Hôm nay,  

Trường Kỳ Biển Đông

26/05/201600:00:00(Xem: 4822)

Đó là lời nói của Bộ Trưởng Quôc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter: Mỹ đánh trận trường kỳ ở Biển Đông.

Bản tin trên tờ The Diplomat viết như thế.

Carter nói, đối với Trung Quốc, cũng hệt như với Liên Xô thời xưa, Mỹ tin rằng "vận hành cơ chế nội bộ" sẽ dẫn tới thay đổi ở Trung Quốc và vùng Thái Bình Dương.

Bộ Trưởng Ash Carter nói như thế hôm Thứ Tư.

Carter nói như thế với các chiến binh Hải quân tại Học Viện Chiến Tranh Hải Quân hôm Thứ Tư rằng Mỹ sẽ cứng rắn dùng nhiều biện pháp lúc cương, lúc nhu và lâu dài Trung Quốc sẽ biến đổi và lúc đó là bất chiến tự nhiên thành.

Có thê hy vọng chăng?

Bao giờ TQ thay đổi? Thay đổi thế nào? Sụp đổ và tan ra thành nhiều nước nhỏ, hay là trở thành đa nguyên đa đảng?

Trong khi Mỹ dự tính trường kỳ ở Biển Đông, Trung Quốc cũng trường kỳ không buông Biển Đông.

Trong khi đó, Biển Đông vẫn sôi động...

Báo Tuổi Trẻ kê chuyện hồi trưa 24-5, ba tàu cá của ngư dân Quảng Nam đề nghị xin vào tránh gió ở bãi cạn Scarborough (Philippine). Nhưng đến 14g ngày 25-5, ba tàu cá này vẫn không vào được do bốn tàu Trung Quốc xua đuổi.

Thông tin từ Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cho biết: lúc 12g ngày 24-5, tại vị trí 15 độ vĩ Bắc-117, 44 độ kinh Đông (thuộc khu vực bãi cạn Scarborough, cách Đông Bắc đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa khoảng 305 hải lý), 3 tàu cá của tỉnh Quảng Nam cùng 134 ngư dân trên tàu đề nghị xin được vào tránh trú gió tại bãi cạn Scarborough (Philippine), do khu vực sóng gió cấp 7, giật trên cấp 7 nguy hiểm đến tính mạng các ngư dân.

Báo Tuổi Trẻ viết:

"Nhận được đề nghị của các tàu cá trên, Văn phòng Uỷ ban Quốc gia TKCN yêu cầu Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại thông báo cho cơ quan chức năng của Philippine tạo điều kiện giúp đỡ cho phép số ngư dân VN 3 tàu cá trên được vào tránh trú gió bảo đảm an toàn; Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam thông báo cho Cơ quan cứu nạn hàng hải Philippine biết để có biện pháp trợ giúp…

Tuy nhiên, đến 14g ngày 25-5, ba tàu cá của ngư dân Quảng Nam vẫn không vào tránh gió được do bị 4 tàu Trung Quốc ngăn cản.

Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải VN, Bộ tham mưu Bộ đội Biên phòng duy trì liên lạc với các tàu cá trên, hướng tàu chạy vào đảo Luzon của Philippine tránh gió.

Bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, chỉ cách đảo Luzon của Philippines 220 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc tới 650 km. Tháng 4-2012, tàu Philippines và Trung Quốc đối đầu nhau căng thẳng tại đây. Sau đó Bắc Kinh đã chiếm giữ bãi cạn này."(ngưng trích)


Trong khi Mỹ trường kỳ ở Biển Đông, Trung Quốc cũng trường kỳ không buông Biển Đông.

Bản tin RFI ghi về Chính sách «ngư-dân quân» của Trung Quốc.

Khi điểm các báo Pháp ra ngày 25/05/2016, bản tin RFI ghi nhận về sóng gió Biển Đông:

"Trong phần phóng sự, Libération có bài viết dài với tựa: «Ngư dân đảo Hải Nam – cánh tay sắt của Bắc Kinh tại biển Đông». Bài viết được minh họa bằng tấm ảnh ngư dân của đảo đang nhộn nhịp bốc dỡ và phân loại cá ngay sát bên những con tàu đánh cá trọng tải lớn, kế bên là tấm bản đồ về các vùng lãnh hải mà Trung Quốc đang có tranh chấp với các nước trong khu vực, và trích lời của một ngư dân địa phương, đã từng đi biển từ lúc mới lên 6: «Thỉnh thoảng tôi tiến sát vào bờ, tôi thấy có rất nhiều biển hiệu được viết bằng ngôn ngữ xa lạ, tôi tự hỏi phải chăng mình đã đặt chân đến nước ngoài».

Khi đến với ngôi làng Tanmen nằm ở bờ phía đông của đảo Hải Nam, người ta thấy một tấm chân dung khổ lớn của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tươi cười, đi kèm với dòng chữ: «Từ bao đời nay, biển Nam Trung Hoa thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Các bạn chính là những chiến sĩ trên tuyến đầu trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh hải của chúng ta». Bài báo nhận định rằng nếu không có sự việc những ngư dân đang sinh sống tại nơi này thì cũng sẽ chẳng có những kiến nghị liên quan đến tranh chấp tại các bãi đá này...

...Theo ông Zhou Weimin, giáo sư lịch sử tại Đại học Hải Nam, ngư dân đầu tiên của làng Tanmen đã ra khơi đánh bắt tại biển Đông vào năm 1286. Ông này khẳng định: «Lịch sử của nghề đánh bắt hải sản ở vùng biến Nam Trung Hoa là một câu chuyện với đầy máu và nước mắt».

Bài báo đưa ra một vài con số đáng lưu ý. Theo Lầu Năm Góc, ngành ngư nghiệp Trung Quốc hiện đang sở hữu một đoàn tàu đánh cá quy mô nhất thế giới, với 21 triệu ngư dân, 439.000 tàu thuyền. Bản thân ngôi làng Tanmen với 30.000 dân thì chính thức có đến 8.000 ngư dân với 300 tàu thường xuyên đảm bảo giao dịch giữa các đảo nằm trong quần đảo Trường Sa.

Bài báo cũng nhắc lại rằng hiện nay Bắc Kinh đang có tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaixia, Brunei và Đài Loan. Dựa phần lớn vào lịch sử quá trình có mặt của người dân, Bắc Kinh đòi chủ quyền đến 90% diện tích biển Đông và không chấp thuận việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế..."(ngưng trích)

Thực tế, trường kỳ nhất sẽ là ngư dân Việt Nam, vì không còn đường nào để sống... nhưng ngư trường cứ bị quậy phá hoài...

Ai sẽ trường kỳ nhất ở Biển Đông? Và TQ sẽ thay đổi thế nào? Chẳng ai biết câu trả lời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.