Hôm nay,  

Nhìn Ba Tấm Gương Mỹ

06/12/200400:00:00(Xem: 5053)
Cô bé Condoleeza Rice người Mỹ Da Đen sanh ra trong một tiểu bang vào thời còn kỳ thị, trong một gia đình thuộc loại nghèo. Lớn lên Cô trở thành Giáo sư Đại học danh tiếng Stanford, rồi Uûy viên, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia và được mời làm Ngoại Trưởng Mỹ.

Cậu bé Bernard Kerik sanh ra từ một người mẹ nghiện rượu, có khi kẹt phải bán sức nuôi miệng, nuôi con, nên lúc nhỏ học hành trở ngại, thi rớt rất thường. Quân Đội đã giúp và cậu bé trở thành Cảnh sát Trưởng Thành phố lớn nhứt Mỹ rồi được mời giữ chức vụ Bộ Trưởng Nội An Mỹ.

Còn Carlos Gutierrez là một người tỵ nạn Cộng sản, trốn thoát khỏi chế độ độc tài Cuba. Việc làm kiếm sống đầu tiên là đứng bán hàng cho hãng Kellog và năm năm sau trở thành tổng giám đốc của công ty này. Và mới đây được mời làm Bộ Trưởng Thương Mãi Mỹ.

Ba người nam nữ nói trên hoàn cảnh khác nhau, sắc tộc khác nhau, cố gắng vươn lên mỗi người một cách. Nhưng cả ba nhận vật ấy thành đạt được, là nhờ một điểm chung: Mỹ là một đất nước của nhiều cơ hội tiến thân.

Ba nhân vật ấy lại do TT Bush thuộc Đảng Cộng hoà mời tham gia nội các. Cả ba đều có nhiều quen biết với những người chung thủy với TT Bush và những đại kỹ nghệ gia theo đảng Cộng hoà của Mỹ. Đó là những người bị một số không ít đảng viên Đảng Dân Chủ đối lập và những người tự xưng là cấp tiến, dán cho nhãn hiệu bảo thủ của đảng Cộng Hoà và là đảng của nhà giàu, không để ý đến thân phận cũng như sự thăng tiến xã hội của những sắc dân thiểu số. Dù chính đảng Cộng Hoà là đảng của TT Abraham Lincoln, là vị tổng thống hủy bỏ chế độ nô lệ và chết vì niềm tin ấy của Oâng. Dù chính TT Bush là một vị tổng thống mời những nhân vật gốc thiểu số tham gia chánh quyền Cộng hoà do Ông lãnh đạo, nhiều hơn vị tổng thống gốc Dân chủ là Ô Clinton.

Nhưng không thể dựa vào việc bổ nhiệm một vài người như đã thấy, mà cho nước Mỹ là nước không có kỳ thị, không có định kiến. Nước Mỹ còn nhiều người có thái độ kỳ thị và định kiến, nhưng những hành động này bị luật pháp trừng trị không nương tay. Mỹ cũng có nhiều vấn đề cã hội bất bình đẳng lắm Chỉ có 1% dân số giàu tột đĩnh chiếm gần nửa tài sản của đất nước. Còn không ít người nghèo, sống dưới mức nghèo khó. Lúc nào cũng có hàng triệu người không nhà, trên 40 triệu người không có một bảo hiểm y tế nào cả. Cứ mười cặp lập gia đình, năm năm sau bốn cặp tan đàn rã nghé. Nước Mỹ dẫn đầu thế giới về số người chết vì súng. Nhưng nước Mỹ được một cái là cống hiến cơ hội đồng đều cho mọi công dân. Việc tiến thân không bị trở ngại, không bị hạn chế vì những nhân danh quốc gia hay xã hội, ý thức hệ hay truyền thống để hạn chế. Tất cả đều được thăng tiến cần lao để đồng tiến xã hội. Ai làm nấy chịu, lỗi cha mẹ không qui chụp được cho con. Có công thì thưởng, có tội thì trừng. Pháp bất vị thân.
Nước Mỹ không có đường lót bằng vàng. Con đường tiến thân của mỗi một người là do bàn tay, khối óc, lòng quả cảm của mình làm ra. Cơ hội tiến thân ở Mỹ rộng mở và đồng đều cho mọi người. Nước Mỹ không thu hút người ngoại quốc nhập cư bằng tiện nghi dư thừa. tài nguyên giàu có, sức mạnh của siêu cường. Mà chính kỳ vọng và ý muốn trở thành người tự tìm hanh hạnh phúc cho mình, giàu mạnh cho gia đình đã thu hút người ngoại quốc nhập cư. Mỗi năm hàng triệu ngươi đến định cư nước Mỹ, và hàng chục triệu đang chờ được xét hồ sơ.

Sở dĩ được như vậy vì chánh quyền Mỹ xem việc tiến thân của công dân là nhiệm vụ của đất nước và chánh quyền. Nên tạo cơ hội phải đồng đều và mở rộng cho mọi người Mỹ. Không phân biệt sang hèn, nghèo giàu. Không phân biệt giới tính, tôn giáo, và nguồn gốc. Ai có tài đức đặc biệt và thực sự là thành công. Cơ hội đó không do Trời cho Mỹ, mà do nhiều thế hệ người Mỹ đã tranh đấu tạo thành chánh quyền dân chủ, vì dân, do dân, và của dân. Một chánh quyền không nhơn danh quyền lợi quốc gia hy sinh quyền lợi của công chúng. Một chánh quyền không nhơn danh đảng phái, tôn giáo để gò bó nhân dân. Một chánh quyền xem nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội, lao tư lưỡng lợi, thúc đẩy sáng kiến, lao động, lòng can đảm của cá nhân để vươn lên.
Làm việc ở Mỹ cường độ căng thẳng và nhiều giờ hơn các nước Tây Aâu và đang phát triễn nữa. Nhờ vậy những người sanh ra không được may măn, những người đến từ các xứ thiếu cơ hội đều có hy vọng vươn lên ở Mỹ. Thất nghiệp, bạo lực, khó khăn hoà nhập ở Mỹ vẫn mãi là những vấn đề cho người nhập cư. Nhưng giá trị của lao động, lòng can đảm, sáng kiến và nỗ lực vươn lên luôn luôn được đánh giá cao. Chẳûng những thế chánh quyền còn tạo điều kiện để phát huy những đức tín đó nữa.
Nên không có gì ngạc nhiên, non ba mươi năm đinh cư ở Mỹ, chẳng những người Mỹ gốc Việt đã vượt qua được những thất lợi ban đầu. Người Việt ra đi khỏi nước hoàn toàn không chuẩn bị, bị đưa vào thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường văn hoá khác với nước nhà như ngày và đêm. Người Việt ra đi hầu như với hai bàn tay trắng, nhưng cánh cánh bên lòng tình nghĩa gia đình, mồ mả tổ tiên, đất nước đồng bào còn bị kẹt ở lại, và sự nghiệp cùng dĩ vãng mất mát một cách tức tửi. Nhưng chỉ non ba mươi năm, tài sản của người Mỹ gốc Việt lớn hơn ngân sách quốc gia của chế độ CS. Con em người Mỹ gốc Việt tốt ngiệp đại học ngang hàng với người Mỹ Trắng. Nhân tài vật lực và chất xám của người Mỹ gốc Việt là một thèm thuồng của chế độ CS Hà nội-một chế độ hầu như dậm chân tại chỗ nếu so trình độ dân sinh, dân trí, dân quyền thời VN Cộng Hoà.

Cơ hội phát triển của đất nước, nhân dân, cơ may tiến thân cho cá nhân không phải do Trời cho, mà chánh yếu là do chánh quyền vì dân, do dân, của dân tạo điều kiện. Đừng nhìn đâu xa, hãy qua biên giớùi Mỹ trên đường đi Mễ một đổi, ắt sẽ thấy ngay. Tại tụ điểm Mễ đầu tiên, người ta có cảm tưởng như đi từ thế kỷ 21 trở lại thế kỷ 18, đi từ khu vực tiền tiến sang chậm tiến, đi từ Mỹ về nước nhà VN. Tụ điểm Mễ đầu tiên vẫn là những căn phố lẹp xẹp, hàng hoá treo la liệt, đường sá bụi bặm như cảnh hai bên bến bắc Mỹ Thuận hay Cần thơ. Cùng một khí hâu, cùng thổ nhưỡng với Nam Cali của Mỹ, mà tại sao khai nước khác nhau quá vậy. Một phần lớn do chánh quyền tốt hay xấu, có vì dân, do dân, của dân hay vì quyền lợi riêng tư của tập đoàn lãnh đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.