Hôm nay,  

Chân Diện Lãnh Tụ Yasser Arafat?

08/11/200400:00:00(Xem: 5149)
Cùng với tin Arafat đột ngột phải nhập viện vào lúc tuổi đời đã chồng chất, và đang bị hôn mê tại một bệnh viện ở vùng ngoại ô Paris, đã khiến cả đất nước Palestin rúng động, và hàng triệu người trên thế giới hồi hộp theo dõi, với sự lo ngại, ngày Arafat vĩnh biệt trần gian đang cận kề... Nhìn vào cục diện của Trung Đông trong suốt thời gian nửa thế kỷ qua, ta không thể không thừa nhận, mặc dù cuộc đời của Arafat chìm nổi thất thường cùng với hàng loạt biến cố, Arafat là một lãnh tụ chính trị, một người Palestin yêu nước. Dĩ nhiên, cùng với sự ra đi vĩnh viễn của Arafat, bàn cờ chính trị tại Trung Đông lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đảo lộn... Sau đây, Sàigòn Times mời qúy độc giả theo dõi vài nét chấm phá về lãnh tụ Arafat.

*

Trong những năm tháng gần đây, cái tên Arafat đã thực sự trở thành một danh xưng thời thượng xuất hiện thường xuyên trên báo chí, truyền thanh, truyền hình và trở thành trung tâm điểm trong những câu chuyện thường đàm của tất cả những ai quan tâm tới thời cuộc thế giới.
Thực sự, không phải chỉ đến ngày tháng hôm nay mà có thể nói trong suốt thời gian ngót nửa thế kỷ qua, cái tên Arafat đã có một sức gợi tưởng mãnh liệt đối với đông đảo mọi người trên thế giới. Với Thế Giới Tự Do, danh xưng Arafat là cả một ám ảnh kinh hoàng khủng khiếp gói ghém hình ảnh một tên lãnh tụ khủng bố quốc tế sẵn sàng nhúng tay vào máu những người vô tội miễn hồ đạt được mục đích chính trị. Nhưng với những người dân Palestine và người ả Rập, cái tên Arafat có một sức mạnh lạ lùng mang những đường nét hào hùng, dũng cảm của một lãnh tụ chính trị một lòng một dạ theo đuổi con đường tranh đấu quang phục quê hương.
Cùng với những biến đổi chính trị trên bàn cờ quốc tế trong mấy năm qua cộng với nhãn quan sắc bén, nhận thức được thế tiến thoái trong cuộc tranh giành quyền lực tại Trung Đông, Arafat đã nhanh chóng biến đổi từ một tên trùm khủng bố quốc tế trở thành một chính trị gia khôn ngoan biết tận dụng thời cơ, biết thao túng biến cố.
Kết quả, mười năm trước, tại Tòa Bạch Ốc, trước sự hiện diện của trên 2500 quan khách quốc tế, Arafat đã xuất hiện trong tư cách một chính khách, đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử chính trị Trung Đông: Giai đoạn quyền tự trị của người Palestine được thừa nhận và hai dân tộc Do Thái, Palestine sẽ cùng chung sống hòa bình sau thời gian thù hận kéo dài hàng thế kỷ.

Mặc dù trong suốt thời gian ngót nửa thế kỷ qua, cái tên Arafat bay khắp mọi hang cùng ngõ hẻm trên trái đất và là mục tiêu của mọi thế lực vừa thù vừa bạn đối với người Palestine, lai lịch của Arafat vẫn chỉ bao gồm những đường nét mơ hồ, hư hư thực thực.
Chính nhà văn Thomas Kiernan là người rất đam mê viết về cuộc đời của Arafat cũng đã phải nhìn nhận, thế giới chỉ biết về Arafat những gì Arafat muốn cho biết. Có nguồn tin cho rằng Arafat đã cất tiếng khóc chào đời vào ngày 24 tháng 8 năm 1929 tại thủ đô Cairo, Ai Cập trong một gia đình danh giá, khá giả thời bấy giờ. Cha của Arafat là một thương gia bình thường có công vụ ở cả Jerusalem lẫn Cairo thủ đô của Ai Cập. Trên thực tế thì hầu như bất cứ người Trung Đông nào cũng nhận thấy Arafat nói tiếng ả Rập với đầy dẫy âm hưởng của người Ai Cập nhất là khi Arafat tức giận hay vui mừng quá độ.
Nhưng bản thân Arafat vẫn trước sau một mực xác nhận đã sinh ra trên lãnh thổ Jerusalem và chung quanh căn nhà nơi Arafat chào đời là những di tích lịch sử có từ nhiều ngàn năm của người Palestine.
Riêng tên Arafat không phải là họ như nhiều người tưởng. Thực sự đó là tên một ngọn núi gần Mecca, nơi những người Hồi Giáo tin tưởng là Thánh Địa và tại đó bậc tiên tri Mohammad được khai sinh với sứ mạng tiết lộ những mật khải của đấng tối cao.
Chào đời giữa lúc đất nước và con người Palestine đang trải qua những xung đột dữ dội và tinh thần yêu nước của những người ả Rập đang được hun đúc nhằm chống lại sự chiếm đóng của Anh quốc nên cậu bé Arafat ngay từ khi còn nhỏ đã có một lòng yêu nước cuồng nhiệt và lòng căm thù rất cực đoan.
Nhưng lịch sử của thế giới cũng như của mỗi cá nhân xưa này thường có chữ “nếu” thì trường hợp của vị chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Palestine có tên Arafat cũng không thoát khỏi thông lệ đó. Nói đúng hơn, nếu như vào năm 1949, hệ thống hành chánh của Hoa Kỳ làm việc một cách nhanh chóng có hiệu năng, có lẽ Arafat không trở thành một thủ lãnh khét tiếng của Mặt Trận Giải Phóng Palestine mà có lẽ Arafat chỉ là một anh kỹ sư tầm thường làm việc cho một hãng dầu nào đó tại vùng Texas.
Vào năm 1949, Arafat mới có 19 tuổi và vừa được chấp thuận theo học tại một trường đại học ở Texas. Tuy nhiên đơn xin chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ với tư cách một sinh viên du học của Arafat đã bị chậm trễ vì những nguyên tắc hành chánh cồng kềnh của luật di trú Hoa Kỳ thời bấy giờ. Chính sự chậm trễ này đã tạo một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Arafat và thay đổi toàn bộ bối cảnh chính trị Trung Đông.


Vào năm 1948, vùng đất Trung Đông đang trải qua những biến động có tính cách lịch sử với sự chào đời của một quốc gia đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới gần hai ngàn năm là nước Do Thái. Cùng với sự chào đời của quốc gia Do Thái, những người dân Palestine ngây thơ hiền lành chất phác quanh năm chỉ biết chuyện đồng áng ruộng vườn đột nhiên thấy biên cương của tổ quốc bị xóa nhòa, đất đai bị chiếm đóng và tên tuổi Palestine dần dần biến mất trên bản đồ thế giới.
Chính trong bối cảnh lịch sử đó, người thanh niên Palestine tên Arafat tuy mới có 19 tuổi đã nhận thấy chuyện đi du học Hoa Kỳ để thành tài rồi tối ngày ôm ấp cảnh vợ đẹp con khôn, nhà lầu xe hơi hoàn toàn là một giấc mộng phù phiếm lạc lõng và tầm thường.
Sau khi nhận thức được như vậy, Arafat đã ghi danh học tại trường đại học Cairo Ai Cập. Tốt nghiệp đại học, Arafat nhận thấy công cuộc giải phóng xứ sở Palestine chẳng thể nào tiến hành được nếu phương tiện tài chánh eo hẹp. Vì vậy Arafat quyết định đến xứ sở Kuwait gây dựng sự nghiệp nhằm hậu thuẫn cho những mục tiêu chính trị trong tương lai. Thành công trong thương trường, Arafat quay trở về Palestine tham gia cuộc chiến chống lại Do Thái.
Sau khi lãnh đạo các chiến binh Fatah tham gia trận chiến Karameh, tên tuổi của Arafat bỗng nhiên nổi như cồn. Kết quả, năm 1969 Arafat được bầu làm chủ tịch Mặt Trận Giải Phống Palestine (PLO). Lúc đó mục đích tối hậu Arafat tự đặt cho mình là đoàn kết tất cả các lực lượng kháng chiến của Palestine để chiến đấu giải phóng đất nước Palestine.
Tuy nhiên kẻ thù của Arafat và Mặt Trận Giải Phóng Palestine không phải chỉ thuần túy có Do Thái mà còn đông đảo những quốc gia ả Rập. Những quốc gia này vì những mục đích chính trị và những tham vọng quyền lực riêng biệt trong bối cảnh chính trị khác nhau cũng muốn xóa bỏ đất nước Palestine và muốn khai tử Mặt Trận Giải Phóng Palestine bằng bất cứ giá nào.
Năm 1983 Syria đã suýt thành công trong âm mưu ám sát Arafat và tiêu diệt lực lượng nòng cốt của Mặt Trận Giải Phóng Palestine. Tuy nhiên, chính những hậu quả bi đát do Syria gây nên đã khiến Mặt Trận Giải Phóng Palestine và Arafat nhận thức được những vấn đề then chốt trong cán cân quyền lực tại bàn cờ chính trị Trung Đông.
Trong chuyến triệt thoái toàn bộ lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Palestine về Tunis, thủ đô của Tunisia, Arafat đã tuyên bố giọng đầy tự tin: "Từ trong những hoang tàn đổ nát hôm nay, thế giới rồi sẽ chứng kiến chúng tôi lớn mạnh. Nên nhớ chiến thắng đối với những người Palestine yêu nước chúng tôi ở thời điểm hôm nay không còn là chuyện không tưởng xa xôi gì..."
Nhưng giữa lúc theo đuổi đường lối võ trang quân sự, từ chối công nhận chủ quyền quốc gia Do Thái, đột nhiên đến ngày 14 tháng 12 năm 1988, tại phòng họp báo ở Geneva, Arafat dõng dạc tuyên bố công nhận Do Thái, từ bỏ đường lối khủng bố, đồng thời mở ra một chiến dịch vận động các quốc gia Tây Phương công nhận quyền tự quyết của người Palestine.
Chính sự chuyển hướng khôn ngoan và thức thời ở một thời điểm quan trọng của lịch sử thế giới đã khiến Arafat dần dần thoát khỏi những đường nét của một tên trùm khủng bố quốc tế để rồi không đầy năm năm sau, Arafat đã trở thành một chính khách ngang hàng những chính khách quốc tế.
Là một thủ lãnh của tổ chức khét tiếng trên thế giới có tên Mặt Trận Giải Phóng Palestine, Arafat kiểm soát toàn bộ ngân sách khổng lồ của tổ chức này. Một ngân sách lớn đến mức mỗi năm mang lại một số tiền lời hơn 300 triệu Mỹ kim. Mặc dù không lãnh một đồng tiền lương nào từ tổ chức nhưng Arafat có dưới tay toàn bộ những thứ cần thiết trong đó có cả hàng chục xe hơi, phi cơ tàu thủy đủ loại và hàng chục trương mục bí mật tại những ngân hàng nổi tiếng trên thế giới.
Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày của Yassser Arafat, chẳng ai có một mảy may nghi ngờ gì về cách tiêu sài của Arafat vì phần thì Arafat luôn tằn tiện cho chính đời sống riêng tư của mình, phần thì bất cứ người dân Palestine nào cũng đều coi Arafat như là báu vật mà Thượng Đế đã ưu ái trao cho dân tộc Palestine trong giai đoạn thập tử nhất sinh của lịch sử.
Trong đời sống cá nhân của Arafat có một đặc điểm ai ai cũng phải thừa nhận là đặc biệt đó là lối làm việc hoàn toàn tùy hứng và hoàn toàn bất ngờ không một ai có thể dự liệu được. Ngay cả những người thân cận nhất của Arafat cũng không thể nào biết được Arafat sẽ đi đâu, làm gì trong những ngày tới hay thậm chí trong vài giờ tới.
Chính nhờ đặc tính thất thường trong cung cách làm việc này nên Arafat đã tồn tại qua hàng loạt những cuộc ám sát sinh tử của những tổ chức thù nghịch. Trong danh sách những quốc gia cần phải thăm viếng xã giao, Arafat bao giờ cũng chia ra những quốc gia nào tình hình an ninh có thể cho phép Arafat dừng chân một tuần, quốc gia nào vài ngày, quốc gia nào vài tiếng đồng hồ và quốc gia nào chỉ đến rồi đi ngay. Và trong bất cứ tình huống nào dù là lúc ăn ngủ hay làm việc Arafat cũng luôn luôn đeo súng.
Trải qua nửa thế kỷ sống trong bom đạn và đầy rẫy những mưu mô ám sát của những tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới, Arafat đã khôn ngoan và may mắn tồn tại. Tuy nhiên, trong những ngày tháng hôm nay, nhiều người thầm nghĩ, Arafat sẽ có thể chết trên giường bệnh, trái với lẽ đời "mỹ nhân tự cổ như danh tướng"... Và liệu điều đó có là nỗi buồn của Arafat hay không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.