Hôm nay,  

Cái Chết Của Một Lãnh Tụ

26/11/200400:00:00(Xem: 6652)
Tôi còn nhớ mãi lần đầu tiên thấy được mặt mũi của ông trong giờ nghỉ trưa khi tôi mới chập chững bước chân vào đại học của thành phố Houston để học Anh văn. Hôm đó là ngày sinh nhật thứ 52 của ông.
Lớp học Anh văn của tôi gồm đủ loại sinh viên từ các nước trên thế giới như Việt Nam, Hy Lạp, Ba Tây, Mễ, Trung Hoa, nhưng đông nhất phải kể là các sinh viên vùng Trung Đông, thuộc gốc đạo Hồi như Palestine, Lebanon...
Các sinh viên người Palestine có lẽ được dặn dò và huấn luyện trước nên ai ai cũng ăn mặc thật tươm tất, miệng cười tươi rói, áo bỏ vô “thùng” và ăn dầu ô liu hôm trước ít một chút nên mùi khét cũng đỡ nồng nàn hơn mọi ngày. Xin tạ ơn Đấng Tiên Tri của chúng ta.
Hai sinh viên Palestine đẩy bàn của giáo sư vào sát vách tường, lấy khăn trắng tinh phủ lên và vác tấm hình thiệt lớn của ông trang trọng để vào chính giữa như thờ bái. Trong lúc đó hai sinh viên khác cầm xấp hình của ông đi chung quanh lớp phát không cho mọi người như để…bái phỏng cho dù ông chưa chết.
Tôi có tật trưa ngủ phải ngủ một giấc ngắn. Đang gật gờ nửa tỉnh nửa mê thì bị anh bạn người Palestine vỗ vai đánh thức dậy. Im lặng và nghiêm chỉnh, anh đặt hình ông ngay ngắn trước mặt tôi để làm lễ mừng sinh nhật khiếm diện. Anh ta không bắt tôi đứng lên mừng lễ nhưng lại hất khẻ hàm ra ý tôi nếu biết điều phải quấy thì phải đứng thẳng người lên.
Vừa banh mắt ra thấy tấm hình ông ngước mặt im lặng nhìn tôi nhe răng cười, tôi giật mình tỉnh ngủ ngay. Tấm hình bán thân không cho tôi biết vóc dáng của ông cao lớn bao nhiêu nhưng tôi phỏng đoán ông thấp người, mặt bự, đầu to lại luôn quấn cái khăn ca rô trắng đỏ phủ bờ vai. Mũi ông cũng to, cao và rất kín. Râu thì mọc lung tung loang lổ không thưa, không rậm, nhưng đặc biệt râu cằm bạc hơn râu mép.
Theo tướng số Trung Hoa thì mũi là chủ, mặt là quan, tai là tước. Mũi to mà kín là đại phú. Mặt bự, tai to mà dầy là đại quan. Râu mép mà đen hơn râu cằm, tiếng tăm sẽ lừng lẫy. Miệng rộng, môi dầy với râu mọc lởm chởm dơ dáy chung quanh là đại…dâm. Tai ông tuy không lộn ngược như tai Hồ Chí Minh nhưng ông mắt lộ, khi cười lại thu nhỏ và nhô ra thêm như con tắc kè nên phải là tay gian hùm rất mưu mô, xảo trá không thể tin được.
Tôi cầm tấm hình khổ đúng một tờ giấy đưa lại cho anh bạn. Anh hơi ngạc nhiên một chút rồi nhẹ nhàng khuyên tôi:
- Đây là anh hùng Arafat của thế giới. Anh hãy giữ nó. It’s free.
Tôi cười lắc đầu:
- Ông ta là anh hùng của nước anh chứ không phải anh hùng của tôi. Anh hãy lấy lại.
Thường ngày người bạn cùng lớp rất hiền lành. Hôm nay có sự hiện diện của người hùng, anh rất dễ nổi nóng. Anh to tiếng trả lời:
- Arafat là anh hùng của thế giới chứ không của một nước nào cả.
Tôi vẫn cứng đầu :
- Ông ta chả phải là anh hùng của nước tôi.
Tôi cầm tấm hình để qua cái bàn bên cạnh và khoanh tay cúi đầu dựa vào bàn ngủ tiếp. Lâu lâu tôi lại hé mắt lén xem họ tế sống ông trong ngày sinh nhật. Ông thầy dậy Anh văn của chúng tôi cũng ngồi vào một góc để coi. Tất cả các đại học Mỹ đều có một sinh hoạt rất dân chủ. Ai muốn ca tụng ai thì cứ việc ôn hòa mà làm. Ai không thích ai cũng cứ việc ôn hòa chống đối. Ai đứng giữa hai làn ranh thì cứ việc ngồi ngắm. Chả ai bị cấm đoán. Chả ai bị giáo dục tư tưởng.
Tôi nhìn lại tấm hình bán thân của ông lẩm bẩm khấn:
- Lại một Hồ Chí Minh ở Trung Đông.
Yasser Arafat tên thật là Mohammed Abdel-Raouf Arafat al-Qudwa al-Husseini, sinh ngày 24 tháng 8 năm 1929 ở thành phố Cairo, đất Ai Cập, là con thứ năm trong gia đình bẩy người con của một người buôn tơ lụa gốc Palestinian. Mẹ chết năm lên năm nên Arafat lúc sống ở Cairo, lúc ở Jerusalem thời niên thiếu.
Cả cuộc đời Arafat đều chối bỏ nơi sinh trưởng thật sự là thành phố Cairo và lúc nào cũng tự nhận mình sinh ra ở đất thánh Jerusalem. Để mua thêm lòng tin của những người dân Palestine nhẹ dạ, Arafat có nhờ cả Tình Báo Trung Ương Cục KGB của Nga phát minh ra giấy khai sinh tại Jerusalem.
Người ta có thể lừa một dân tộc nhưng không ai có thể lừa được lịch sử cả. Lịch sử đã có cả giấy khai sinh của Arafat chứng nhận nơi sinh thành từ thành phố Cairo, thủ đô của nước Ai cập. Nhưng Arafat vẫn khăng khăng chối bỏ.
Cái tên Yasser, tiếng Ả rập có nghĩa là “dễ chịu”, do ông tự chọn khi còn là sinh viên trong trường đại học ở Cairo. Trước khi vào học, Arafat có xin vào một đại học Mỹ ở Texas, nhưng vì thủ tục giấy tờ chập chạp, Arafat nóng nẩy bỏ cuộc và ghi danh vào học kỹ sư công chánh tại Cairo University năm 1947. Arafat học dốt đặc cán mai vì mãi chín năm sau (1956) mới xong mảnh bằng kỹ sư. Người trung bình chỉ tốn từ bốn đến năm năm, tay khá thì ba năm rưỡi, giỏi cần ba năm.
Dân Palestine thường biện hộ cho vị anh hùng của họ là không phải vì Arafat dốt mà là vì thời sinh viên ông chuyên lo tham gia chính trị nhiều hơn vào lớp nên học khá lâu. Arafat làm thủ lãnh sinh viên từ năm 1952 cho tới khi ra trường.
Ra trường nhưng không tìm được việc làm ở Ai Cập, Arafat bỏ qua Kuwait tìm việc và cũng tại đây ông cùng với một số người thành lập đảng Fatah với chủ trương dành lại đất tự trị cho người Palestine từ Do Thái và Jordan qua bạo lực. Được giúp đỡ tiền bạc bởi nước Syria, tổ chức Fatah gây được nhiều cuộc bạo động và khủng bố tại một vài nơi trong cộng đồng người Do Thái ở lãnh thổ Jordan, Lebanon và dai Garza.
Năm 1964, Liên Hiệp Ả Rập thành lập tổ chức Palestine Libreation Organization, viết tắt là PLO, với cùng chung một chủ trương bài Do Thái bằng bạo động như đảng Fatah. Arafat ngửi thấy hơi tiền của tổ chức PLO nên từ từ đưa đảng Fatah của mình vào nội bộ PLO, dành chiếm lấy sự lãnh đạo bằng mọi thủ đoạn vừa chính trị tuyên truyền vào đầu người dân nghèo đói thất học Palestine và vừa ma đạo tiêu trừ những thành phần đối lập trong tổ chức.
Cuộc đời danh vọng của Arafat lên đến cực điểm vào tháng ba năm 1968 nhờ vào chiến dịch tuyên truyền chiến thắng trong trận đánh tại thành phố Karameh nước Jordan.
Để trả đũa việc khủng bố đánh vào một chiếc xe bus trở đầy học sinh, quân đội Do Thái thả truyền đơn, ra quyết định sẽ tấn công thành phố Karameh, nơi đảng Fatah đang đặt bản doanh ba ngày sau và kêu gọi người dân nên rời thành phố..
Khi quân đội Do Thái tiến vào thành phố, họ đã gặp sự kháng cự khá mạnh mẽ của quân đội Jordan. Kết quả cuộc chiến báo cáo từ ba bên đều khác nhau một trời một vực. Do Thái đếm thấy có 28 quân mình và 100 quân Jordan chết, 170 quân khủng bố Fatah bị giết và bắt sống 200 tên. Phe Jordan nói quân đội ta chỉ có 20 hy sinh và giết được 200 lính Do Thái. Phe Fatah tuyên bố chúng ta được đấng Allas hộ trợ nên chả chết người nào cả mà lại thịt được 500 anh Do Thái. Chả ai biết chắc được kết quả. Chỉ biết phe nào cũng hô chiến thắng. Phe Arafat hô to nhất.
Đang đói chiến thắng từ lâu, cộng đồng Ả Rập và người Palestine hết sức phấn khởi đón tin chiến thắng này như là một phép lạ từ thượng đế ban xuống. Arafat “dễ chịu” nhanh chóng trở thành anh hùng vì là người Palestine đầu tiên đám đương đầu thẳng với quân đội thiện chiến của Do Thái mà không…chết. Tổ chức PLO phải lập tức giao chức lãnh tụ cho Arafat cho tới ngày ông…thăng.
Thật ra Arafat chả có đánh đấm tí gì trong cuốc chiến tại Karameh. Trước cuộc chiến, ông và các đồng chí của ông chỉ giao những súng ống mình đang có cho quân đội Jordan và chuồn lẹ ra khỏi thành phố. Lịch sử chưa tìm ra được ông đã làm gì trong thời gian đánh nhau. Tôi thì phỏng đoán Arafat vào quán bia ôm nào đó ngồi thầm thì, thủ thỉ để giảm “stress”. Sau khi biết chắc quân đội Do Thái đã rút, ông trả tiền bia ôm, quên típ, rồi phóng nhanh vào thành phố khoe rùm beng lên là phe ta chả chết tên nào, chỉ khá mệt mỏi sau những giờ truy tầm kẻ thù. Địch thì bị súng thần công ta bắn chết vô số, 500 tên, nằm vắt vưởng đầy hang cùng ngõ hẹp.
Kể từ đó Arafat xây dựng quyền lực, một mình tóm thâu tất cả tiền bạc đóng góp từ nhân dân Palestine nhẹ dạ vào trong tay để lâu lâu tổ chức những cuộc khủng bố vào dân Do Thái. Ở cương vị lãnh đạo tổ chức PLO, Arafat đã thoả mãn những người hiếu chiến trong cộng đồng Ả Rập bằng cách bác bỏ mọi giải pháp chính trị và phát động chiến tranh giải phóng toàn diện. Năm 1970, Arafat hùng hồn tuyên bố một cách tàn nhẫn, sặc đầy mùi máu tanh với phóng viên của Ý Đại Lợi:
"Đối với chúng tôi, hòa bình không gì khác hơn là hủy diệt Do Thái".
Thành công nhất trong việc bắt cóc và giết mười một lực sĩ Do Thái trong thế vận hội Munich hè năm 1972, Arafat đã gây sự chú ý của cả thế giới về tổ chức khủng bố PLO. Hình ảnh những tên khủng bố đeo bao mặt nạ kín đầu như những tên đao phủ thủ thời thánh chiến đã đánh mạnh vào ký ức người dân hiền lành mọi nước đang coi thế vận hội. Họ sợ và họ ớn PLO.
Arafat một lần nữa đã làm thỏa mãn tự ái của người dân Palestine: thế giới phải kính nể, ớn lạnh khi nghe đến chữ PLO cho dù nó có đồng nghĩa với giết người không gớm tay. Người dân ngây thơ Palestine càng vững tin vào vị anh hùng Arafat, càng đóng tiền bạo cho tổ chức, càng dũng cảm hy sinh sinh mạng cho tổ chức. Túi tiền của Arafat phình lẹ và to hơn cả khinh khí cầu. Mệnh lệnh của Arafat đưa ra được cả ngàn người hăng say sẵn sàng chết để thi hành.
Sự bành trướng của Tổ chức Giải phóng Palestine khơi dậy tham vọng của Arafat muốn tước quyền của vua Hussein xứ Jordan. Vua Hussein tức giận nên điều động binh sĩ và xe thiết giáp vào thủ đô Amman hôm tháng 9-1970 để đàn áp và đẩy Tổ chức Giải phóng Palestine khỏi nước mình sang Lebanon. Người Palestine gọi là Tháng Chín Đen.
Năm 1974, có lẽ thấy khủng bố đặt bom hoài cũng chán, chả nổ thêm được gì, Arafat đổi chiến thuật chơi trò chơi mới, từ thuần túy khủng bố qua nửa khủng bố nửa vận động chính trường thế giới, vừa đánh vừa đàm. Ngày 13 tháng 11 năm 1974, Arafat xuất hiện trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với bộ đồ quân phục và bao súng rỗng tuyên bố nhăng nhít mà chả ai tin được lời của ông:
- Ngày hôm nay tôi tới đây mang theo cành ô liu và khẩu súng của người chiến đấu cho tự do. Xin đừng để cành ô liu này rời khỏi tay tôi.
Trên tay ông chả có cành ô liu lẫn khẩu súng. Có thể ông giấu khẩu súng trong quần. Mà cho dù cành ô liu có không rời khỏi tay thì ông vẫn vừa có thể cầm cành ô liu tay này, vừa bóp cò súng tay kia, đúng như những gì ông đã làm sau đó, từ năm 1974 cho tới năm 1993.

Người Palestine trân trọng câu nói trên như là một đoạn trong phúc âm. Họ lại sung sướng. Họ lại hồ hởi, hát hò và vét cạn tiền túi dâng cho ông cho dù chả có ma nào hiểu rõ được ý của ông muốn gì. Tôi thì lạc quan cho rằng ông ngầm muốn nhắn đến đồng hương người Việt Nam của chúng ta hãy nên dùng dầu ô liu để chiên chả giò thì mới khỏe, vác nổi súng!
Vì không thấu đáo đường lối chiến lược nên Arafat như con thiêu thân dắt dân tộc Palestine lao vào cuộc chiến tranh khủng bố. Thực tế, sau một thập niên phát động phong trào giải phóng, người Palestine vẫn tị nạn ở các nước láng giềng, vẫn sống trong nghèo đói và chưa bao giờ có được một quốc gia độc lập toàn vẹn. Trong khi đó họ dần nhận ra bạo lực cách mạng không hề làm cho quân đội Do Thái chùn bước mà chỉ làm cho họ đoàn kết và kiên cường thêm. Đã thế chính quyền và người dân các nước trên thế giới đều chán ghét bạo động, khinh bỉ khủng bố.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc thì hơn 50% người Palestine ở Tây Ngạn và 68% ở Dãi Garza sống trong nghèo đói. Chỉ khá hơn được Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Cộng Hòa Nhân Dân Campuchia và Cộng Sản Bắc Hàn vài phần trăm mà thôi.
Năm 1993, một lần nữa Arafat chuyển từ vừa đánh vừa đàm qua hoàn toàn đàm phán để ký kết bản Tuyên Ngôn Declaration of Principles với Do Thái. Năm sau, 1974, ông nhận lãnh giải thưởng Nobel về hòa bình để rồi từ đó vẫn thường xuyên âm thầm kinh tài cho những tổ chức đánh bom khủng bố vào thường dân Do Thái.
Người ta cho rằng có bốn lý do chính bắt ông phải tuyên bố giã từ hẳn bạo động để chuyên về vận động chính trị. Thứ nhất ông mất hậu thuẫn mạnh mẽ của Nga khi mà thành trì xã hội chủ nghĩa tanh banh năm 1989. Thứ hai người dân Palestine bắt đầu nghi ngờ ông tiêu xài tiền bạc khi ông cưới người vợ trẻ Suha, dân Cơ Đốc Giáo chứ không phải đạo Hồi chính thống. Thứ ba là những người chủ trương bạo động trong tổ chức PLO bất đồng ý kiến đàm phán lững lờ, nửa đực nửa cái của ông. Giới lãnh đạo Palestine nghi ngờ và chống đối lẫn nhau. Thứ tư ông bị áp lực của Hoa Kỳ trong chiến thắng vùng vịnh.
Trong chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga, người Mỹ bênh Do Thái thì đảng cộng sản Nga chắc chắn phải giúp Palestine. Tổ chức PLO nhận được nhiều vũ khí và huấn luyện từ Nga qua khối các nước Đông Âu. Khi chủ nghĩa xã hội xập tan tành theo bức tường Bá Linh thì tổ chức PLO cũng mất đi không những nguồn viện trợ khổng lồ mà còn cả tiếng nói trong chính trường thế giới. Cái đàm của Arafat nuốt hết vô nên gây thành bệnh ho.
Có thể nói cuộc đời Arafat xuống dốc thê thảm từ khi ông…anh hùng đứng ra lấy mỹ nhân Suha năm 1990 khi ông vừa tròn 62 tuổi và người đẹp chỉ mới có 28 cái xuân xanh. Cả cuộc đời và cuộc tình của Suha đều do người mẹ tài giỏi Tawil, vừa là nhà báo vừa là nhà thơ, xếp vần nên. Người ta chưa kiếm được nhiều tin tức về sự liên hệ giữa Tawil và Arafat, nhưng có điều ai cũng biết Arafat luôn luôn nghe lời đề nghị của Tawil.
Sau khi Suha xong trung học, Arafat nghe Tawil khuyên, nên cấp học bổng của tổ chức PLO cho con nàng vào học đại học danh tiếng nhất của nước Pháp, Sorbonne. Ngoài tiền học phí, ăn ở, và shopping ở Paris, Suha hằng năm vào những kỳ hè còn về lại Tunis làm việc chung với…Arafat với đồng lương thật hậu hĩ. Lúc đầu, Suha thuộc dòng mến thánh giá Christian, sau khi làm việc với Arafat, nàng đổi ý nhẩy qua dòng ưa ăn ô liu Islam, để rồi một ngày xấu trời xin được nâng bi cũ sửa súng cổ cho anh chàng Arafat “dễ chịu”.
Ngay từ những ngày đầu chung sống, nhiều tin đồn họ sống với nhau tuy chung một nhà nhưng hai chỗ ở. Suha quen sống đời trưởng giả, xa hoa trong kinh thành ánh sáng Paris nên không thể chịu được mùi khói lửa của chiến tranh. Nàng và đứa con gái đành phải gạt lệ chia tay những người Palestine nghèo nàn để về Pháp sống đời hiu quạnh với mẹ sau vài năm chung sống với người anh hùng của dân tộc mình.
Nếu chính quyền Pháp không bắt được một tấm ngân phiếu trị giá 11.4 triệu Mỹ kim gửi từ nhà băng Thụy Sĩ tới công của Suha trong ngân hàng ở Paris thì có lẽ người Palestine đói rách sẽ mãi mãi không hề hay biết mỗi tháng Arafat rút một trăm ngàn đô la từ tổ chức PLO gửi cho Suha ăn chơi cho qua tháng ngày nhớ nhung tổ quốc nghèo nàn của mình.
Arafat tố Do Thái xúi dục chính phủ Pháp chơi ông. Dân Palestine khờ khạo nửa tin nửa ngờ cho dù Suha nổi tiếng về trưng diện, shopping và lúc nào cũng nhuộm tóc blondy cho giống dân Tây.
So sánh giữa hai tay chơi: Arafat và Hồ Chí Minh về chuyện phòng the, ta thấy Arafat khôn ngoan hơn rất nhiều trong mục này. Khoái Suha là lấy, không đạo đức giả để người đời tôn vinh ta đây giữ trinh tiết suốt đời cho đất nước để phải ngủ lẻ loi một phòng. Đến khi chết Hồ Chí Minh mới biết hố to nên than thở đã làm một lầm lỗi là không lấy vợ để giờ con ruột mình suốt đời gọi ngưới khác bằng cha.
Càng ngày tổ chức PLO càng mất niềm tin vào Arafat. Nhất là khi các tổ chức quốc tế đã buộc tội giới lãnh đạo Palestine là "những cuộc tranh giành quyền lực mới đây, các vụ đụng độ vũ trang, nhiều cuộc biểu tình chứng tỏ người Palestine chống Do Thái ít hơn là chống lẫn nhau. Các cuộc xáo trộn không phải là sản phẩm của riêng Do Thái, mà cũng do từ phía người Palestine".
Người dân Palestine sáng suốt đã dần nhận ra một sự thật đau lòng khó phủ nhận được đó là người anh hùng Arafat chỉ nghĩ tới danh tiếng của mình hơn là vì phúc lợi của dân tộc Palestine.
Năm 1993, Hoa Kỳ dựa vào chiến thắng vùng Vịnh đã thúc đẩy sự hình thành Thỏa ước Oslo để Arafat và PLO trở về quê hương và thành lập chính phủ Palestine vào tháng 7-1994. Do Thái cũng tự nguyện rút một số quân khỏi Dải Gaza và thành phố Jericho. Biến cố này mang lại giải Nobel Hòa Bình cho Arafat cùng Thủ tướng Rabin và Ngoại trưởng Peres của Do Thái.
Dân tộc Palestine được mãnh đất tạm tự trị không thông qua bạo lực cách mạng như Arafat mong muốn mà bằng một giải pháp chính trị ôn hòa do Hoa Kỳ và Do Thái dịu giọng dàn xếp. Đảng Lao Động Do Thái đã đề nghị cho người Palestine toàn bộ Dải Gaza và hầu hết vùng Tây Ngạn, suýt soát phần đất bị mất trong cuộc chiến 1967. Tiếc thay, Arafat đã tự phá tiến trình trong cuộc đàm phán tháng 1-2001 với Thủ tướng Do Thái, Barak bằng cách từ chối tất cả những đề nghị thật xây dựng, cho dù hầu hết những người đàm phán Palestine đều vui mừng ngỏ ý chấp nhận.
Một lần nữa, Arafat chỉ tự ái coi trọng đến danh tiếng của một nhà cách mạng bạo lực không nhận ơn huệ của kẻ thù hơn là sự no ấm của cả dân tộc Palestine. Người Palestine đã mù quáng đưa tương lai của đất nước vào tay một cá nhân mà không chịu thông qua dân chủ đầu phiếu để toàn dân tự quyết định.
Sự qua đời của Arafat đã khiến nhiều người hy vọng tảng đá cản đường không còn nên nhất quyết thúc đẩy tiến trình hòa bình cho Trung Đông với bước đầu tiên là dàn xếp một cuộc sống chung yên lành giữa hai quốc gia Do Thái và Palestine. Tel Avis phấn khởi và nóng lòng nhất đối với mục tiêu sống chung hòa bình với các dân tộc láng giềng để cùng nhau phát triển hơn là chuyên đánh đấm nhau triền miên và thù hận muôn đời không nguôi.
Viễn ảnh hai quốc gia Palestine và Do Thái sống bên nhau trong hòa bình như bình minh, đang từ từ ló dạng. Cái chết của Arafat có giá trị cho dân tộc Palestine hơn là sự chiến đấu “anh hùng” của ông ta rất nhiều.
Điều đau lòng nhất cho những người nghèo đói năm xưa tin ông đã đóng góp tiền bạc cho tổ chức PLO là trước khi chết ông cũng không hề tiết lộ cho bất cứ ai trong tổ chức số trương mục ngân hàng tại Thụy Sĩ ngoài…người tình muôn thuở Suha. Hiện nay Suha đang đòi PLO phải trả nàng mỗi năm 22 triệu Mỹ Kim cho đến hết “cuộc tình ngây thơ ngày nào” để đổi lấy số trương mục của…PLO.
Người ta ước tính Arafat “dễ chịu” giữ khoảng từ 3 đến 5 tỷ Mỹ Kim đóng góp của Liên Hiệp Ả Rập và người dân Palestine trong hơn hai thập niên qua. Tuy nhiên ngoài người đẹp Suha ra, không ai có thể biết được hiện trong công của chàng còn lại bao nhiêu. Nếu đồng ý cam kết trả nàng mỗi năm 22 triệu mà khi coi lại trương mục chỉ còn có hơn mười triệu đô la thì lỗ to.
Arafat đã chết nhưng vẫn còn để lại rất nhiều nhức đầu cho đất nước Palestine. Ngoài tiền bạc cất giữ trong trương mục của tổ chức, ông cũng chả hề lựa chọn người thay thế hay bàn giao những quyền lực cho dù ông có rất nhiều thời gian trước khi…thăng. Ông cứ thanh thản ra đi như ngày ông đến, chả một chút suy tư hay đoái hoài gì đến những công việc còn dở dang của tổ chức, của đất nước và của dân tộc.
Một số người Palestine vẫn còn say sưa ca tụng ông anh hùng.
Trước khi vội vã phong thánh cho ông, chúng ta nên để một thời gian dài cho lịch sử tìm kiếm đủ những dữ kiện để phê phán và đặt ông đúng vào chỗ của ông xứng đáng đứng. Phần lớn những ông thánh sống đương thời thường tự phát quá nhanh trong các nước chậm tiến đã được các nhà viết sử tìm ra được những tin tức trái ngược.
Hồ Chí Minh không những vợ con đầy đủ mà còn từng viết thư nhục nhã xin thực dân Pháp vào trường bảo hộ học, ký tên Tây Paul Tất Thành. Lênin, hô hào dân Nga nên cần kiệm, lại xây không những một khu ăn chơi xa đọa mà cả một đại lộ rộng lớn chảy thẳng tới từ điện Cẩm Linh để đi cho lẹ. Chết vì bịnh giang mai không chịu chôn xuống đất, cứ ướp xác cho dân nhòm virus của vị “anh hùng phe Xã hội chủ nghĩa”.
Theo bác sĩ Lý Chí Thỏa, người bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông trong 22 năm, thì lãnh tụ Mao lúc nào cũng chê phong kiến nhưng ngài luôn ao ước được độc tôn như Tần Thủy Hoàng, như Võ Tắc Thiên, mơ mộng được ngủ với một ngàn gái đồng trinh để sống lâu như vua Tùy Dạng. Ngài chuyên chống đồi trụy xa hoa nhưng hằng đêm lại tổ chức khiêu vũ với các em văn công trẻ đẹp. Không những lãnh tụ là một tên lưu manh rặt mà còn là một con người dơ dáy, bị bệnh giang mai không chịu uống thuốc chữa và suốt đời không hề đánh răng.
Lịch sử sẽ vô tư phán xét công tội của Chủ tịch Arafat nay mai.
Hiện tại chúng ta chỉ ước mong những người thay thế ông trong những ngày tháng tới sẽ không dùng tiền bạc của nhân dân mình cực khổ đóng góp để hào phóng hiến dâng cho người tình. Cũng mong muốn họ đừng vì quyền lợi cá nhân hay tự ái riêng tư mà đưa cả một dân tộc Palestine, một lần nữa, phiêu lưu vào cuộc chiến mới.
Người dân Palestine đã không dân chủ nên yếu đuối để vận mệnh dân tộc mình vào trong tay một người. Quân đội nhân dân và đảng viên cộng sản Việt Nam trong nước nên tìm hiểu thêm bài học dân chủ qúy báu này.

Houston, đầu Đông năm 2004.
Lê Như Đức

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.