Hôm nay,  

Về Cuộc Phỏng Vấn Oâng Tổng Giám Đốc Vietnam Airlines

22/12/200400:00:00(Xem: 5322)
Lời Tòa Sọan Việt Báo: Bài này do nhà văn Nguyễn Quốc Trụ gửi tới VB, trong này có trích từ cuộc phỏng vấn do phóng viên BBC thực hiện với ông Nguyễn Xuân Hiển, TGĐ Vietnam Airlines, và trích từ bài viết của Thảo Hảo từ diễn đàn talawas.org, và sau đó là phần bình luận của nhà văn, tự xưng tên là Gấu. VB sẵn sàng đăng tải những tiếng nói khác của những người liên hệ, đặc biệt là với ông Tổng Giám Đốc Nguyễn Xuân Hiển. Bài như sau.

Thảo Hảo
Tâm trạng của anh phóng viên “kém tiếng Việt”

Ngày 8.12.04, qua điện thoại, phóng viên đài BBC phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hiển, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines. Sau đây là đoạn cao trào nhất trong cuộc phỏng vấn 5 phút này.

PHÓNG VIÊN (PV): Các máy bay mà Vietnam Airlines mua thì sẽ dần dần thay thế các máy bay mà hiện nay đang thuê, phải không ạ" Hay vẫn có những máy bay mà Vietnam Airlines tiếp tục thuê"
ÔNG NGUYỄN XUÂN HIỂN (NXH): Không. Chúng tôi sẽ tiếp tục thuê. Bởi vì tại sao lại không thuê" Anh còn hỏi gì được thêm nữa không"

PV: Hiện nay thì hãng United Airlines ngay ngày mai họ đã bắt đầu khởi hành chuyến bay từ San Francisco, thì...
NXH: Tôi hoan nghênh, hoàn toàn hoan nghênh, rất hoan nghênh United Airlines mở đường bay đến Việt Nam. Bởi vì thị trường muốn rộng mở, muốn tiến tới mở rộng thị trường, tự do hóa thị trường. Có điều Vietnam Airlines sẽ cân nhắc đầy đủ để bay đến Mỹ cuối năm 2005 – 2006.

PV: Tại sao lại không thể sớm, cùng thời gian với lại United Airlines ạ"
NXH: BỞI VÌ TÔI KHÔNG THÍCH. BỞI VÌ TÔI CHƯA THÍCH.

PV: Mà thưa ông, rõ ràng là khi United Airlines họ bay đến Việt Nam vào cuối tuần này thì, rõ ràng là...
NXH: Đấy là một hiện tượng rất tốt đẹp, trên tất cả các lĩnh vực. Xin chúc mừng.

PV: Và ông không hề sợ là sẽ phải cạnh tranh với những hãng rất là sừng sỏ trên thế giới"
NXH: Ồ, tại sao lại dùng cái từ sợ ở đây nhỉ" Anh ơ... anh phỏng vấn trên điện thoại nhớ, nhưng anh ăn nói hơi thiếu văn hóa đấy.

PV: Dạ không, tôi cũng không nói là...
NXH: Vì có lẽ sống xa tổ quốc nên ngôn ngữ Việt Nam của anh hơi hạn chế. Vietnam Airlines không biết sợ ai hết.

PV: Thôi thì, có thể tôi dùng từ không đúng, nhưng mà theo ông...

NXH: Anh nên học lại tiếng Việt đi xong rồi hẵng tổ chức phỏng vấn, nhé!
PV: Thì tức là tôi có thể dùng...
NXH: Cái cuộc phỏng vấn này được ghi âm đấy!
Nhưng không cần đợi ông đe, anh phóng viên đã ra tay ghi âm trước.

*

Chẳng ai biết được tâm trạng anh phóng viên sau đó. Tôi xin đưa ra hai trường hợp:

Truờng hợp 1: Anh ray rứt vì tiếng Việt của mình
Sau buổi phỏng vấn, anh phóng viên kéo cổ áo đến tận mang tai, gục đầu ra phố, gọi một ly bia để giải sầu.
Anh điểm lại những câu mình đã nói, và thấy không hiểu sao lại bị mắng là “vô văn hóa”.
Anh càng lo âu vì không biết mình bắt đầu làm ông nổi nóng từ đâu"
Sách tâm lý có dạy là “đôi khi sự quá nhẫn nhịn và lễ phép sẽ khiến người đối diện muốn giơ đấm”. Anh đâm hoang mang về giọng nói của mình, về cách ăn nói của mình. Anh ân hận vì mình đã thêm những chữ “ạ” với lại “phải không ạ” đằng sau vài câu hỏi, mức độ lễ phép không thua gì lúc về ăn giỗ ở quê. Ông Hiển có mắng anh là xa tổ quốc lâu nên vô văn hóa. Anh thắc mắc, hay văn hóa hiện nay của người Việt “gần tổ quốc” là không có những chữ quỷ quái này trong câu hỏi"
Anh cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi, mà không tìm ra lý do. Anh đâm sợ quá.
Và ngay cái khoảnh khắc “sợ” đó, anh ngộ ra chân lý: Anh đã quá vô ý. Khi hỏi câu: “Và ông không hề SỢ là sẽ phải cạnh tranh với những hãng rất là sừng sỏ trên thế giới"”, anh đã không biết dùng từ “lo”, từ “ngại”, từ “băn khoăn”... thay cho từ “sợ”, khiến cho ông Tổng Giám đốc chạm tự ái. [1]
Ông, ông mà sợ ai! Bởi vì ông là Tổng Giám đốc một hãng hành không “không biết sợ ai hết” như ông nói. Ông chẳng sợ gì hết á! Nhìn những chuyến bay của Vietnam Airlines trễ hết giờ này đến giờ khác, hành khách mặt hầm hầm (thầm) rủa xả hàng không, ông còn không sợ nữa là... Chúng nó không bay ông thì bay ai" Bầu trời thì chỉ có một...
...

Ngày 14.12.04, đọc trên VnExpress, anh thấy ông giải thích nguyên nhân của cuộc to tiếng này là do “có sự vênh nhau về ngôn ngữ”. [2]
Anh đã biết lỗi và muốn xin lỗi ông, xin thay chữ “sợ” bằng chữ “trăn trở”. Câu hỏi của anh như vậy sẽ là:
“Và ông không hề trăn trở là sẽ phải cạnh tranh với những hãng rất là sừng sỏ trên thế giới"”
Nhưng nếu đổi “sợ” thành “trăn trở” như thế, thì cái câu: “Vietnam Airlines không biết sợ ai hết” sẽ phải đọc lại như thế nào"
Anh muốn điện thoại lần nữa về hỏi ông. Nhưng anh sợ tiếng Việt của anh “vênh”, nên thôi vậy.

Trường hợp 2: Anh đã vớ được niềm vui bất ngờ

Sau buổi phỏng vấn, anh phóng viên hớn hở chạy ra phố, gọi một ly bia để tự thưởng cho mình.
Trong cuộc đời làm phóng viên đài, mấy ai hy vọng có được một cuộc phỏng vấn bất ngờ như thế. Xét theo phương diện “giật gân”, thì cuộc phỏng vấn quá sức thành công, khiến thính giả râm ran suốt.
Anh thích nhất là khi ông liên tục cắt lời anh rồi chửi anh “vô văn hóa”. Anh lại càng “tâm đắc” cái câu của ông, khi nói về việc vì sao Vietnam Airlines chưa mở đường bay đến Mỹ. “BởI VÌ TÔI KHÔNG THÍCH. BởI VÌ TÔI CHƯA THÍCH.” Chà, ông trả lời như thể người ta hỏi vì sao hè này ông chưa ghé Sapa! Đường lối của cả một hãng hàng không mà ông nói như là sở thích riêng của ông vậy.


Lâu nay, anh vẫn được coi là “đài địch”. Mà “đài địch” thì có nhiệm vụ phải vạch cho được điểm xấu của “quan chức ta”. Lần này anh đã thành công. Anh đã cho thấy một ông Tổng Giám đốc đến những câu hỏi tầm thường, bé tí thế kia mà còn căng thẳng, mất bình tĩnh, trả lời hớ hênh; làm sao đảm đương nổi những chiến lược xây dựng hình ảnh hết sức tinh tế cho một hãng hàng không lớn"

Nhưng nhớ ra một việc thì anh hơi lo. Bởi vì bản thân anh cũng là một hành khách của Vietnam Airlines. Ông Nguyễn Xuân Hiển, khi “thích” thì gửi thư chúc mừng United Airlines mở đường bay tới Việt Nam, vì theo ông, đường bay đó sẽ “cung cấp dịch vụ cho một nhóm khách hàng, trong đó có cộng đồng người Việt mình bên Mỹ.” [3]
Nhưng khi ông “không thích” thì sao" Cụ thể là không thích anh chẳng hạn... Liệu máy bay của ông có chịu chở anh không" Có cho anh ăn không" Có cho anh dùng nhà vệ sinh trong suốt chuyến bay không"

Về nhà, anh lên mạng, vào thăm dò những hãng hàng không khác – những hãng hàng không “biết sợ ai”, những hãng không có chuyện “thích” hay “không thích”, mà chỉ có chuyện “phục vụ”.
Có nhiều hãng như thế. Chỉ tội bọn chúng không nói “tiếng Việt mình”, dù tiếng Việt mình thì đi lâu rồi anh cũng có hơi quên.
[Trích diễn đàn talawas, trên lưới]

Lời Bàn Của Mao Tôn Cương

Sợ

Sách tâm lý có dạy là “đôi khi sự quá nhẫn nhịn và lễ phép sẽ khiến người đối diện muốn giơ đấm”. Anh đâm hoang mang về giọng nói của mình, về cách ăn nói của mình. Anh ân hận vì mình đã thêm những chữ “ạ” với lại “phải không ạ” đằng sau vài câu hỏi, mức độ lễ phép không thua gì lúc về ăn giỗ ở quê. Ông Hiển có mắng anh là xa tổ quốc lâu nên vô văn hóa. Anh thắc mắc, hay văn hóa hiện nay của người Việt “gần tổ quốc” là không có những chữ quỷ quái này trong câu hỏi"
Thảo Hảo: Tâm trạng của anh phóng viên “kém tiếng Việt” [Talawas]

Theo Gấu tui, những tiếng ạ, phải không ạ đó, không phải do lễ phép mà là do sợ hãi.
Chính chúng, khiến me-xừ Hiển biết thóp, anh này, không phải con các đồng chí trong Trung Ương Đảng.

Chính câu khuyên "nên học lại tiếng Việt đi" của ông, cho độc giả biết, đồng chí Hiển "biết", tay phóng viên này, là thứ ra đi từ miền bắc, có thể sau Đại Thắng Mùa Xuân, và chắc chắn không phải con ông cháu cha, không phải thuộc loại được Đảng cho đi du học.
Bởi vì, nếu đúng thứ đó, là không cần học lại tiếng Việt, không hề sử dụng những tiếng ạ, phải không ạ.

Chỉ ạ, khi sợ. Khi hết sợ, lại giở giọng chúng ông, chúng mày ra liền! Đó mới là điều, sách tâm lý có dạy là...

Một phóng viên, bất cứ một phóng viên, khi phỏng vấn, bất cứ một ai, người đó không "ạ, phải không ạ". Điều này không cần học, mà là bẩm sinh, có ở trong máu, của bất cứ một cá nhân nào sống dưới một xã hội không phải thứ xã hội công an trị.

Ngoài ra, còn hai nỗi sợ, cũng ăn tới xưong tuỷ người dân một miền đất.
Nỗi sợ "gia trưởng trị", có từ thuở lập nước, cùng với những triều đại phong kiến. Thảo Hảo, trong "tiềm thức" của mình, cũng "mơ hồ" nhận ra nó, nỗi sợ này, và người đọc nhận ra, qua những dòng chữ, "mức độ lễ phép không thua gì lúc về ăn giỗ ở quê".

Và nỗi sợ đói.

Sợ.

Phu nhân nhà bác học phát minh ra bom nguyên tử của Liên xô, đã từng viết, trong Tàn Dư Của Chủ Nghĩa Toàn Trị:

Tôi được dậy dỗ từ những trường Xô viết; ở đó, những nghiên cứu xã hội và giáo trình lịch sử Đảng Cộng Sản Xô Viết, là bắt buộc. Sau đó, tại trường y, tôi nghiên cứu triết học (lẽ dĩ nhiên, chủ nghĩa Mácxít-Lêninít), và kinh tế chính trị. Tôi chẳng tự hỏi chính mình, rằng có tí sự thực nào ở trong đó không. Khi qua được kỳ thi, nếu thiếu nó, tôi chẳng thể nào có bằng và trở thành bác sĩ, tôi quên tất cả những gì đã học.

Phải mất nhiều năm tôi mới hiểu, do không chịu nghiên cứu những môn học vượt quá mức yêu cầu, tôi đã bỏ qua một phần quan trọng, và có lẽ, phần cơ bản, về nhân văn, và trở thành một con người không có một cái nhìn hiểu biết [mang tính tri thức], về thế giới.

Tôi đang nói về chính mình, bởi vì làm gì có một trường hợp ngoại lệ cho tôi ở đây. Hầu hết những người thuộc thế hệ cha mẹ của tôi, và của tôi, đã có chung một kinh nghiệm tương tự. Chúng tôi sống và trưởng thành trong một bầu không khí của một sự sợ hãi toàn diện, vậy mà thường xuyên không nhận ra. Lớp học tôi có 23 đứa, 11 đứa có cha mẹ bị bắt. "Khủng bố là yếu tính thực sự của cái kiểu chính quyền này", Hannah Arendt viết như vậy, trong "Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị".

Cái chết của Stalin và sự sụp đổ của chủ nghĩa toàn trị chẳng làm cho nỗi sợ này biến mất. Nó như trở thành một phần trong cấu tạo cơ thể của chúng tôi và cứ thế truyền từ đời này qua đời khác. Đó là lý do tại sao không hề có một phong trào sinh viên học sinh nào ở Liên bang Xô viết. Nói chung, xã hội chúng tôi là một xã hội không có những niềm tin tưởng thực sự, cốt lõi. Tôi không nói tới một ý thức hệ quốc gia – bây giờ chúng tôi không cóù, và chúng tôi chẳng cần cóù! – nhưng mà là sự thiếu vắng một nguyên tắc đạo đức, sự thiếu vắng khả năng phân biệt sự thực so với những điều dối trá, cái tốt so với cái xấu.
[Tàn Dư Của Chủ Nghĩa Toàn Trị]

NQT
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.