Hôm nay,  

160 Dân Thượng Đang Trốn Trong Rừng Cam Bốt, Đói, Bệnh

6/8/200400:00:00(View: 5625)
NAM VANG -- Hiện thời, 160 người sắc tộc thiểu số Việt Nam đang ẩn náu trong rừng rậm Kampuchia. Tin của VOA như sau.
Hôm Thứ Hai, nhật báo Cambodia Daily của Kampuchia loan tin là có tới 160 người Thượng chạy trốn bạo động và ngược đãi tại Việt Nam hiện đang ẩn náu trong các khu rừng rậm thuộc tỉnh Rattanakiri , cách thủ đô Phnom Pennh của Kampuchia khoảng 200 dặm về phía đông bắc.
Báo này trích thuật lời của vài người Thượng vừa kể nói rằng họ đang bị sốt rét, tiêu chảy, thiếu lương thực và thuốc men. Đây là những người Thượng bỏ chạy khỏi Việt Nam sau vụ đàn áp của chính phủ hồi đầu tháng Tư vừa qua. Kampuchia coi những người Thương này là những người tị nạn vì lý do kinh tế và phải bị gửi trả về nước.
Theo ông Ahmad Yahya thuộc đảng đối lập và tin tức báo chí thì hơn 160 người Thượng đã bị chính phủ Kampuchia trục xuất về nước kể từ tháng Tư.
Tờ Cambodia Daily trích lời ông Kaph In, 40 tuổi, một trong những người Thượng tị nạn, nói rằng ông bỏ chạy vì chính phủ Việt Nam tạo áp lực lên vùng tây nguyên và chiếm cứ đất đai của người Thượng.
Ông Kaph In, tự nhận là đã tham dự các cuộc biểu tình phản kháng hồi tháng Tư, cho biết ông đã đi bộ băng ngang biên giới, và không còn nhớ là đã đi bộ bao nhiêu ngày .
Bộ Nội Vụ Kampuchia chưa bình luận gì về tin này.
Người cầm đầu văn phòng tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Kampuchia không xác nhận tin vừa kể, nhưng nói rằng đây không phải là tin mới mẻ gì vì văn phòng của ông đã nghe nói về những người Thượng đang trốn tránh trong rừng từ lâu nay.
Theo giáo sư Carl Thayer thuộc Viện Đại Học Quốc Phòng của Australia , người theo dõi sát vấn đề người Thượng tại Việt Nam, thì lực luợng an ninh đã mạnh tay đàn áp người biểu tình.
Ông cho biết lực luợng an ninh được cảnh báo về vụ này đã tới gặp những người Thượng biểu tình , rồi dùng những tay anh chị tại địa phương và những phương pháp riêng của họ để đàn áp những người biểu tình một cách khá mạnh tay.
Tổ chức Human Rights Watch, trụ sở đặt tại New York, trích dẫn tin của những người được mục kích kể lại là hàng chục người đã bị sát hại và hàng trăm người bị thương trong các vụ đàn áp này. Các nhà ngoại giao nước ngoài làm việc tại Hànội xác nhận tin về vụ bạo động và nói ít nhất có vài người thiệt mạng.

Theo tổ chức Human Rights Watch, chính phủ Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ vùng biên giới với Kampuchia . Ngay dù chạy sang được bên kia biên giới, người Thượng vẫn còn phải đương đầu với một tương lai đày bất trắc.
Trong một bản tuyên bố đưa ra tháng trước, Hội Ân Xá Quốc tế, trụ sở đặt tại London, tố cáo chính phủ Kampuchia về chuyện buộc những Thương đi tìm nơi dung thân quay trở về Việt Nam , nơi mà Hội này nói rằng những người Thượng vừa kể có thể bị tra tấn hoặc tù đày. Bà Somsi Hanasuntasuk thuộc Hội Ân Xá Quốc tế tại Bangkok kêu gọi chính phủ Kampuchia tôn trọng quyền tị nạn của những người Thượng này .
Bà nói rằng Hội Ân Xá Quốc Tế không muốn chính phủ Kampuchia gửi trả những người Thượng này về lại Việt Nam vì họ sẽ gặp phải vấn đề với chính phủ Việt Nam . Chính phủ Kampuchia nên đối xử với họ như những người tị nạn, tìm cách giúp đỡ họ , hay ít nhất cũng giữ họ ở lại Kampuchia trong lúc này .
Đại diện của Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Kampuchia cũng chỉ trích những vụ trục xuất vừa kể và nói rằng hành động này đi ngược lại những lời cam kết của Kampuchia với quốc tế về người tị nạn. Chính phủ Kampuchia đã chỉ thị cho Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đóng cửa một văn phòng trong tỉnh Ratanakiri ở đông bắc, sát với biên giới Việt Nam . Bộ Nội Vụ Kampuchia thì bênh vực cho chính sách trục xuất của chính phủ và nói rằng một số người Thượng đã lẻn sang Kampuchia để tìm cách đi đoàn tụ với thân nhân đang sống tại hải ngoại.
Hànội đổ lỗi cho Hiệp Hội Người Thượng, một tổ chức của người Thượng có trụ sở tại Hoa Kỳ , là đã khích động những vụ bất ổn hồi gần đây. Hiệp Hội vừa kể nói là đã chỉ tranh đấu cho sắc dân thiểu số này. Việt Nam đã thực hiện một vụ đàn áp tương tự hồi đầu năm 2001, sau những vụ phản kháng tương tự của người Thượng.
Hàng ngàn người Thượng lúc đó đã phải bỏ chạy sang Kampuchia và hơn 900 người trong số này sau đó đã được đi định cư tại Hoa Kỳ trong những năm 2002 và 2003.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hòa Lan và Đan Mạch là hai quốc gia có hệ thống hưu trí tốt nhất thế giới, trong một nghiên cứu toàn cầu để xem quốc gia nào chuẩn bị tốt cho những công dân hưu trí của mình.
Theo một nghiên cứu của Credit Suisse, lần đầu tiên trong lịch sử, số triệu phú của Trung Cộng đã vượt qua số triệu phú của Hoa Kỳ.
Theo một báo của cơ quan an toàn giao thông của chính phủ công bố hôm 22/10, tỉ lệ tử vong do tai nạn xe cộ ở Mỹ giảm nhẹ trong năm 2018, và là trong hai năm liên tiếp.
Cộng đồng người nghèo ở Mỹ có thể phải gánh chịu nhiều hơn hậu quả của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, bao gồm giá trị nhà giảm, giá bảo hiểm nhà sẽ tăng, nhà dễ bị đe dọa bởi lũ lụt.
Tin trên New York Time ngày 22/10: Từ 12/2017, hơn 1 triệu trẻ em trên toàn quốc mất đi bảo hiểm y tế từ các chương trình Medicaid và Children’s Health Insurance Program (CHIP), hai chương trình sức khỏe chính của liên bang và tiểu bang dành cho trẻ em thuộc các gia đình có thu nhập thấp.
Thị trường lao động hiện nay đang thay đổi chóng mặt, với “thủ phạm” chính là khoa học kỹ thuật. Chúng ta đang tiến đến một thời đại mà rồi đây robot và trí thông minh nhân tạo sẽ thay thế cho rất nhiều người lao động.
Vào ngày Thứ Hai 21/10, Cựu Chủ Tịch Hạ Viện Newt Gingrich đã cảnh báo trong chương trình “Fox News & Friends” là thực sự nguy hiểm khi chúng ta để thế hệ cháu của mình học tiếng Hoa.
The Hill đưa tin hôm 21/10: một số nhà ngoại giao ẩn danh cho biết tinh thần trong Bộ Ngoại Giao Hòa Kỳ đã rơi xuống mức thấp nhất trong thời đại tổng thống Trump.
Một thăm dò mới cho thấy đa số người dân Mỹ tin rằng Tu Chính Án Thứ Nhất nên được viết lại, và chấp nhận việc ngăn chận quyền tự do ngôn luận, cả tự do báo chí.
Hãy tưởng tượng một hệ thống y tế mà bác sĩ, y tá làm việc quá tải, kiệt sức, và họ làm việc như một zombie, không có tình thương với bệnh nhân; và nhiều người trong số họ phải tìm cách giảm căng thẳng bằng rượu bia, hoặc thậm chí là tự sát!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.