Hôm nay,  

Trường Sa: Sa Trường Ở Biển Đông?

20/08/201600:00:00(Xem: 4764)
Trường sa là quần đảo của VN ở Biển Đông đang bị TC xâm lấn quân sự hoá, làm phi trường, xây căn cứ quân sự, làm tiền đồn kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch của thế giới. Mỹ phản đối, thường tuần tra quanh đảo này. VNCS phản đối, khẳng định Trường sa là của VN. Vấn đề đặt ra là liệu quần đảo Trường sa có thể trở thành sa trường tức là nơi xảy ra chiến trận ở Biển Đông không?

Tin mới đây của Đài RFI của Pháp ngày 16/8 theo tờ báo Hồng Kông, TC đã quyết tâm xây dựng căn cứ trên bãi Scarborough, Shoal, của Phi, nhưng có thể chiếm lấy trong khoảng thời gian từ ngày 06/09 cho đến ngày 08/11, là ngày bầu cử tổng thống tại Mỹ.

Và báo Pháp Le Figaro ngày 12/08/2016 có bài phỏng vấn mang tựa «Ở Biển Đông, một cuộc chiến tranh toàn diện có thể nổ ra», giáo sư về chiến lược Renaud Girard (Học Viện Chính Trị Paris) không ngần ngại cho rằng chính chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc, một nước không coi luật lệ quốc tế ra gì, có thể gây nên một cuộc «chiến tranh toàn diện với cường độ cao».

Còn Đài RFI của Pháp ngày 10-08-2016, khai thác tin của Reuters, thông tấn xã Anh dựa theo một nguồn tin phương Tây tiết lộ, cho biết Quân đội Nhân dân VNCS “đã kín đáo tăng cường võ trang bổ sung một số đảo ở vùng quần đảo Trường Sa bằng các giàn pháo di động mới, có khả năng tấn công các phi đạo và cơ sở của Trung Quốc trên toàn khu vực.”

Tin nói rõ, Quân đội đã vận chuyển các giàn pháo đất liền ra bố trí trên năm cơ sở ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây. Theo ba nguồn tin khác nhau nhưng tiết lộ một sự kiện: “Các bệ phóng đã được giấu kín để tránh bị phát hiện từ trên không, chưa được gắn rocket, nhưng có thể được trang bị đạn pháo trong vòng hai hoặc ba ngày.”

“Bộ Ngoại Giao VNCS đã bác bỏ thông tin nói trên, cho đấy là "không chính xác", nhưng không nói gì thêm.” Còn Bộ Quốc Phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng QP hồi tháng 6 có nói với Reuters tại Singapore, VN không có bệ phóng hỏa tiễn hay vũ khí như vậy tại Trường Sa, nhưng cho rằng Việt Nam có quyền bố trí vũ khí trên các đảo. Ông khẳng khái nói "Quyền tự vệ chính đáng của chúng tôi cho phép chúng tôi đưa bất kỳ vũ khí nào, vào bất kỳ lúc nào đến trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi".

Thông tấn xã Reuters nhận định, VN làm thế để đối phó với việc Trung Quốc quân sự hóa bảy hòn đảo, làm phi đạo, đài radar và căn cứ quân sự tạo thành mối đe dọa tuyến phòng thủ các đảo ngoài Biển Đông và cả miền Nam Việt Nam nữa. Các nhà chiến lược trong vùng Á châu cho rằng “điều pháo ra Trường Sa là động thái phòng thủ quan trọng nhất mà Việt Nam đã thực hiện tại Biển Đông từ nhiều thập kỷ nay.”

RFI còn có thêm một tin phân tích “Vũ khí Việt Nam ở Trường Sa nguy hại cho Trung Quốc hơn tàu Mỹ” loan tải ngày 10-08-2016, qua cuộc phỏng vấn Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học Viện Quốc Phòng Úc. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), VN đã mua và Do Thái đã giao cho Việt Nam 20 hoả tiễn đối đất EXTRA, vào tháng 02/2016. Giáo sư cho rằng “hệ thống vũ khí mới này của Việt Nam là một mối đe dọa tiềm tàng lớn cho các sân bay và cơ sở quân sự mà Trung Quốc cho xây dựng trên các đảo nhân tạo họ vừa bồi đắp tại Trường Sa. Nguy cơ đối với Trung Quốc từ vũ khí của Việt Nam còn lớn hơn cả mối đe dọa đến từ tàu Mỹ… Lý do là pháo Việt Nam là một mối đe dọa thường trực, trong lúc các chuyến tuần tra của Hải Quân Mỹ chỉ thoáng qua mà thôi.”

Hoả tiễn EXTRA là tên tắt của Extended Range Artillery (pháo với tầm bắn mở rộng), và có thể dùng trong các cuộc tấn công chuẩn xác nhắm vào tàu chiến hay các cơ sở trên đất liền trong một bán kính từ 20 đến 150 km. Độ chính xác cao, xác suất không quá 10 m. EXTRA “có thể mang một đầu đạn thuốc nổ cực mạnh, hay nhiều quả bom nhỏ. Đầu đạn thuốc nổ có thể gây tổn hại cho một tàu chiến, hoặc tạo nên một hố lớn trên một đường băng, còn bom nhỏ có thể gây thương vong hàng loạt trong một khu vực nhất định, phá hủy máy bay nằm đưới đất, các trung tâm chỉ huy và thông tin liên lạc, và các cơ sở hậu cần và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

Dĩ nhiên phản ứng của TQ là chống đối, de doạ VN, nói đó là một sai lầm ghê gớm khi đưa hoả tiễn ra Trường Sa. Chính tờ Nhân Dân Nhựt báo, tiếng nói chánh thức của Đảng Nhà nước TC trực tiếp tố cáo VN về việc này. Trong một tuyên bố được gởi bằng fax cho hãng tin Anh, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã nhắc lại rằng Bắc Kinh có «chủ quyền không thể tranh cãi» trên quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận. «Trung Quốc kiên quyết phản đối việc quốc gia có liên can (ám chỉ Việt Nam) chiếm đóng trái phép một phần quần đảo Trường Sa, cho triển khai quân đội và xây dựng trên những đảo, đá, bị chiếm đóng trái phép đó những cơ sở phi pháp.»

Tin VOA ngày 11/8, Bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết, Hoa Kỳ “đã nắm được các tin tức về việc Việt Nam đã triển khai các hệ thống tên lửa tầm ngắn trên một số tiền đồn ở Trường Sa”… “trả lời VOA Việt Ngữ, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cũng kêu gọi “tất cả các bên tuyên bố chủ quyền ở biển Đông tránh các hành động gây căng thẳng, tiến hành các bước đi thiết thực nhằm xây dựng lòng tin và gia tăng nỗ lực nhằm tìm ra các giải pháp hòa bình, ngoại giao để [giải quyết] các tranh chấp”.

Trong khi đó Mỹ tăng cường quân lực cho Á châu Thái bình dương mà điểm nóng là Biển Đông. Ngày 6/8 Mỹ điều máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-1 và 300 phi công, nhân viên kỹ thuật tới Guam. Ngày 10/08/2016, Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ điều thêm 3 máy bay ném bom tàng hình B-2, tới đảo Guam. B2 là máy bay có thể bỏ bom thường và bom nguyên tử, tầm hoạt động xa 19.000 km không cần tiếp nhiên liệu. Các nhà chiến lược trong vùng có một nhận định chung là tăng cường chiến lược, chiến thuật đối phó với việc Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trong khu vực.

Nhắc tới Mỹ mà không nhắc TC là thiếu. Ngày 6 tháng 8, TC cho một số máy bay ném bom H-6 và chiến đấu cơ Su-30 “tuần tiễu tác chiến”, huấn luyện tiếp nhiên liệu quanh quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Kể ra máy bay trinh sát và vệ tinh của TC dở. Nào máy bay dân sự, máy bay quân sự, vệ tinh bay qua Trường sa mà TC không phát giác được VNCS đưa hoả tiễn EXTRA lợi hại ra Trường sa cả mấy tháng nay, như tin Reuters của Anh ngày 10/08/2016 đã tiết lộ, đã nói ở trên.

Trước tình hình VNCS đưa hoả tiễn ra Trường sa và Mỹ điều Hạm Đội 3 để tăng cường hải lực, phối hợp với Hạm đội 7 cho Á châu Thái bình dương. Và Mỹ còn tăng cường không lực tung phi cơ chiến lược tàng hình tân tiến nhứt, là hai chủ lực nếu có xảy ra xung đột võ trang ngoài biển, liệu TC sẽ tấn công VN hay Mỹ không?

Một số chiến lược gia nhận định trên thông tấn xã Reuters, tiêu biểu như “Một nhà ngoại giao Tây phương tại Bắc Kinh cho biết là Tập Cận Bình ý thức được cái giá phải trả nếu đụng trận với Mỹ. Ban lãnh đạo Bắc Kinh cũng đã «co chân» vì rất ngại phản ứng quốc tế. Quân đội cũng nhìn nhận sẽ bị công nghệ quân sự của Hoa Kỳ đè bẹp và nếu xung đột xảy ra nạn nhân đầu tiên là người dân Hoa lục chứ không phải Mỹ. Xu hướng này dường như có thế mạnh hiện nay vì bài học 1979 còn in đậm: tuy nói là dạy cho Việt Nam một bài học nhưng người dân không ai tin vào bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc về hiệu năng của quân đội Trung Quốc”./. (Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.