Hôm nay,  

Sông Cửu Long Tiếp Tục Bị Đe Dọa

03/08/201600:00:00(Xem: 2397)
Tình trạng thiệt hại do việc TQ xây đập trên thượng nguồn Sông Mekong đã đến mức nguy ngập, vậy mà vẫn không làm cho Lào thức tỉnh, trong khi nước này lại còn xây con đập thứ 3 trên dòng sông Mêkong, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm Thứ Ba, 2-8.

Bản tin VOA viết rằng, “Theo tin từ cơ quan truyền thông của nhà nước Lào, con đập thứ ba trên dòng chính của sông Mekong là Pak Beng sẽ được khởi công vào năm sau.

“Theo các nhà nghiên cứu sông Mekong thì sự việc này chứng tỏ chương trình xây đập trên dòng chính của sông Mekong vẫn tiếp tục bất chấp những dự báo về thảm họa môi sinh, nhất là khả năng tan rã đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.”

Bản tin VOA trích lời của nhà nghiên cứu chuyên về Sông Mêkong Ngô Thế Vinh nhận định nguy cơ này như sau.

“Bác sĩ Ngô Thế Vinh: "Phát triển thuỷ điện bền vững" như một khẩu hiệu của mọi dự án thuỷ điện trên đất Lào, nhưng thực tế không phải như vậy. Pak Beng được kể là con đập dòng chính thứ ba trên lãnh thổ Lào sau hai con đập Xayaburi 1,260 MW và Don Sahong 360 MW đang xây. Ai cũng thấy rằng khi Xayaburi, con cờ Domino đầu tiên đã đổ xuống mà không gặp trở ngại gì, lại được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Bắc Kinh thì không có lý do gì Lào không tiếp tục triển khai toàn bộ 9 dự án đập thuỷ điện dòng chính trong vòng những năm tới.

“Khó mà tin được, với con đập Pak Beng, Lào sẽ nghiêm chỉnh tuân thủ cơ chế tư vấn trước có tên gọi là PNPCP theo tinh thần của Hiệp định Mekong 1995.”

Bản tin VOA cho biết thêm về nhận định của Bác sĩ Ngô Thế Vinh,” Chánh phủ Lào chứng tỏ là đã không tôn trọng tinh thần của Điều 7 trong Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong 1995: "Các quốc gia thành viên ký kết cùng đồng ý là bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường do phát triển và xử dụng Lưu vực Sông Mekong.”“

Bác Sĩ Ngô Thế Vinh cho biết tiếp, theo VOA:

“Có ý kiến cho rằng chính các đập ở Hạ lưu Mekong mới ảnh hưởng nặng đến ĐBSCL của Việt Nam hơn là các đập ở Vân Nam, vì có một phần nước quan trọng về ĐBSCL cung cấp bởi các phụ lưu ở Lưu vực Dưới Mekong, nhưng thực ra có một điều quan trọng nữa là lượng phù sa bị giữ lại. Thiếu nước, ĐBSCL không chỉ bị khô hạn mà còn gia tăng nạn nhiễm mặn. Sự kiện mất nguồn phù sa không chỉ khiến đất đai ĐBSCL bị cằn cỗi, mà xa hơn nữa theo ThS Nguyễn Hữu Thiện thì do "ĐBSCL được kiến tạo bởi phù sa sông Mekong hãy còn rất trẻ, nếu không còn phù sa, quá trình khiến tạo sẽ bị đảo ngược, có nghĩa là ĐBSCL sẽ tan rã."

“...

“Lào thì vội vã tận khai thác thuỷ điện con sông Mekong, bất kể hậu quả, một động thái có thể ví như chuyện ngụ ngôn: "giết con gà đẻ trứng vàng" họ đang giết cả một hệ sinh thái phong phú của con sông Mekong, không chỉ khiến một nước Lào mà toàn lưu vực đang nghèo đi. Người dân Lào thì chỉ được thụ hường một phần rất ít từ lợi nhuận nguồn thuỷ điện, nhưng hưởng lộc nhiều hơn hết là các nhóm lợi ích Trung Quốc và Thái Lan. Trong khi những hậu quả tác hại xuyên biên giới của những con đập ấy xuống Cam Bốt và ĐBSCL Việt Nam thì không được Lào quan tâm tới.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.