Hôm nay,  

Tài Liệu Chiến Sử, Hiệp Định Genève,50 Năm Nhìn Lại, Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng Truy Kích Lực Lượng Ly Khai

20/11/200400:00:00(Xem: 5879)
Kỳ 28:
LTS. Tiếp theo phần 1 của loạt bài " Vĩ tuyến 17, Hiệp định Genève, 50 năm nhìn lại", đăng vào số báo thứ Bảy hàng tuần, kể từ đầu tháng 9/2004, VB giới thiệu tiếp phần 2 về tình hình tại miền Nam từ sau Hiệp định Genève đến cuối năm1955. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: Quân lực VNCH trong giai đoạn 1946-1955( Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH); Đông Dương Hấp Hối của cựu Đại tướng Quân đội Pháp Henri Navarre; hồi ký của các cựu Tướng lãnh VNCH: cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, cựu Thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu Đại tướng Cao Văn Viên; Việc từng ngày 1945-1964 của tác giả Đoàn Thêm; tài liệu riêng của VB.
* Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng tái lập an ninh tại miền Tây, truy kích lực lượng ly khai
Sau ngày Bình Xuyên bị Quân đội Quốc gia VN đánh bật khỏi đô thành SG, các lực lượng giáo phái ly khai, chống đối Chính phủ, đã cho lực lượng của mình rút bỏ những địa điểm khó chống giữ để tập trung về những vị trí then chốt. Các lực lượng này án binh bất động. Tuy nhiên, tình hình tại các tỉnh Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc ở Miền Tây trở nên bất an. Các cuộc di chuyển xa phải có hộ tống. Bởi vì lực lượng giáo phái chống chính phủ đe dọa cắt đứt giao thông và cô lập các tỉnh này.
Ngày 23-5-1955, khu chiến miền Tây được thành lập và bao trùm phần đất thuộc ba phân khu Vĩnh Long (Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc), Cần Thơ (Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên) và Sóc Trăng (Sóc Trăng, Bạc Liêu và Rạch Giá). Chỉ huy trưởng khu chiến này là Đại tá Dương Văn Đức, trước đó là Phân khu trưởng Phân khu Sóc Trăng.
Khu chiến Miền Tây có nhiệm vụ mở 1 chiến dịch nhằm tái lập an ninh trong khu vực trách nhiệm và giải tỏa các trục giao thông: Cần Thơ-Vĩnh Long, Châu Đốc-Long Xuyên. Khu chiến được sử dụng 12 tiểu đoàn Bộ binh được tổ chức thành 6 liên đoàn, mỗi liên đoàn có 2 tiểu đoàn.
Các tiểu đoàn thuộc thành phần của các liên đoàn là các tiểu đoàn Bộ binh VN (BVN) và Tiểu đoàn Khinh quân, được sử dụng như những lực lượng xung kích truy lùng đánh địch quân. Ngoài ra, các phân khu và tiểu khu sử dụng các lực lượng địa phương trong kế hoạch tăng cường và án ngữ những vị trí thiết yếu của chiến dịch.
Chiến dịch này được mệnh danh là chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đợt 1. Sau đây là các cuộc hành quân quan trọng của chiến dịch.
*Cuộc hành quân đầu tiên của chiến dịch:
Cuộc hành quân đầu tiên này khai diễn đúng vào ngày 5 tháng 6/1955 nhằm chiếm các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Căn cứ của Trung tướng Lực lượng Hòa Hảo Trần Văn Soái.
Mục tiêu 2: Căn cứ Cái Dầu của Thiếu tướng Lực lượngHòa Hảo Lâm Thành Nguyên.
Ngoài 2 mục tiêu trên, lực lượng hành quân có nhiệm vụ giải tỏa các trục giao thông, phá bỏ các chướng ngại vật trên các quãng đường từ Cần Thơ đến Vĩnh Long và từ Châu Đốc đến Long Xuyên.
Quân đội Quốc gia VN mở nhiều cuộc tấn công từ sáng sớm ngày 5-6-1955 trên nhiều mặt:
-Cánh quân tiến từ Vĩnh Long đến Cần Thơ. Dọc đường tiến quân, các đồn bót của giáo phái đều bỏ trống và không có một sự chống cự nào.
-Một cánh quân được chuyển vận bằng tàu của Hải quân xuất phát từ Cần Thơ, vượt sông, đổ bộ lên mé phải căn cứ Cái Vồn từ khi trời chưa sáng. Cánh quân này có nhiệm vụ đánh úp Cái Vồn để bắt ông Trần Văn Soái. Trong đồn Cái Vồn chỉ có khoảng 200 quân. Khi bị động, lực lượng trong đồn bắn bích kích pháo về phiá lực lượng Quân đội Quốc gia VN đang tập trung để mở cuộc tấn công vào đồn. Lực lượng hành quân bị lung túng bởi một con rạch và các lằn đạn trọng pháo rất chính xác nên đã không mở được cuộc tấn công đúng lúc. Ông Trần Văn Soái và gia đình cùng đại đội cận vệ mở đường máu chạy thoát khỏi đồn. Sau khi chiếm được mục tiêu Cái Vồn, cánh quân này tiếp liên với cánh quân từ Vĩnh Long xuống.
-Một cánh quân xuất phát từ Sa Đéc qua quận Đức Thành tới Long Xuyên. Trước sự uy hiếp của cánh quân này, hai trung đoàn Bắc Tiến và Quang Trung của ông Ba Cụt đang đóng ở rạch Cái Mít tại vùng Lai Vưng đã bỏ căn cứ rút về kinh Thốt Nốt và uy hiếp thị trấn này rất nặng nề.

-Một cánh quân có nhiều chiến xa tăng cường từ Long Xuyên tiến chiếm căn cứ Cái Dầu của ông Lâm Thành Nguyên. Khi cách Cái Dầu khoảng 1 km, cánh quân này bị quân Hòa Hảo từ trong 1 đồn kháng cự lại. Chiến xa đã làm chủ chiến trường và tiến thắng tới căn cứ ở sát ngay liên tỉnh lộ số 10 và hỏa tập vào căn cứ này. Quân đồn trú trong căn cứ hốt hoảng bỏ chạy.
-Một cánh quân (1 tiểu đoàn) của Phân khu Mỹ Tho giải tỏa Quốc lộ 4 từ An Hữu đến Bắc Mỹ Thuận. Cánh quân này không gặp một sự kháng cự nào của đối phương có khoảng 200 người bỏ rút về Đồng Tháp.
Cuộc hành quân này kết thúc vào ngày 14-5-1955. Lực lượng Quân đội Quốc gia VN đã làm chủ được tình hình trên các trục giao thông của vùng hành quân.
Ông Lâm Thành Nguyên cho người ra liên lạc xin quy thuận với Chính phủ, và đã gom lực lượng tại núi Cấm để quân đội Quốc gia VN đến thay thế. Ông và bộ chỉ huy được trở lại đóng ở căn cứ Cái Dầu.
Ông Trần Văn Soái sau này đã cho lực lượng của mình rút vào Đồng Tháp Mười để củng cố lại.
* Lực lượng giáo phái quy thuận, nhập vào Quân đội Quốc gia VN
Như đã trình bày trong phần về lực lượng giáo phái, kế hoạch sát nhập binh đội và quân nhân các lực lượng giáo phái tại miền Nam vào Quân Đội Quốc gia VN được đề cập từ trước Hiệp định Genève vài tháng, nghĩa là từ khi nội các của Thủ tướng Ngô Đình Diệm bắt đầu thành hình. Theo quan điểm của Bộ Quốc phòng Quốc gia VN, việc sát nhập này nhằm vào các lực lượng võ trang giáo phái của Hòa Hảo và Cao Đài, là hai lực lượng giáo phái chính yếu. Chính phủ Quốc gia muốn kết hợp tất cả mọi lực lượng võ trang vào một mối, dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Quốc gia VN. Việc sát nhập được ấn định bởi dụ số 24 QP ngày 10-4-1954, nhưng kế hoạch này chỉ được xúc tiến từ sau ngày đình chiến.
Biện pháp đầu tiên của Chính phủ Quốc gia là gây áp lực bằng cách không tiếp tục tài trợ ngân khoản cho giáo phái như từ trước Pháp vẫn làm, nhằm buộc các giáo phái phải quy thuận, sát nhập ngay binh đội của mình vào Quân đội Quốc gia VN, đồng thời buộc các giáo phái phải trao quyền kiểm soát lãnh thổ mà họ đã giữ trong nhiều năm.Lúc đó, Bình Xuyên chống đối chính phủ, còn các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo thì không rõ ràng, nửa muốn hợp tác, nửa lại không. Chung quy, các giáo phái còn chờ đợi hay đúng hơn là còn muốn vận động cho một sự biến chuyển có lợi cho họ.Trong giai đoàn đầu của kế hoạch sát nhập, Chính phủ Quốc gia VN đã dành cho các giáo phái một vài đặc quyền để dễ kết nạp. Những đặc quyền này nội dung như sau:Công nhận Quân đội Cao Đài và Quân đội Hòa Hảo trong Quân đội Quốc gia VN.Quân đội Giáo phái được mang quân kỳ có màu sắc quốc gia, các đơn vị giáo phái cấp tiểu đoàn, đại đội được mang hiệu kỳ có biểu tượng riêng, quân phục giống như Quân đội Quốc gia, nhưng khác ở điểm được mang mũ chào mào (calot) có gắn huy hiệu riêng của giáo phái, để tượng trưng truyền thống của họ.
Mỗi giáo phái được thiết lập một sở đặc biệt cạnh Bộ Quốc phòng, để chuyển đạt chỉ thị của Bộ cho các bộ chỉ huy của giáo phái.Các toán sĩ quan liên lạc của Bộ Tổng Tham Mưu cũng được đặt tại mỗi bộ chỉ huy giáo phái, để phụ trách liên lạc và cố vấn về các vấn đề về tổ chức, quân số, huấn luyện, hành quân và tiếp vận.Về phương diện đào tạo: hạ sĩ quan và binh sĩ do giáo phái đào tạo, sĩ quan do trường Sĩ quan Thủ Đức và Đà Lạt đào tạo.Sau khi ấn định những đặc khoản này, Chính phủ Quốc gia Việt Nam ban hành lệnh sát nhập kể từ ngày 1-8-1954 các binh đội của giáo phái:1 binh đội thuộc lực lượng Cao Đài của Trung tướng Nguyễn Thành Phương: 3 ngàn người1 binh đội thuộc lực lượng Hòa Hảo của Trung tướng Trần Văn Soái: 3 ngàn người1 binh đội thuộc lực lượng Hòa Hảo của Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ: 3 ngàn người. Vào đầu tháng 8/1954, Thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ hợp tác chặt chẻ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam. (Kỳ sau: Cuộc hành quân tại Thốt Nốt).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.