Hôm nay,  

Sài Gòn: Xây Tuyến Metro Còn Nhiều Gian Nan Kỹ Thuật

03/04/201600:00:00(Xem: 3669)
SAIGON -- Từ trước đến nay, đối với các tuyến metro, hệ thống thông tin liên lạc được các nhà chuyên môn ví như các sợi dây thần kinh có khắp nơi trên cơ thể con người nối với bộ não, nếu không có hệ thống này, cơ thể sẽ tê liệt.Vậy để 2 tuyến metro đầu tiên của TP Sài Gòn (tuyến số 1: Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2: Bến Thành - Tham Lương) có thể lăn bánh khi hoàn tất thi công, không chỉ có đường ray, toa xe, đầu tàu..., hệ thống thông tin liên lạc phải ở tư thế sẵn sàng. Mà muốn hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, nhất định phải có một tần số vô tuyến điện ấn định cho hệ thống hoạt động. Thế nhưng, vấn đề đang đầy dẫy rắc rối, theo Tuổi Trẻ (TTO).

Cụ thể, theo thông tin từ Ban quản lý đường sắt đô thị TP. Sài Gòn, hiện nay tại TP có 11 dự án đường sắt. Trong đó, hai dự án trên đang được triển khai và đề xuất sử dụng tần số vô tuyến điện để liên lạc, điều khiển, giám sát các tuyến metro hoạt động.

Còn thông tin từ Sở Thông tin và truyền thông TP. Sài Gòn cho biết vào cuối năm 2008, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và truyền thông) có văn bản đồng ý “giữ chỗ” các tần số vô tuyến điện cho Ban quản lý đường sắt đô thị TP đối với dự án tuyến metro số 1 đến năm 2013. Tuy nhiên, Luật tần số vô tuyến điện có hiệu lực năm 2009 lại không còn cho phép “giữ chỗ” trước tần số dự kiến sử dụng. Hơn nữa, hiện hồ sơ xin “giữ chỗ” nêu trên đã hết hạn 3 năm rồi.

blank
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên, đoạn trên cao) đang thi công ở khu vực gần cầu cảng Sài Gòn.

Mặt khác, theo TTO, cũng năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 112, trong đó chỉ quy định mức chi phí phải đóng khi sử dụng tần số, không quy định phí “giữ chỗ” tần số.

Theo Sở Thông tin và truyền thông TP, đây là những lý do dẫn đến việc Cục Tần số vô tuyến điện chỉ “giữ chỗ” khi Ban quản lý đường sắt đô thị TP đồng ý đóng phí sử dụng tần số. Chi phí này ước tính hơn 800 triệu đồng/năm.

Trong khi đó, việc sử dụng tần số chỉ diễn ra khi thử nghiệm toàn tuyến metro vào cuối năm 2019 và đưa vào khai thác sử dụng cuối năm 2020, như vậy còn 3-4 năm nữa. Chính vì lý do này, giới hữu quan của Sài Gòn cho rằng việc đóng phí đối với tần số khi chưa sử dụng sẽ tăng thêm chi phí đầu tư dự án và gây lãng phí.

Theo TTO, vừa qua, để gỡ rối cho công trình metro địa phương mình, UBND TP Sài Gòn đã đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông chỉ đạo Cục Tần số vô tuyến điện quy hoạch dãy tần số dự kiến được sử dụng cho dự án tuyến metro số 1 và số 2.

Trước mắt, về những khả năng có thể giải quyết cho đề nghị của UBND TP. Sài Gòn, cụ thể là được “giữ chỗ” tần số (không phải đóng phí) hay muốn có tần số dành cho các tuyến metro ngay từ bây giờ (phải trả phí), Cục Tần số vô tuyến điện vẫn nhấn mạnh rằng theo các quy định hiện hành (Luật tần số vô tuyến điện và các quy định liên quan), không có quy định về giữ chỗ tần số.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.