Hôm nay,  

Giải Quyết Nợ Công

12/06/201600:00:00(Xem: 3565)
Có cách nào giảm nợ công? Có lẽ, không thể giảm được. Bởi vì cơ chế hiện nay rất kềnh càng, cán bộ tới 1/3 là vô tích sự. Đầu tư dàn trải, không hiệu quả. Và ngay cả con số nợ cũng cố ý tính sai với quốc tế để có con số đẹp. Và đủ thứ…

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn hôm Thứ Tư 8-6-2016 ghi nhận tình hình “Nợ công lên hơn 2,6 triệu tỉ đồng, gần gấp đôi sau 5 năm”…

Trong đó, bản tin TBKTSG ghi rằng nợ công tăng tốc, áp sát ngưỡng kiểm soát của Quốc hội. Đến cuối năm 2015, về số tuyệt đối, dư nợ công lên đến 2,608 triệu tỉ đồng, gấp 1,9 lần so với cuối năm 2011 (1,393 triệu tỉ đồng); tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của Quốc hội.

Đây là số liệu trong báo cáo “Đánh giá thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020” do Trung tâm nghiên cứu BIDV công bố hôm 8-6.

Không giảm, mà cứ tăng mãi… Có phải vì quan chức rút ruột ngân sách?

Bản tin TBKTSG ghi rằng trong giai đoạn 2011-2015, nợ công tăng nhanh chóng ở mức 16,7%/năm.

Bản tin cũng viết:

“Đáng lưu ý, quy mô nợ công thực tế có thể đã cao hơn so với mức công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế uy tín có sự khác biệt. Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia đưa ra ước tính và cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%.”(ngưng trích)

Nghĩa là, báo cáo trên giấy tờ là nợ công/GDP là 62,2%.... nhưng theo tiêu chuẩn quốc tế đã hơn 100%. Tại sao cần con số thấp đã được phù phép như thế?

Và nợ cứ chồng thêm nợ… Báo Thanh Niên ghi nhân:

“Cụ thể, chỉ tiêu nợ phải trả (nợ gốc và lãi) có nguy cơ tiến sát vượt ngưỡng cảnh báo. Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn/thu NSNN đã tăng lên 22,3% (ngưỡng an toàn 25%).

Bên cạnh đó, nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn trả nợ công không bền vững. Theo Bộ KH-ĐT, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN tăng lên 38% vào năm 2014 và 45% năm 2015. Hệ quả là tình trạng vay để trả nợ gốc ngày càng tăng, lên đến 80.000 tỉ đồng năm 2014 và 150.000 tỉ đồng năm 2015. Tuy nhiên, khả năng gia tăng thu ngân sách/GDP giảm mạnh, cụ thể năm 2011 là 25,9% xuống 22,1% năm 2015 và dự kiến tiếp tục giảm.” (ngưng trích)

Nghĩa là gì? Nghĩa là liên tục vay nợ để trả nợ gốc… Vay nợ để tar3 nợ là tự ăn vào cơ thể của mình…

Báo Xã Luận nêu đề nghị của chuyên gia tài chánh Phạm Chi Lan là phải cắt giảm.

Bản tin nêu lời khuyên làm tựa bản tin:

“Bỏ biên chế để giảm gánh nặng 11 triệu người ăn lương nhà nước”…

Báo XL ghi lời bà Phạm Chi Lan: “Hiện nay số người hưởng lương và mang tính chất lương đã lên tới 11 triệu. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy. Đã đến lúc cần có một “khoán 10” trong việc giảm số người ăn lương nhà nước mới có nguồn để đầu tư phát triển đất nước.”

Bản tin nêu rằng: 40 người nuôi một công chức, nuôi sao nổi…

Báo Xã Luận viết:

“Bà Phạm Chi Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức (CBCC), viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước.

Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy.

Nước Mỹ có diện tích lớn xấp xỉ 30 lần nước ta, dân số gần gấp 4 lần, nhưng đội ngũ công chức của họ chỉ có 2,1 triệu. Nhìn sang Trung Quốc thì chúng ta thấy đội ngũ công chức của họ cũng chỉ chiếm 2,8% dân số.

Như vậy, chúng ta thấy 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức. Đó là chưa kể người dân chúng ta phải gánh chịu tình trạng quan liêu, sách nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ trong số 2,8 triệu công chức này.”(ngưng trích)

Trong khi đó, Đài RFA từ Hoa Kỳ ghi nhận tình hình nợ công VN không có gì lạc quan.

RFA ghi nhận rằng truyền thông trong nước loan đi vào ngày 7 tháng 6 cho biết trong năm nay cơ quan điều hành dự kiến dành ra khoản tương đương hơn 12 tỷ đô la Mỹ để trả nợ. Số này gồm khoản trả trực tiếp đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm, khoản trả nợ vay nước ngoài của chính phủ về cho vay lại và khoản đảo nợ.

Nghĩa là, thu không đủ chi, mặc dù tốc độ thu luôn luôn tăng; thế nhưng tốc độ chi luôn vượt tốc độ thu. Cho nên bội chi ngân sách là một bệnh trầm kha của nền kinh tế Việt Nam.

Trong khi đó chính phủ Việt Nam có kế hoạch vay khoản tương đương hơn 20 tỷ đô la Mỹ. Số vay này được cho biết hơn phân nửa để bù đắp bội chi.

Bộ Kế hoạch Đầu tư của Việt Nam báo cáo rằng với khả năng thu như hiện nay thì tổng thu ngân sách sẽ không đủ để chi thường xuyên và trả nợ.

Thông tấn xã Việt Nam vào ngày 8 tháng 6 loan tin tính đến cuối năm ngoái nợ công của Việt Nam ở mức 62,2% GDP (Tổng sản phẩm nội địa), nợ chính phủ ở mức 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của chính phủ ở mức 16% tổng thu ngân sách Nhà nước.

RFA ghi lời chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long có đánh giá về tình trạng mất cân đối trong thu chi của Việt Nam lâu nay và nguyên nhân dẫn đến thực trạng có thể nói không mấy sáng sủa đó:

“Thực chất vấn đề ngân sách của Việt Nam luôn luôn bội chi. Điều này đã thấy rất rõ. Có nghĩa là thu không đủ chi, mặc dù tốc độ thu luôn luôn tăng; thế nhưng tốc độ chi luôn vượt tốc độ thu. Cho nên bội chi ngân sách là một bệnh trầm kha của nền kinh tế Việt Nam.

Để cân đối ngân sách thì phải phát hành ngân sách trong nước và nước ngoài, phải đi vay. Chính vì vậy làm cho nợ công có xu hướng tăng rất lớn. Và thực chất nghĩa vụ trả nợ công của Việt Nam hằng năm bây giờ tăng lên rất cao. Ví dụ năm 2015, nghĩa vụ trả nợ công là trên 400 nghìn tỷ.

Trong bối cảnh tình hình hiện nay thì một trong những lý do của vấn đề đó là đầu tư dàn trải, không có hiệu quả. Chính vì vậy chúng ta thấy rằng đó là một cảnh báo, một báo động cho thực trạng nền tài chính Việt Nam. Chính vì vậy hệ số rủi ro tín dụng rất cao. Theo tính toán vào tháng tư năm 2015 thì Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia có cảnh báo chỉ số về hệ số rủi ro tín dụng rất cao gần 290 điểm. Trong khi đó Hy Lạp khi vỡ nợ là hơn 300 điểm.

Đây là một cảnh báo về nguy cơ rủi ro rất lớn đối với khủng hoảng nợ công của nền kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng mới lên để bù đắp những thiếu hụt buộc phải đi vay một mức rất lớn.

Một lý do nữa là kỷ luật tài chính không nghiêm!”(Ngưng trích)

Đó là cái nhìn từ chuyên gia bên ngoài. Chuyên gia trong nước nhìn cũng thê thảm như vậy.

RFA ghi lời ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chính hiện đang làm việc ở Việt Nam, cũng có những nhận định về vấn đề nợ nần của chính phủ Việt Nam hiện nay như sau:

“Vấn đề tài chính của Việt Nam rất khó khăn. Khó khăn vì nền kinh tế không phát triển kịp để ngân sách có thể thu thuế. Vì vậy nợ công có thể tăng lên với mức nguy hiểm cho việc ổn định kinh tế.

Nếu không có đủ tiền để trả nợ mà phải đi vay tiếp để đảo nợ thì tình hình tài chính - kinh tế như thế là bất ổn rồi.

Một vấn đề nữa là phải vay với điều kiện nào! Vay ở trong nước thì lại đụng chạm đến nguồn tài chính cho phát triển nền kinh tế. Chính phủ lại cạnh tranh với doanh nghiệp về vốn trên thị trường. Còn đi vay ở nước ngoài thì vay với lãi suất nào? Tôi thấy không phải dễ dàng đi vay mãi để trả nợ được.”(ngưng trích)

Nghĩa là, nợ như Chúa Chổm… Ai gây ra như thế? Đổ tội cho Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc? Ông này mới lên mà… Quy tội cho cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng? Ai biết được, có ai trong gia tộc họ Nguyễn rút ruột ngân sách chăng? Không phải truy tận cùng là Nguyễn Phú Trọng và Đảng CSVN, có đúng không? Thôi thì, cả nước ngập nợ…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.