Hôm nay,  

Mùa Giáng Sinh, Nghĩ Một Chút Về Hạnh Phúc

25/12/200400:00:00(Xem: 4930)
Với những tâm hồn đơn giản, bình dị thì hạnh phúc có lẽ là những niềm vui nho nhỏ nhưng chan hòa trong cuộc sống gia đình, như vợ chồng hòa thuận yêu thương nhau, tài chánh sung mãn, con cái học hành ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ. Ngoài ra, cũng có thể kể thêm về những liên hệ họ hàng hoặc bạn bè dịu dàng, thân thiết, khi nào cần có nhau thì hiện diện đầy đủ. Thêm chút nữa, là một danh thơm về một công việc nào đó. Thế là đủ cho một niềm gọi là hạnh phúc trần gian. Những thanh niên, thiếu nữ đang thuộc tuổi yêu đương, được ngồi gần người mình yêu, được tỏ lộ nỗi niềm yêu đương tha thiết của mình và được đáp nhận, sẽ thấy hạnh phúc mênh mông trên từng chiếc lá, từng nụ hoa, từng cánh chim sâu ríu rít, hay từng câu nhạc ái tình. Đôi khi, họ cảm thấy hạnh phúc chan hòa trong mỗi hơi thở, mỗi nhịp tim đập bàng hoàng khi đối diện người yêu, hay khi lên điện thư trò chuyện nhiều giờ đồng hồ liên tục.
Trong khi đó, hạnh phúc lại mang ý nghĩa khác với hàng triệu, tỷ người trên thế giới. Hạnh phúc lại thay đổi theo thời gian vàtheo hoàn cảnh. Cùng một sự kiện, nhưng với người này là hạnh phúc, với người khác lại là nỗi đau khôn cùng. Có người chỉ cảm thấy hạnh phúc khi được đếm tiền thu vào mỗi ngày, và khó chịu khi phải chi cho em cháu nghèo khổ vài chục bạc tiêu Tết ở quê nhà. Có người bực bội với chiếc xe khổ, ngôi nhà cũ, trong khi người khác lại mơ chỉ cần ngồi trong phòng bếp của ngôi nhà đó, lái chiếc xe đó đi làm là hạnh phúc triền miên. Một số người chán nản quăng nồi đồ ăn đi vì ăn nhiều quá đâm ngấy hoặc đổ cả rổ trái cây vào thùng rác, trong lúc ấy, ở đâu đó, cả ngàn vạn người ngóng cổ nhìn lên mà ước ao được một chút cơm thừa, canh cặn ấy để sống sót qua ngày.
Đa số những người tị nạn Cộng Sản, thời gian đầu mới qua Mỹ đã cảm nhận thấy đất nước này là một nơi no đầy hạnh phúc. Sau một thời gian dài sống dưới chế độ mà lúc nào cũng bị những cơn sợ dầy vò, ám ảnh như sợ cúp điện, cúp nước, cúp gạo, sợ nhất là bị cúp tự do, cúp đời sống, họ đã thấy nơi đây đem lại cho họ sự bình an, những nhu cầu vật chất tối thiểu, và trên hết là tương lai con cái họ được bảo đảm. Thế là hạnh phúc đã đến với những con người lưu vong. Tuy nhiên, vài năm sau đó, khi phải đương đầu với những khó khăn trong việc hội nhập vào xứ người, họ lại cảm thấy hạnh phúc đã vuột khỏi tầm tay. Mãi cho đến khi trả hết nợ nần xe cộ, nhà cửa, khi nhìn thấy con cái thành gia thất với những mảnh bằng cao cấp hoặc đã thành công với thương vụ, họ lại lãng đãng nhìn thấy hạnh phúc trong các cuộc du lịch xa, trong những lần về Việt Nam với áo gấm xúng xính, được bà con chào đón như vua. Một số thanh niên có chút "xu hào" rủng rỉnh trong túi, có cơ hội được các thiếu nữ xinh tươi mến mộ, chiều đãi, lại thấy hạnh phúc tràn ngập trong giấc ngủ qua những giấc mơ "nhất dạ đế vương" và một bầy mỹ nữ nũng nịu, nâng niu từ gót chân đến đầu tóc. Trở lại bên Mỹ, vào chỗ phòng tắm hơi, liếc qua các cặp mắt khâm phục của bạn bè mà huyên hoang kể lại những "chiến công" oanh liệt với gái Sàigon, Cần Thơ, hay Hà Nội... những thanh niên đó, thậm chí là cả những ông trung niên đã từng nếm qua đắng cay của tù ngục Cộng Sản, thấy hạnh phúc ào ạt đến với mình. Họ đã quên rằng, qua những lần vui chơi của họ, đã có nhiều thiếu nữ đắng cay, nước mắt dàn dụa trong tim khi nghĩ đến nỗi bất hạnh của bản thân, cam chịu hậu quả của những cơn đi tìm vui của những gã Việt Kiều ấy mà không biết có ông Trời nào trên cao nghe thấu tiếng kêu đứt đoạn của mình.

Trong xã hội kim tiền này, biết bao nhiêu thương gia thành công đang thấy hạnh phúc tràn trề với nhà cao cửa rộng, mà quên đi những vùng quê mình đã từng sinh ra và lớn lên đang triền miên trong đau khổ. Nhiều vị khoa bảng, trí thức, bằng cấp treo đầy tường, đang nhìn hạnh phúc qua những đồ đạc đắt tiền, chiếc xe Mẹc xê đì, BMW, hay Lexus bóng lộn, cũng có thể không nhớ gốc gác mình phương nào, không nhớ mảnh đất chôn rau cắt rốn vẫn khô khốc, nứt nẻ như da mặt mẹ già, ngày ngày bưng chiếc mẹt ra đường bán ly nước chè xanh, hay vài nải chuối tép riu, èo uột. Những người chị quên em, những người em quên chị, những ông bố đi rải hạt giống khắp gầm trời quên tên con. Trên hết là những người đã từng lãnh đạo đất nước, hành chánh hay trong quân đội, quên những chiến binh đã từng sống chết phục vụ cho lệnh hành quân của mình, quên những cánh tay què, những chân cụt văng trên cây, quên những giọt máu đã đổ ra ngập tràn ruộng khoai, bụi sắn, đường rầy xe lửa, đường bộ chông gai, những chiếc mũ sắt đầy óc người, những đôi giầy bốt thiếu chủ... Ho đang chỉ nhớ đến những danh từ mới, những mũ miện mới, đội vào vinh quang, chủ tịch này, lãnh đạo nọ.. mà quên rằng thời gian sống dành cho họ cũng đã sắp tiêu hết, chẳng để lại chút gì hạnh phúc cho ai, ngoài tiếng thở dài chán nản của những người đã vì họ mà hy sinh mạng sống, chưa kể đến một vài vị cựu chỉ huy quân đội, giờ đây chỉ thấy hạnh phúc khi được kẻ thù cũ bố thí cho chút tiền chiêu đãi, hoặc chút tên hờ, mà quên rằng mình chính là kẻ đang bị nguyền rủa bởi chính kẻ vứt tiền vào túi mình. Họ sắp tới cõi khôn cùng rồi, không còn thời gian để tạo chiến công nữa. Họ cũng lại quên rằng Tào Tháo không bao giờ xài kẻ phản bội, và nếu có thời điểm nào mà dùng kẻ phản bội thì vẫn luôn luôn khinh bỉ, và tìm cách nhục mạ ê chề. Hạnh phúc của những con người nô lệ vào tiếng tăm, chức quyền này cũng đơn giản như hạnh phúc của những chú chim hải âu ngoài kia, được người ném cho một bữa bánh mì no bụng, ăn rồi đứng rỉa lông, thỏa mãn.
Trong khi đó, hạnh phúc của những thương phế binh bên nhà là nhận được những lá thư đầy tình cảm, dù quà tặng có nhỏ nhoi, nhưng gói ghém tình yêu của những người mắc nợ: nợ quê hương, nợ dân tộc, nợ nghĩa tình chiến hữu, nợ hai chữ Việt Nam. Cùng thời gian đó, những tâm hồn đang gói ghém quà gửi về cho thương phế binh cũng tràn trề hạnh phúc: Hạnh phúc trả được chút nợ cho anh em, hạnh phúc tạo được niềm vui cho người xa lạ, hạnh phúc chia xẻ, hạnh phúc cảm thông, hạnh phúc làm được một Con Người Công Chính.
Hạnh Phúc, trên một phương diện khác, phương diện văn chương, văn học, truyền thông, lại có hai hình thức hạnh phúc khác nhau: hạnh phúc của những cây bút trung thực là chia xẻ tình yêu của văn chương cho mọi người, gửi gấm thông tin cho mọi thế hệ, lấy kinh nghiệm từ tâm hồn mình ra trang trải trên giấy trắng để tránh cho người nào đó nỗi đau vô ích, hay mưu cầu đem lại hạnh phúc cho mọi người. Ngược lại, có những người lại hạnh phúc khi dùng những trang sách của mình làm phương tiện gây thương tích cho ai đó. Hạnh phúc, khi ấy, là sự tranh luận không bao giờ có đúc kết, không bao giờ là niềm vui của đa số. Con người này hạnh phúc như một thứ vũ khí lợi hại, có thể tiêu diệt một bộ phận của một dân tộc hay ngay cả một thế hệ.
Vậy, tùy theo cách định nghĩa, tùy theo trình độ, tùy theo tâm cảm, mà hạnh phúc với khổ đau được thể hiện. Không ai đồng ý với nhau về tính cách của hạnh phúc. Chỉ còn có thể nhìn vào một sự kiện chung trên toàn thế giới, sự kiện Giáng Sinh, việc Chúa ra đời để đem lại cho trần thế một hạnh phúc thật, mà cùng cảm nhận chung về Hạnh Phúc đích thực là Chia Xẻ, là Thương Yêu, là làm thế nào cho người khác có những nụ cười hạnh phúc. Mong rằng trong dịp Giáng Sinh này, những tâm hồn công chính vẫn nhớ đến những trẻ em khốn khổ, những thương phế binh ở quê nhà, những người già cô đơn trong dưỡng đường bên này, những kẻ chỉ lo tạo hạnh phúc cho con cái mà không nghĩ đến bản thân để đến khi về già, bại liệt thì con cái tống vào nhà hưu dưỡng cho rảnh nợ. Tha Thiết cầu chúc cho những tâm hồn công chính ấy, từ ánh sáng của Mùa Giáng Sinh, được Hạnh Phúc mãi mãi trong các công việc tốt đẹp của họ.
Chu Tất Tiến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.