Hôm nay,  

Mỹ Sửa Bản Thương Ước Để Hà Nội Ký Tháng 7

22/06/200000:00:00(Xem: 5450)
SAIGON (AP, Reuters) - Các nhà thương thuyết Mỹ-Việt đồng ý họp trong tháng 7 với hy vọng hoàn tất bản thương ước gỡ các rào mậu dịch giữa 2 nước cựu thù, theo lời các viên chức Mỹ hôm Thứ Tư được hãng tin Reuters tường thuật.

Trong khi đó, tin AP cho biết Hoa Kỳ đang cứu xét “sửa đổi” vài vấn đề trong bản thương ước với Việt Nam với hy vọng mau chóng ký kết bản văn này, theo lời Đại Sứ Mỹ Pete Peterson hôm Thứ Tư.

Hội nghị về thương ước lần này sẽ tổ chức ở Washington vào đầu tháng 7, sau khi Bộ Trưởng Ngoại thương CSVN Vũ Khoan chấp nhận lời mời của Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Charlene Barshefsky tới họp.

Lời phát biểu của ông Peterson được đưa ra bên lề Diễn Đàn Khu Vực Tư Doanh tại Sài Gòn - một hội nghị giữa các nhà đầu tư và viên chức chính phủ CSVN - đánh dấu sự kiện Hoa Kỳ có thể có một thái độ mềm dẻo hơn trong vấn đề này. Trước đây Hoa Kỳ vẫn lên tiếng gạt bỏ mọi cuộc thảo luận mới về bản hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được hai bên đồng ý trên nguyên tắc hồi tháng 7-1999 nhưng chưa được thực sự ký kết. Tuy nhiên, Đại Sứ Peterson nhấn mạnh với hãng tin Dow Jones rằng, “Chúng tôi không có ý định quay trở lại và tái thương thuyết toàn bộ thương ước.”

Trước giờ vẫn có nhiều tin đồn đại rằng sở dĩ bản thỏa hiệp bị trì hoãn là vì phe bảo thủ trong đảng Cộng Sản Việt Nam lo ngại rằng một thỏa hiệp song phương như vậy sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa những lãnh vực kinh tế mà họ không muốn có sự cạnh tranh của ngoại quốc.

Trước đây trong năm nay, Bộ Thương Mại cộng sản Việt Nam gửi một văn thư cho các thương thuyết gia Mỹ yêu cầu mở lại các cuộc thảo luận về bản thỏa hiệp. Theo Đại Sứ Peterson, phía Hoa Kỳ mới đây đã hồi âm trong đó đề nghị Bộ Trưởng Thương Mại cộng sản Vũ Khoan sang Hoa Kỳ và hoàn tất. Điều này có nghĩa là ký kết bản thỏa hiệp này.

Peterson nói, “Tôi không có quyền tiết lộ các nội dung chính xác” của những hứa hẹn sửa đổi mới đây của Mỹ, nhưng ông thêm rằng “Tôi không còn dám chơi màn tiên đoán nữa” về chuyện khi nào và cách nào hai nước có thể ký kết bản thương ước.

Một trong những lý do thúc đẩy Hà Nội đổi thái độ cứng rắn lần này nhiều phần có lẽ là việc Trung Quốc được quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn của Mỹ và chuẩn bị gia nhập WTO. Và nếu “Việt Nam không bước tới lúc này, kinh tế VN sẽ tụt hậu,” theo lời cảnh cáo của Barshefsky.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.