Hôm nay,  

Một Nguyên Thủ Không Giống Ai

16/11/200400:00:00(Xem: 6399)
Tám tháng đấu tố quyết liệt giữa hai phe Dân chủ và Cộng hòa đã "đổi mới" Hoa kỳ. Ngày 3 tháng 11, sau một đêm hồi hộp đếm phiếu, Tổng thống đắc cử George W.Bush tiến vào lịch sử với số thăm quần chúng gần 4 triệu và số thăm cử tri đoàn 287, bức xa đối thủ. Cộng hòa còn thắng thêm bốn ghế tại lưỡng viện Quốc hội và một ghế Thống đốc tiểu bang. Như vậy, Cộng hòa nắm lợi thế trong cả ba ngành Lập pháp, Tư Pháp và Hành pháp: một sự kiện chưa từng thấy từ thời Abraham Lincoln năm 1860. Đảng viên Dân chủ và các ủng hộ viên liên danh Kerry - Edwards than Trời như bọng, tự hỏi tại sao họ có thể thua trong khi Đảng dư tiền, có kế hoạch và có ứng cử viên được dân chúng lẫn thế giới tán tụng. Trong ba cuộc tranh luận công khai với Kerry, dư luận xem Bush như thua. Kerry không bỏ qua cơ hội khai thác triệt để nhiều chuyện bất lợi dồn dập xảy ra vào giờ chót cho chính quyền đương nhiệm: tình hình Irak đảo điên, mất 380 tấn chất nổ nguy hiểm, một số đồng minh bỏ cuộc, xăng nhớt tăng giá, thất nghiệp trầm trọng, thuốc ngừa cúm thiếu hụt, biểu tình chống đối khắp nơi, ..vv ...
Phần thắng- và thắng lớn - tuy nhiên, cuối cùng về tay George W Bush, một chính trị gia thủ đoạn và cương quyết dưới một vỏ ngoài mộc mạc. Chiến thuật tranh cử của ông, do một bộ tham mưu thượng thặng sắp xếp, đã lật ngược thế cờ và động viên được nước Mỹ trầm lặng, nước Mỹ của đại chúng.
A- Không sợ tạo hình ảnh đối chọi với địch thủ.
"Quan điểm của đối thủ của tôi giống như thời tiết tại Greenbay, Wisconsin. Nếu các bạn không thích thì hãy đợi nó thay đổi!" Quần chúng Wisconsin liền la ó đã đảo ứng cử viên Dân chủ. Bush ngưng vài giây, với môt nụ cười ranh khôn. "Dù các bạn yêu hay ghét tôi, ít nữa các bạn cũng biết tôi ở đâu, phải không"" Bush lập lại câu này một trăm lần tại một trăm chỗ. Kerry chỉ gây sự tò mò trong khi cử tri sùng bái Bush vì Bush trung thực, cởi mở, tự nhiên. Xốc tay áo, mím môi, gương mặt gân guốc, tóc rối hoa râm, ông không nói quá mười chữ trong một câu, không cao kỳ, đôi khi vấp váp, ngọng nghệu, cà lăm, tạo những vần khôi hài, làm thính giả bật cười thoải mái. Không tệ hơn Eisenhower hay Bush cha là hai Tổng thống tiền nhiệm có tiếng là diễn giả hạng tồi !
"Tôi đến để xin thăm của các bạn. Tôi không đến để "tự hiến mình" theo ngôn từ khách sáo dân chủ. Tôi đến vì tôi như thế, bất kể ai có thể nói gì." Mọi vấn đề do ứng cử viên Bush trình bày, đều có vẻ giản dị. Ngay cả Irak. Bush không biết danh từ "thất bại". Đối với ông, thất bại là một "việc làm khó." Cũng không có "sai lầm", chỉ có những "công tác cần thực hiện." Khác hẳn với Kerry, có vóc dáng quý phái của tài tử Henry Fonda, ăn nói nghiêm chỉnh, khệ nệ, hễ mở miệng là "Tôi có kế hoạch, I have a plan!" (nhưng không ai hiểu kế hoạch ra sao!). Đôi khi, Bush đề cập đến những chuyện tầm thường với một giọng trịnh trọng, thần bí: "Chúng ta phải làm hơn để nước Mỹ tiến mạnh. Phải làm hơn để tạo jobs, chấn chỉnh trường học, chống lại khủng bố, bảo vệ đất nước. Cần làm hơn, vì tự do và hòa bình. Chúng ta đã làm được nhiều rồi. Tôi sẵn sàng tiếp tục. Tôi sẵn sàng hoàn tất." Biển người vung cao biểu ngữ kẻ chữ W to tướng (W=Walker, tên giữa của Bush) và gào thét hoan hô người cao-bồi Texas có bộ vó Steve McQueen. Diễn giả nói như súng nổ liên hồi, bất chấp văn phạm, liếc đọc tài liệu, mạt sát đối phương, diễn đạt linh động cảm giác từng giây trong ánh mắt, trong hơi thở, chưa dứt câu đã nhào tới bắt tay cử tri, bồng hun trẻ nít, đôi khi mất thăng bằng, các vệ sĩ phải ôm lưng để ông khỏi té. Bush tin mình nói sự thực. Tin tưởng này nơi ông là một bản năng và gây truyền nhiễm đối với người nghe. Đặc tính (character) của ứng cử viên là yếu tố quyết định đã giúp dân chúng Mỹ bầu nhà lãnh đạo của họ năm nay.
George W Bush ra đời ngày 6.6.1946 trong một gia đình thượng lưu Texas. Khi còn trẻ, ông sống lè phè, tốt nghiệp tại Andover, Yale, Harvard với điểm thấp và - vì mặc cảm thua sút - phải tranh với em là Jeb (hiện Thống đốc Florida) để dành sự chú ý của song thân. Ông thất bại một thời gian dài, từ 30 đến 40 tuổi: kinh doanh lỗ lã, rượu chè bê tha, hút xách xì ke. Năm 1986, mọi người ngạc nhiên: Bush "hoàn sinh chuộc tội", bỏ dứt rượu và thuốc trong một đêm, trở thành ngoan đạo, làm ăn khấm khá và tạo được một tài sản 22 triệu đô. Rớt đài năm 1978 khi ứng cử vào ghế dân biểu Liên bang, ông đắc cử Thống đốc Texas năm 1994 và giữ chức vụ này liên tiếp hai nhiệm kỳ. Năm 2000, Bush đánh bại khó khăn Gore và trở thành Tổng thống Hoa kỳ thứ 43. Đắc cử vẻ vang kỳ hai, George W Bush đẩy lui được nhiều ám ảnh: không còn là "con chiên ghẻ" trong quý tộc Bush, "rửa hận" cho cha (biệt danh Bush 41) từng thảm bại năm 1992 trước Clinton, một thống đốc vô danh Arkansas khi ứng cử Tổng thống lần thứ hai, loại bỏ Saddam Hussein là người đã mưu sát cha mình và, đặc biệt hơn cả, thực hiện những gì mà thân phụ không làm được.
B- Xử dụng lá bài đức tin tôn giáo.
Ký giả Bob Woodward có lần hỏi Bush 43 có thường vấn kế Bush 41 hay không" G W Bush trã lời: "Không. Có một người cha cao hơn, tôi thường tâm tình." Ông tin "Thượng đế" đã giúp ông trở thành Tổng thống. "Chúa gây cảm hứng cho đời tôi." ông nói. Danh từ ông hay dùng là "I believe, Tôi tin". Theo Bush, cách đây bốn năm, trong nhiệm kỳ đầu, chính Chúa đã chỉ định ông qua phán quyết của Tối Cao Pháp viện. Đối với 4 triệu tín đồ Thiên chúa giáo, Bush là Tổng thống của Ơn Trên, bảo đảm cho đạo lý chính trị. Họ không quên xì-căn-đan Clinton - Monica Lewinsky tại Tòa Bạch Ốc. Ngày 2 tháng 11, trong tổng số 120 triệu cử tri đi bầu - 15 triệu nhiều hơn năm 2000 - 22% đã chọn những "giá trị đạo đức, moral values" làm lý do căn bản để bỏ phiếu, trên vấn đề kinh tế (20%), nạn khủng bố (19%) và chiến tranh Irak (15%). Trong hướng nào đó, chiến thắng của Bush là chiến thắng Hoa hỳ trong chuyện phim "La Passion du Christ" đánh bại nước Mỹ của Farenheit 9/11.
Bush thắng nhờ một ê-kíp cố vấn giỏi và hết lòng, gồm có chiến thuật gia Karl Rove, Dick Cheney và một số phụ nữ tận tình như Karen Hughes, Condoleeza Rice, thân mẫu Barbara Bush và, đặc biệt, hiền thê Laura Bush, một võ khí bí mật thu phục được nhiều cảm tình. Chính Karen Hughes có sáng kiến tạo khẩu hiệu ăn khách "W for Women, W(alker) đấu tranh cho phụ nữ" để động viên các bà mẹ xung quanh thuyết đề an ninh cho con cái. Lần đầu tiên, đảng Dân chủ mất thăm khá nhiều trong nữ giới.

C- Bush, "Tổng thống Cách mạng", sẽ khai thác ra sao sự "ủy thác" của dân chúng Mỹ"
Trong cuộc họp báo đầu tiên sau ngày 2.11. TT Bush đã khiêm nhường dùng danh từ "capital, vốn liếng" thay vì "mandate, ủy thác" khi đề cập đến số phiếu cử tri đoàn (287) và nhân dân (58 triệu, tức trên 51%) dành cho liên danh Cộng hòa. Bush kêu gọi đoàn kết quốc gia và hứa sẽ cố gắng tận dụng cái vốn ấy để phục vụ cả hai cánh, ủng hộ cũng như chống đối ông.
Trong nhiệm kỳ đầu, biến cố 9/11 đã thay đổi hoàn toàn và biến Bush thành một Tổng thống chiến tranh. Kinh nghiệm trước đây cho thấy từ Reagan cho đến Clinton, nhiệm kỳ hai thường được xoay qua chấn chỉnh kinh tế và xây dựng hòa bình. TT Bush đã đưa ra nhiều đề án khá hấp dẫn về nội trị: thuế vụ, an sinh xã hội, bảo hiểm sức khỏe, giáo dục và cân bằng ngân sách. Vấn đề cần giải quyết ưu tiên là rút quân khỏi Irak sau khi dân chủ hóa và tái thiết xứ này với sự hỗ trợ của đồng minh. Nhân cách lãnh tụ của George W Bush sẽ bộc lộ rõ hơn trong bốn năm còn lại vì ông có thêm kinh nghiệm và không còn bị gò bó chặt chẽ như trước bởi tập đoàn cố vấn diều hâu.
Trước ngày bầu cử 2.11, đã có sự tranh luận sôi nổi quanh câu hỏi: George W Bush có phải là một Tổng thống "cách mạng" hay không" Một số thức giả trả lời "không" vì cho rằng đường lối chính trị đơn cực, unilateralism, sự cổ võ "trong sáng đạo lý, moral clarity, và chủ trương "chiến tranh phòng ngự, preemptive war," của Bush thật ra, đã từng được các Tổng thống Thomas Jefferson, Woodrow Wilson, Franklin Roosevelt, J F Kennedy, Ronald Reagan... đề xướng, Bush chỉ khác họ trong phong cách áp dụng, style.
Sau ngày 3.11, với sự ủy thác, mandate, của cử tri Mỹ dồn phiếu cho Liên danh Cộng hòa, có những luồng dư luận mới cho rằng Bush đã chứng minh ông không phải là một "Tổng thống tình cờ, An Accidental President" như đảng Dân chủ và Thế giới thường biếm nhẽ, xuyên tạc. Trái lại, theo dư luận ấy, trong những năm sắp đến, Bush sẽ biểu dương - bằng thực hiện - bản lãnh của một lãnh tụ có tầm vóc và viễn kiến cách mạng. Là sứ giả nhiệt tình của Dân Chủ, Bush muốn sáng chế lại thế giới. Cổ võ cho Đạo Đức, Bush mơ biến hóa Hoa kỳ. Bush, "người chiến sĩ của Chúa", tuyên bố bảo vệ cái tốt chống lại cái xấu.
Mặc dù bị chống đối mãnh liệt trong và ngoài xứ, Bush tái đắc cử vì ông dám bẻ gãy hiện trạng status quo. Bức tường Bá Linh vừa sụp đổ, TT Bush cha nói đến việc thể hiện một "trật tự thế giới mới". Theo chính sách thực tiễn real politik, Bush 41 không loại trừ Saddam Hussein bị đại bại tại vùng Vịnh. Bush 43 đã đảo lộn đường lối của thân phụ sau biến cố 9/11 bằng cách tấn công Afghanistan và Irak nhân danh quyền tự vệ chính đáng.
Kỳ vọng mà những người hâm mộ đặt nơi Bush có quá cao hay không" Đến nay, TT Bush hành động theo bản năng. Nhưng cánh tân bảo thủ Mỹ đã cung cấp cho ông lý thuyết. Các nhà trí thức này - quá khích không thua nhóm trotkiste - tin tưởng họ đã thắng Chiến tranh lạnh nhờ thuyết phục được Ronald Reagan hạ bệ Liên Sô bằng cuộc chạy đua tái võ trang. Họ cổ võ dùng đường lối tự nguyện cũ, volontarisme, để chống phong trào khủng bố. Theo họ, cần biến Irak thành một phòng thí nghiệm Tự do. Như trước đây Đức và Nhựt được kẻ thắng trận dựng lại, Irak hội đủ các tiêu chuẩn trở thành một domino để từ đó, "vi khuẩn dân chủ" lây qua toàn thể vùng Trung Đông. Trong tuần lễ chót của cuộc tranh cử vừa qua, Bush long trọng tuyên bố: "Tự do không phải là món quà Hoa kỳ tặng cho thế giới. Tự do là món quà của Thượng đế dành cho mọi người."
Mặt khác, như cố nghị sĩ Sam Rayburn nhận định chí lý, mỗi khi một đảng nắm đa số thì những khó khăn bắt đầu xuất hiện, Tại Thượng viện, Cộng hòa thắng thêm bốn ghế kỳ này, tăng số nghị sĩ "phe ta" lên 55 nhưng không hội đủ con số 60 (trên tổng số 100) hầu ngăn chận các nghị sĩ Dân chủ dùng thủ tục filibuster để đánh bại các dự luật tranh tụng. Ngoài ra, một số Nghị sĩ Cộng hòa ôn hòa (moderates) như Alan Specter, Olivia Snow, John McCain... có thể bắt tay với cánh Dân chủ chống Chính phủ. Trường hợp này thường xảy ra. Đó là trò chơi dân chủ.
*
John Dickinson, một trong những người cha tinh thần của nước Mỹ độc lập, có để lại một lời nhắn nhủ quý báu: "Kinh nghiệm phải là yếu tố duy nhất hướng dẫn chúng ta. Lý trí lắm khi đưa chúng ta lầm đường." Trong tác phẩm "Culture War: The myth of a polarized America, Cuộc chiến tranh Văn hóa: Huyền thoại của một nước Mỹ phân cực", Gs Morris P. Fiorina, thuộc đại học Stanford, sau khi nghiên cứu hồ sơ dày cộm của các dữ kiện thăm dò dư luận (polling data), nhận xét: "Nhìn chung, quan điểm của người dân Hoa kỳ có tính cách ôn hòa, đứng giữa, đầy cảm xúc, nước đôi, thay vì quá khích, phân cực, độc đỐn, vô điều kiện."
TT Bush thắng thêm lần nữa năm 2004 vì biểu hiện một mình tất cả những nghịch lý của một siêu cường đang do dự giữa khuynh hướng bá quyền và chính sách biệt lập. Say men chiến thắng và chìm đắm trong tâm trạng chua cay đối với địch thủ Dân chủ - và luôn cả cánh Cộng hòa ôn hòa - từng đả kích ông không tiếc lời trong mùa bầu cử, TT Bush có thể bị cám dỗ củng cố lợi thế của đảng GOP bằng cách vẫn đứng về phía hữu thay vì xích vào giữa, để dung hòa, hòa giải. Nếu điều này xảy ra thì thật đáng tiếc cho triển vọng đoàn kết quốc gia.
Hàn gắn các vết thương năm 2004 không dễ. Trong tình hình quốc tế hỗn loạn hiện nay, rất mong Tổng thống George W Bush khởi đầu một nhiệm kỳ mới bằng cách sáng suốt lắng nghe lời kêu cứu khống thiết của toàn dân Hoa kỳ từ mọi chân trời: "Bring Us Together! Hãy đem chúng tôi lại gần nhau!"
LÂM LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang
Ngày 6.11.2004
Thư Tịch:
1- "La véritable histoire de la dynastie Bush" by Kitty Kelley, Editions Payard, Paris 2004
2- "Bush could bring us together" by Jonathan Alter, Newsweek, November 15,04
3- "George Bush, président révolutionnaire" by Charles Lambroschini, Le Figaro 4.11.04, Paris
4- "Culture War: The myth of a polarized America" by Morris P Fiorina ,Stanford Publ., New York, 2004
5- "Bush, maitre incontrollable du monde" by Philippe Coste, dans l'Express, 8.11.04,Paris
6- "The Uniter v. The Divider" by Joe Klein, in Time special edition 15.11.04

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.