Hôm nay,  

TC: Nhà Nước Luật Rừng

19/08/201600:00:00(Xem: 4729)

Tựa bài này rút gọn một bài điểm báo trên Đài RFI của Pháp ngày 13 tháng 8 năm 2016, khi phân tích bài xã luận của tuần báo Le Point của Pháp. Bài xã luận của Le Point chỉ mặt đặt tên “Trung Quốc đang trở thành một nhà nước luật rừng”. Đó là kiểu nói theo văn phong Pháp thích ẩn dụ. Chớ nói theo Mỹ thẳng vào sự kiện, có lẽ sẽ gọi TQ là một rogue nation, chế độ côn đồ. Còn nói theo VN với ảnh hưởng hai nền văn học franco latin và anglo saxon, có lẽ nói TC là một chế độ luật rừng, có cả một rừng luật và thường áp dụng luật rừng, như đồng bào VN trong nước nói Đảng Nhà Nước CSVN.

Một tấm hình bằng một nghìn chữ, báo Le Point minh hoạ bài viết với tấm hình nhân viên an ninh TC lập hàng rào chặn báo chí tiếp cận cuộc hội đàm giữa cố vấn an ninh Mỹ Susan Rice và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, 25/07/2016.

Bài xã luận của Le Point tuần thứ hai tháng 8/2016, được RFI điểm báo và nhận định về TQ như sau. Le Point coi «Trung Quốc, phường thảo khấu» và lấy mệnh đề này làm tựa đề bài xã luận. Và câu chủ đề thesis sentence, đại ý, ý chánh của bài xã luận phê TQ là «Siêu cường kinh tế giờ đây chỉ còn tuân theo các quy tắc của riêng mình. Đến mức sẵn sàng chống lại phần còn lại của thế giới».

Le Point minh chứng, liệt kê ra những thông tin, nghị luận chỉ “cho thấy chế độ Trung Quốc hiện hành dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đang ngày càng trở nên thù địch với thể chế pháp quyền. Cụ thể là tấn công vào giới bảo vệ nhân quyền, vào giới doanh nghiệp, vào nền tự trị của đặc khu Hồng Kông… Gần đây nhất, về mặt quốc tế, Trung Quốc đã «phản ứng một cách hung hăng» chống lại phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông của Philippines (ngày 12/07), với đe dọa đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không và tuyên bố tập trận với Nga vào tháng tới tại Biển Đông.”

Le Point chỉ rõ về mặt đối nội, «thái độ hung hăng của Bắc Kinh tương ứng với tình trạng suy yếu của đảng Cộng Sản trong bối cảnh kinh tế chững lại, bất bình đẳng xã hội gia tăng, chất lượng cuộc sống và môi trường suy giảm». «Trong lĩnh vực kinh tế, chủ trương của Bắc Kinh là cố sức dành riêng thị trường nội địa Trung Quốc cho các doanh nghiệp địa phương, bằng cách ngăn cản các đối thủ nước ngoài. Chính quyền Trung Quốc đồng thời lợi dụng cuộc khủng hoảng tài chính của phương Tây để giành được nhiều cổ phần béo bở». Còn trên trường quốc tế, «Trung Quốc liên tiếp mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn thế giới, từ dự án Con đường Tơ lụa đến triển khai hải quân ở các vùng biển xa», cũng như phát triển một lực lượng «chiến tranh mạng» hùng hậu trong quân đội nước này.

Le Point phê bình chính phủ Pháp đã phản ứng «vô trách nhiệm» khi bỏ rơi sân bay Toulouse, trụ sở Airbus và nhiều cơ sở nghiên cứu của Airbus vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc, trong khi Hoa Kỳ có thái độ «từ chối một cách hệ thống việc nhượng các cơ sở hạ tầng quan trọng cho Trung Quốc». Và Anh Quốc mới đây đã xét lại hợp đồng đầu tư 21,3 tỷ đô la của Trung Quốc vào một dự án điện hạt nhân của nước mình. Liên Hiệp Châu Âu cũng phải «thức tỉnh» để quyết định không công nhận kinh tế Trung Quốc đủ tiêu chuẩn «quy chế thị trường», trong bối cảnh công nghiệp thép hay pin mặt trời của châu Âu bị hàng trợ giá của Trung Quốc đè bẹp.


Le Point dự đoán: «Trung Quốc vẫn tiếp tục là quốc gia xuất khẩu số một thế giới… nhưng trong thời gian tới, quốc gia này sẽ không phải là một nhà nước pháp quyền, cũng không phải một nền kinh tế thị trường». Bởi tại Trung Quốc, một «hợp đồng» không phải là điều «ràng buộc các bên cam kết». Những nguyên tắc tối cao mà Bắc Kinh tôn trọng là «các lợi ích của đế chế Trung Hoa và của đảng Cộng Sản». Các lợi ích của chế độ phải được coi là tối cao, bất chấp việc kinh tế Trung Quốc bị ngăn cản trên con đường «chuyển hướng sang một nền kinh tế dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cao, với nhiều cách tân».

Tờ báo kết luận, Trung Quốc đã chọn «một chính sách chỉ dựa vào sức mạnh. Bắc Kinh sẽ cứng rắn với những quốc gia nào có ý định chống lại, đứng đầu là Mỹ, và không thương tiếc với những nước yếu hơn, đứng đầu trong số đó có Pháp và châu Âu».

Đại đa số cộng đồng thế giới nhận thấy Trung Quốc “giờ đây chỉ còn tuân theo các quy tắc của riêng mình” và “sẵn sàng chống lại phần còn lại của thế giới". Tại điểm nóng Biển Đông, Chủ tịch Tập Cận Bình đang ngày càng trở nên thù địch với thể chế pháp quyền. Ông chống đối một cách hung hăng phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye, còn hăm doạ sẽ đơn phương thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) và tuyên bố tập trận với Nga vào tháng tới trên Biển Đông.

Theo Le Point, “chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh… đã kích động một cuộc chạy đua vũ trang tại Châu Á”. Một loạt các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đang gia tăng đầu tư cho quân sự để đối phó với Trung Quốc. Australia tăng cường sức mạnh hải quân, trong khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam.

TC cũng chuyên thao túng các hội nghị quốc tế. Thí dụ TC mua chuộc Miên lạm dụng nguyên tắc đồng thuận của ASEAN để chống Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 tại Phnom Penh đã kết thúc mà không ra được tuyên bố chung lần đầu tiên. Lần sau tuyên bố chung không nói được phán quyết của Toà Trọng tài bác bỏ bản đồ hình lưỡi bò của TC trong hội nghị ngoại trưởng năm 2016 họp tại Lào.

Còn trước hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ họp ở TQ, TC đe doạ Ấn độ nếu Ấn độ nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G20, Trung Quốc sẽ "trả thù" Ấn Độ trong hội nghị thượng đỉnh BRICS. Ngược lại, nếu Ấn Độ tránh đề cập đến vấn đề Biển Đông tại hội nghị G20 thì Trung Quốc sẽ hỗ trợ Ấn Độ trong việc gia nhập nhóm các quốc gia cung ứng nhiên liệu hạt nhân NSG.

Phần trên là nói về ngoại giao theo luật rừng của TC. Còn nội trị TC còn áp dụng luật rừng hơn nữa. Như hình sự hoá các tội chánh trị. Vi phạm nhân quyền và dân quyền của ngươi dân. Áp dụng thể thức “đảng cử dân bầu,” như trong chế độ CSVN vậy./.(Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.