Hôm nay,  

Chấm Phá Thời Sự: Thân Phụ, Sư Phụ Bush

08/06/200400:00:00(Xem: 4771)
Iraq đâu rồi" Người ta tự hỏi như vậy khi, kể từ trưa Thứ Bảy, khi tin Ronald Reagan tạ thế được loan ra. Hệ thống truyền hình Mỹ, từ các đài toàn quốc đến địa phương và đài cáp quang như CNN và Fox News thường trực loan tin và bình luận về Reagan. Di sản Reagan còn đổ bộ ngay trên bãi biển Normandie trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày Đổ bộ của đồng minh.
Lâu lâu mới thấy loáng thoáng vài tin tức và hình ảnh chớp nhoáng về Iraq.
Vì Reagan, hay nhờ Reagan, chiến tranh Iraq đã không còn trong mấy ngày qua vì không thấy truyền hình nhắc nhở nữa.
Nhưng cái chết của ông lại bật sáng ra một vấn đề khác.
Đảng Cộng hòa có xu hướng chung là bảo thủ hơn đảng Dân chủ. Nhưng trong đảng, xu hướng bảo thủ có hai phe khác biệt về lập trường đối ngoại. Phe bảo thủ thực tiễn (và cổ điển) chủ trương bảo vệ và phát huy sức mạnh của Hoa Kỳ, nhưng qua giải pháp ngoại giao thực tiễn, qua hợp tác quốc tế. Ngoại trưởng Colin Powell thuộc phe này, như các đồng nghiệp cũ của ông trong chính quyền Bush... cha: George Shultz, James Baker, Brent Scowcroft.... Họ bảo thủ theo kiểu Kissinger. Ngược lại, phe "tân bảo thủ" lại có chủ trương lý tưởng và cực đoan hơn. Họ tin vào giá trị đạo đức của chủ nghĩa tư bản và của sức mạnh quân sự, nên chủ trương can thiệp mỗi khi cần thiết để phát huy dân chủ và gìn giữ hòa bình. Toàn ban tham mưu của bộ Quốc phòng quanh Donald Rumsfeld thuộc xu hướng đó cùng đương kim Tổng thống Bush (con). Sau vụ khủng bố 9-11, Phó Tổng thống Dick Cheney và Cố vấn An ninh Condoleezza Rice đã chuyển từ lập trường bảo thủ thực tiễn qua bảo thủ lý tưởng. Xu hướng này coi Ronald Reagan là lãnh đạo của họ về tư tưởng.

Nghĩa là Tổng thống George W. Bush gần với Reagan hơn là với thân phụ George H. Bush khi can thiệp vào Iraq và nhất quyết xây dựng dân chủ tại đó, trước sự can gián của đồng minh và quốc tế và sự đả kích của xu hướng phản chiến cùng đảng Dân chủ. Nếu chú ý kỹ, người ta thấy là từ vài tuần qua, John Kerry đã chuyển lập trường từ cánh tả vào giữa, và về ngoại giao, có chủ trương giống hệt chính quyền Bush cha và xu hướng bảo thủ thực tiễn.
Nếu "bụt chùa nhà không thiêng" khiến Bush con gần Reagan hơn là gần thân phụ mình thì ông Bush cha có thể tự an ủi. Là đã có... con nuôi về đối ngoại, là Kerry.
Làm sao mà dư luận không gãi đầu phân vân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.