Hôm nay,  

Sài Gòn: Chợ Phiên Cuối Tuần Hết Hấp Dẫn

25/04/201600:00:00(Xem: 4326)

SAIGON -- Đi chợ phiên cuối tuần để mua đồ giá rẻ đã trở thành thói quen của nhiều người, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của nhiều phiên chợ, sản phẩm ở những nơi này đã không còn mang tính chất “đẹp, độc, rẻ” như ban đầu mà xen lẫn nhiều món “hàng chợ”, hàng chất lượng thấp và giá cả lại cao hơn thị trường, theo Phụ Nữ TP (PNO).

Xuất hiện khoảng 5-6 năm nay, chợ phiên là nơi tập hợp các gian hàng (khoảng 30- 40 gian) chuyên bán quần áo, phụ kiện đẹp, lạ với giá rẻ, tổ chức hàng tháng hoặc vào cuối tuần.

Theo PNO, thời gian đầu, những phiên chợ này đáp ứng được nhu cầu săn hàng độc và rẻ của khách, do ban quản lý các chơ luôn xiết chặt về chất lượng sản phẩm. Do đó, với giá trung bình chỉ từ 100,000-300,000đ một món quần áo, túi xách, giày dép…, chất lượng hàng tại chợ phiên được các chủ hàng chăm chút. Trang phục nếu tự thiết kế thường mang phong cách riêng, nếu là hàng nhập thì được tuyển chọn kỹ nên đẹp và lạ, đồ handmade cũng được nét độc đáo, lạ mắt. Hầu hết các ban quản lý chợ còn quy định chủ hàng phải bán rẻ hơn từ 10-20% so với giá tại cửa hàng chính.

blank
Chợ phiên cuối tuần tại Cung Văn hóa Lao động TP (sân Tao Đàn cũ).

Tuy đều bán quần áo, phụ kiện, nhưng mỗi chợ đều mang nét riêng, như Saigon Flea Market (Q.7) chuyên bán những sản phẩm độc đáo phong cách Tây; Hello Weekend (Q.1) tập trung vào những mặt hàng cho giới trẻ; Saigon Urban Flea Market được biết đến với sản phẩm handmade cá tính… Không chỉ khách Việt, những phiên chợ cuối tuần còn thu hút khách nước ngoài.

Sài Gòn hiện có hơn 20 chợ phiên cuối tuần, số gian hàng mỗi chợ khoảng 80-100, theo PNO. Thời gian họp chợ cũng tăng tốc, từ hàng tháng trở thành nửa tháng, có khi mỗi tuần, như 1Spot (Q.3), 2daysale (Q.1)… Và nếu như trước đây, các nhãn hàng chỉ bán cố định tại một chợ thì nay nhiều chủ gian hàng còn “chạy sô” mỗi tuần một nơi.


Đáng nói là thủ tục đăng ký bán tại chợ phiên cuối tuần càng lúc càng dễ dãi, chỉ cần trả đủ tiền thuê gian hàng là có thể đem đồ ra chợ. Như với chợ phiên trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3), giá thuê là 800.000đ/ hai ngày, khi đến đăng ký chỉ cần mang 5-10 sản phẩm cho ban tổ chức xem là được.Về giá, có lệ mới là nếu quần áo tự lên mà chất lượng tốt thì nên bán giá từ 200,000đ/sản phẩm trở lên, vì nếu để giá quá thấp thì người mua sẽ đánh giá là hàng kém chất lượng.

Dễ dãi hơn nữa là chợ phiên tổ chức trên đường Nguyễn Thái Bình (Q.1), nơi đây không buộc đặt cọc trước, thuê tuần nào trả tiền tuần đó, phí thuê từ 550,000-750,000đ/ ngày, tùy vị trí. Chủ hàng không cần có sẵn cửa hàng, chỉ cần gửi email cho biết thông tin và hình ảnh vài sản phẩm để ban quản lý xem qua.

Theo PNO, rốt cuộc chất lượng sản phẩm tại các chợ phiên hiện nay khá lộn xộn, không còn tiêu chí “đẹp, độc, rẻ” như ban đầu. Dạo một vòng quanh các chợ, dễ dàng nhận thấy các mặt hàng thời trang đa phần là tự thiết kế, nhưng là kiểu dáng phổ thông, chất liệu bình thường, nhiều kiểu nhái theo các thương hiệu nổi tiếng nhưng phom dáng không chuẩn.

PNO dẫn lời chị Phương Danh (Q.3), kể là vào lần đầu chị ghé chợ phiên trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1), thấy giá rẻ, đã mua vài chiếc sơ mi, croptop, mỗi áo chỉ từ 120,000-150,000đ, khi mang về nhà mới thấy đường may sơ sài như hàng mua ở chợ lẻ. Còn chị Bảo Châu - một khách hàng tại Q.4 - mua một đôi giày bằng vải giá 99,000đ, mới dùng vài lần đã bung đế do keo dán tệ. Có dịp ra chợ đêm Hạnh Thông Tây (Q.Gò Vấp), chị Bảo Châu thấy loại giày vải mình mua bán rất nhiều, giá chỉ 30,000-40,000đ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.