Hôm nay,  

Biển Đông: Mỹ Tuần Tra Lần 3

18/05/201600:00:00(Xem: 4470)

Reuters ngày 10/5, dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Bill Urban cho biết, tàu USS William P. Lawrence của Hải quân Mỹ đã đi vào phạm vi 12 hải lý xung quanh Đá Chữ Thập [thuộc quần đảo Trường sa] để “thách thức tuyên bố hàng hải quá đáng của một số bên tranh chấp ở Biển Đông”. Trong tuyên bố được gửi qua email, ông Urban nói rõ rằng: “Những tuyên bố chủ quyền trên biển quá đáng đó đi ngược lại luật pháp quốc tế, như phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), vì những tuyên bố này dường như nhằm hạn chế quyền tự do đi lại mà Mỹ và tất cả các nước đáng được hưởng”.

Trước tiên là phản đối kịch liệt của TC. Tại hiện trường, TC tung một chiến đấu cơ J-11 và một máy bay tuần tra Y-8 và một khu trục hạm với hai hộ tống hạm ra bám đuôi khu trục hạm Mỹ USS William P. Lawrence để «cảnh cáo và xua đuổi tàu Mỹ», theo tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc. Bộ này cáo giác tuần tra của Mỹ gần Đá Chữ Thập là một hành vi «xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển của Trung Quốc» và là một sự «khiêu khích nghiêm trọng». Và Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng lớn tiếng tố cáo Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục Khảng trong buổi họp báo tại thủ đô Bắc Kinh hôm 10/5 cáo buộc hành động của tàu Hải quân Mỹ đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.

Mỹ đáp trả ôn tồn, ngắn gọn nhưng kiên định. Bộ Quốc Phòng Mỹ chính thức xác nhận chiến dịch tuần tra vừa được chiến hạm USS William P. Lawrence tiến hành hôm 10/05/2016 là một sự khẳng định mạnh mẽ quyền tự do hàng hải, nhằm phản bác các yêu sách "quá đáng" của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đồng minh, đối tác của Mỹ cũng ủng hộ việc tuần tra của Mỹ. Ngoại trưởng và tướng lĩnh các nước Indonesia, Malaysia và Philippines đồng ý tiến hành tuần tra chung trên biển. Còn Úc đồng minh Tây phương lớn nhứt ở Á châu của Mỹ triệt để ủng hộ Hoa Kỳ tuần tra tự do hàng hải gần đảo Đá Chữ Thập. Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nói với các phóng viên ông đã nhắc lại sự ủng hộ này trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Barack Obama hôm thứ Năm.”

Nhưng một số nhà quan sát quốc tế cho rằng cuộc tuần tra Trường Sa mới đây của Hải Quân Mỹ là một thông điệp cứng rắn của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc trước lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama công du Châu Á và sẽ ghé thăm Việt Nam. Nhưng các giới chức Mỹ đã bác bỏ suy đoán trên. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố tại London, cho rằng mục tiêu duy nhất của hoạt động hải quân đó là khẳng định quyền tự do lưu thông trên biển.

Thứ đến, Trung Quốc dịu giọng kêu gọi Hoa Kỳ giải quyết khác biệt về Biển Đông một cách hoà dịu. Tin VOA của Mỹ và Tân hoa xã của TC, Ông Fang Fenghui, Uỷ viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc, người có quyền lực quân sự thứ hai chỉ sau Chủ Tịch Tập cận Bình ngày 13-5 đã hội đàm qua đường truyền video với Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. Rằng hai bên nên “kiềm chế các hành động gây tổn hại tới quan hệ giữa hai quân đội, hai nước. Tướng Dunford nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để thiết lập “một cơ chế hiệu quả về kiểm soát rủi ro, nhằm duy trì sự ổn định ở Biển Đông bằng cách biện pháp hòa bình”.


Sau cùng, nhưng giới phân tích lại cho rằng thủ tục tàu Mỹ tuần tra ba lần quá rụt rè, cho nên đã phản tác dụng, với hệ quả là củng cố thêm các đòi hỏi của Bắc Kinh. Báo The Japan Times ngày 11/05, cho biết Trung tá Bill Urban, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ đã xác định rõ là khi tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh Đá Chữ Thập, khu trục hạm USS William P. Lawrence của Mỹ đã «hành xử quyền đi qua vô hại (innocent passage)», chớ không khẳng định cuộc tuần tra là thực thi quyền tự do hàng hải, Mỹ có thể cho tàu đi đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, tức gián tiếp không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của TC trên những đảo đã chiếm, bồi đắp và quân sự hoá.

Những nhà phân tích nói khi tung ra các chiến dịch tuần tra được mệnh danh là vì quyền tự do hàng hải tại Trường Sa và Hoàng Sa, Washington muốn khẳng định lập trường phản đối các yêu sách "quá đáng" của Bắc Kinh tại Biển Đông, đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ khu vực, mà cụ thể là chống lại việc khoanh vùng lãnh hải, gây khó khăn cho lưu thông trên không và trên biển, tại những nơi mà Trung Quốc cho là của họ. Nhưng từ năm ngoái đến nay, Hải Quân Mỹ đã ba lần cho tàu tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các đảo mà Trung Quốc kiểm soát trên Biển Đông, đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, cũng như và Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập ở Trường Sa. Nhưng trong cả ba lần áp sát các đảo mà Bắc Kinh trấn giữ, Washington đều chọn một cách tiếp cận nhẹ nhàng nhất, được cho là để khỏi chọc giận Trung Quốc quá lố. Đó là áp dụng thủ tục đi qua vô hại, tuyệt đối tránh những hoạt động như là diễn tập quân sự, phô trương vũ khí…Thế cho nên không răn đe được TC trong kế hoạch lấn chiếm và quân sự hoá các đảo TC đã chiếm. Theo báo The Japan Times, một số nhà phân tích đã cho rằng cách hành xử rụt rè của Mỹ tại Biển Đông đã phản tác dụng, và củng cố thêm cho các yêu sách của Trung Quốc.

Cũng như các đồng minh và đối tác của Mỹ bị TC xâm lấn biển đảo không cương quyết sát cánh với Hải Quân Mỹ trong việc tuần tra vì Mỹ tuyên bố không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo. Mỹ không giúp Nhựt, Phi, Mã, Việt trước cuộc xâm lấn của TC, thì hà cớ gì những nước nhỏ nạn nhân của TC hợp tác tuần tra với Mỹ.

Cái kiểu Mỹ chơi nước đôi với TC, thái độ của TT Obama chủ hoà lâu nay thành ra chủ bại đối với TC ở Biển Dông làm cho các nước nhỏ ở Á châu Thái Bình Dương dè dặt, nghi ngờ Mỹ. Mỹ mặt này quá thực dụng chỉ lợi dụng các nước Á châu Thái bình dương để có chánh nghĩa trở lại Á châu. Mặt khác hoà hưỡn với TC để cùng hưởng quyền lợi trên sự thiệt hại của các nước nhược tiểu./.(Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.