo Le Figaro đã theo chân chiến hạm chống tàu lặn Jean-De-Vienne và hàng không mẫu hạm Charles-De-Gaulle của Pháp trong cuộc tập trận gần như thường niên của hai nước kể từ năm 2001, do hiệp định đối tác chiến lược Pháp-Ấn được ký kết năm 1998. Báo Figaro cho biết cuộc tập trận thứ 14 này, cấp chỉ huy hai bên Pháp Ấn nhận thấy Ấn độ dương cách đây 20 năm, chỉ có các hạm đội Tây phương qua lại nơi đây. Ngày nay tất cả các nước châu Á, và nhất là Trung Quốc, đều đưa tàu đến vùng biển này. Ấn độ và TC bây giờ đều coi Ấn Độ dương là một «xa lộ» không thể không đi qua: 90% lượng hàng xuất nhập cảng của Trung Quốc đi qua con đường hàng hải này.

TC đã biến Ấn Độ Dương trở thành biển của người Trung Quốc. Khác với Biển Á châu Thái bình dương, TC chỉ tung tàu dân sự và bán quân sự, như tàu cảnh sát biển, tàu hải giám, và tàu dân sự trá hình có võ trang bí mật tràn ngập vùng biển từ đông bắc xuống đông nam Á châu Thái bình dương. Ở Ấn độ dương, TC đã tăng cường, hiện đại hoá và tung lực lượng hải quân chánh qui ra giành thế hải thượng trên Ấn độ dương.

Theo tài liệu của Đại học Hàng hải Mỹ từ năm 2008 đến nay, TC đã điều 10.000 quân trên 37 chiến hạm hoạt động trên Ấn độ dương. Để tiếp liệu cho lực lượng hải quân này, TC dàn xếp với các nước ven bờ, xây dựng các hải cảng, căn cứ quân sự xung quanh Ấn Độ Dương. Tiêu biểu như tại Gwadar, phía đông duyên hải Pakistan và tại Djibouti ở phía tây và nhiều nơi từ Phi Châu sang Nam Mỹ châu. Đó là chiến lược mà TC gọi là xâu chuỗi ngọc.

Theo tài liệu của ONI, cơ quan tình báo Hải quân Mỹ, cho biết hồi đầu năm 2015, trong năm 2014, TC đã cho xuất xưởng 60 chiến hạm – có chiếc vừa hạ thủy, có chiếc đã đi vào hoạt động – và trong năm 2013 con số cũng tương tự. ONI ước lượng tốc độ này sẽ còn tiếp tục trong năm 2015.

Bên cạnh những tàu chiến, tàu hàng của TC qua lại dậy sóng trên mặt biển Ấn độ dương, tình báo Hải Quân Mỹ còn ghi nhận TC tung nhiều tàu lặn đi qua Ấn Độ Dương, áp sát khu vực vùng Vịnh, vốn gồm nhiều đồng minh của Mỹ. TC từng dùng hải trình này để đi tham gia tập trận 5 ngày với hải quân Iran. Trong số các tàu lặn này, có chiếc Changzheng 2, một tàu lặn nguyên tử lớp Hán, Type 091 hơn một lần tới Sri Lanka và vùng Vịnh.

Viện hải quân Mỹ ghi nhận hải quân Trung Quốc sở hữu 77 tàu tấn công mặt nước, hơn 60 tàu lặn, 55 tàu đổ bộ và khoảng 85 tàu nhỏ trang bị hoả tiễn. Trong số tàu lặn này có thứ chạy bằng nhiên liệu thông thường đã lạc hậu, có thứ chạy bằng nguyên tử lực có trang bị hoả tiễn đối hạm. Trong số này, uy lực nhất là 3 chiếc tàu ngầm Type 094, có khả năng mang theo hoả tiễn đạn đạo JL-2 thế hệ hai có tầm bắn 8000 km.

Từ những căn cứ hải lục không quân của TC mới xây lắp trên chuỗi bãi đá và đảo ở Trường sa của VN, TC có thể phóng tới các thành phố lớn như San Francisco và Los Angeles của Mỹ.

Việc tung nhiều chiến hạm và tàu lặn sang Ấn độ dương là chiến lược của TQ. Mục tiêu dài hạn là muốn chứng tỏ TQ là một siêu cường hải quân thế giới, chuẩn bị Con Đường Tơ Lụa Trên Biển mà Chủ Tịch Tập cận Bình đã tuyên bố, thực hiện giấc mộng Trung Hoa thời CS. Mục tiêu ngắn tầm là bảo đảm an ninh lộ trình cho con đường hàng hải nhập cảng nguyên, nhiên liệu và xuất cảng hàng hoá. Mục tiêu trước mắt là giải toả áp lực của Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, lôi kéo Ấn vào liên minh chống TC.

Tuy hải lực TC chưa hùng hậu lắm nhưng binh đoàn tàu lặn của TC là mối lo đáng ngại của Hải quân Ấn Độ. Một sĩ quan Pháp giải thích: «Tàu ngầm là một loại vũ khí bí mật và cụ thể, đáng ngại nhất đối với Hải quân. Nếu một ngư lôi lao vào ngay giữa vỏ tàu, nó sẽ cắt đôi và đánh đắm chiến hạm trong vài phút». Trong khi Trung Quốc sở hữu đến 68 tiềm thủy đĩnh, trong đó có 9 tàu lặn nguyên tử, nổi tiếng trong các hoạt động bí mật. Còn Ấn Độ chỉ có một đội tàu ngầm gồm 14 chiếc đã cũ, trong đó có một tàu nguyên tử lực.

Nên Ấn cố gắng liên minh với Mỹ và VN để giữ vững tự do hàng hải, lãnh hải của mình. VN là nước có quân đội khá hùng mạnh và có kinh nghiệm chiến đấu chống TC ở Đông Nam Á, có mối lo bị TC xâm lấn biển đảo như Ấn. Hai nước hợp tác quốc phòng là đúng./.(Vi Anh)

Ý kiến bạn đọc
15/09/201618:44:05
Khách
tong thong cua dang nao bi nem giay vao mat day nhi ?????? nhuc ma con co cai
11/09/201616:08:55
Khách
Cảm ơn bác Vì Anh với bài bình luận này !!
.... Thế mới biết rõ được 8 năm cầm quyền của TT Obama - Đảng Dân Chủ.
Nếu Đảng dân chủ cầm quyền tiếp nữa, thì chỉ 3 năm sau --- Uncle Sam và Liberty tattoo (Chú Sam và tượng nữ thần tự do ) sẽ phải thay đổi. Thay vì đứng cầm đuốc và thâu thuế thì sẽ đổi lại là "Qùi Gối vái lạy chú ba tàu, và nộp thuế cho chúng ".....Nhục ơi là nhục.
Chỉ mong chuyện đừng xảy ra như thế.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.